vốn FDI vào Việt Nam
3.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế mới trong việc thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
3.1.1. Bối cảnh trong nước
Giai đoạn 2001-2005, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7,5%/năm; cơ cấu kinh tế trong GDP ngày càng phát triển theo hướng hợp lý, cơ cấu kinh tế trong GDP của Việt Nam là 20,89% nông nghiệp, 41,03% công nghiệp và 38,08% dịch vụ. Cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế ngày càng được củng cố. Sự phát triển của nền kinh tế trong môi trường chính trị xã hội cơ bản ổn định so với so với cac s nước trong khu vực. Môi trường hợp tác, liên kết kinh tế ngày càng được phát triển và mở rộng. Đây là những yếu tố cơ bản tạo điều kiện
thuận lợi cho việc thu hút và phát triển hoạt động thu hút FDI ở Việt Nam. Bên cạnh những yếu tố trên, phải kể đến những điều kiện thuận lợi sau:
- Về định hướng của đảng và nhà nước về vốn FDI, kể từ đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, nhận thức được vai trò quan trọng của đầu tư nước ngoài, Đảng ta đã chính thức ghi nhận kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một tron sáu thành phần kinh tế ở Việt Nam được phát triển và đối sử bình đẳng với các thành phần kinh tế khác.
- Về khung pháp luật, Việt Nam đã ban hành được hệ thống khung pháp luật về đầu tư nước ngoài, góp phần đáng kể vào quá trình hình thành được hệ thống khung pháp luật về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và đáp ứng yêu cầu điều chỉnh các quan hệ pháp luật phát sinh trong lĩnh vực này.
- Môi trường kinh doanh và môi trường đầu tư không ngừng được hoàn thiện. Công tác quản lý nhà nước về hoạt động FDI đã dần đi vào nề nếp. Đội ngũ cán bộ làm công tác FDI ngày càng trưởng thành về chất và lượng.
- Hội nhập kinh tế đã đem lại cho Việt Nam những cơ hội lớn, Việt Nam đã trở thành thành Viên của WTO; ký kết hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ năm 2000; đã đàm phán và ký kết trên 50 hiệp định song phương về khuyến khích và bảo hộ đầu tư với các nước, trong đó có những hiệp định quan trọng như Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư với Nhật Bản, Hàn Quốc…; đàm phán và ký kết các Hiệp định khung về hợp tác toàn diện giữa ASEAN và Ấn Độ, ASEAN va Trung Quốc đều có vấn đề tự do hóa đầu tư ; gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á năm 1995, trong hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương năm 1998.
Ngoài những điều kiện thuận lợi nêu trên, Việt Nam phải đối mặt những khó khăn: - Nền kinh tế phát triển nhưng chưa vững chắc, chưa hiệu quả. Năng lực cạnh tranh nền kinh tế cũng như doanh nghiệp Việt Nam còn thấp. Cơ cấu chuyển dịch chậm, tích lũy của nền kinh tế còn thấp và cán cân vĩ mô còn thiếu vững chắc.
- Môi trường kinh doanh và đầu còn nhiều hạn chế, nhu cầu thị trường tăng chậm, dung lượng thị trường nhỏ và sức mua trong nước còn thấp, trong khi đó cung về sản phẩm hàng hóa đã bị bão hòa; hệ thống có sở hạ tầng kỹ thiếu thốn, các yếu tố thị trường chưa được xác lập và phát triển đầy đủ. Quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài còn nhiều bất cập, thủ tục hành chính phiền hà; tình trạng thực thi pháp luật còn thiếu nghiêm túc và tham nhũng vẫn đang diễn ra phức tạp.
- chi phí sản xuất kinh doanh, dịch vụ công cộng và các chi phí khác như vận tải, viễn thông, điện, nước… còn cao so với các nước khác trong khu vực.
- về khung pháp luật, tuy sự ra đời Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp ra đời đã xóa bỏ ranh giới phân biệt giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài nhưng vẫn còn sự chồng chéo, thiếu đồng bộ giữa các Luật chuyên ngành như: Luật xây dựng, Luật môi trường… đặc biệt phổ biến thực hiện các cam kết lộ trình gia nhập WTO trong các lĩnh vực kinh doanh có điều kiện và Biểu cam kết hàng hóa dịch.
- Bên cạnh những lợi ích do hội nhập kinh tế quốc tế mang lại còn có những thách thức lớn đòi hỏi Việt Nam cần phải hoàn thiện môi trường đầu tư, khung pháp luật và các điều kiện cần thiết khác để đáp ứng những cam kết quốc tế của Việt Nam.
3.1.2. Bối cảnh quốc tế
Bối cảnh quốc tế hiện nay có một số đặc điểm thuận lợi đối với Việt Nam như sau: - Tình hình chính trị bất ổn, mâu thuẫn sắc tộc và nạn khủng bố xảy ở một số quốc gia trong khu vực đã làm các nhà đầu tư không an tâm mà chuyển hướng đầu tư ở những nước có tình hình chính trị ổn định hơn. Việt Nam hiện nay được đánh giá là nước cớ điều kiện chính trị ổn định nhất so với các nước trong khu vực.
- Kinh tế thới giới đã phục hồi và tăng trưởng trở lại với đầu tầu là Mỹ và sự bùng nổ kinh tế của Trung Quốc. Trong thời gian tới, châu Á- Thái Bình Dương tiếp tục là khu vực phát triển năng động của thế giới. Trong bối cảnh đó, nước ta cũng có những cơ hội thuận lợi để tăng cường thu hút them nguồn vốn FDI.
- Xu hướng phân công lao động quốc tế và toàn cầu hóa kinh tế đang gia tăng mạnh cùng với sự nhảy vọt của cách mạng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ thông tin đã thúc đẩy hình thành nền kinh tế tri thức, tạo nên sự dịch chuyển mạnh cơ cấu kinh tế quốc tế và gia tăng mạnh các dòng chuyển vốn trên thế giới. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao công nghệ hiện đại vào các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
- Mức vốn FDI trung bình hàng năm trên thế giới tăng từ 93.8 tỷ USD trong những năm 80 tăng lên 388,3 tỷ USD trong những năm 90 và lên tới 541,5 Tỷ USD trong nửa cuối những năm 90. Xu hướng tăng vốn FDI trong thời gian qua sẽ tạo điều kiện tăng dòng vốn FDI của Việt Nam.
Bên cạnh những điều kiện thuận lợi trên, bối cảnh quốc tế hiện nay cũng đem lại những khó khăn nhất định cho Việt Nam:
- Theo Báo cáo đầu tư thế giới năm 2005 của UNCTAD, dòng vốn FDI toàn cầu hiện đang có xu hướng suy giảm. Nguyên nhân của tình trạng do tăng trưởng của một số nền kinh tế chủ chốt như Mỹ, Tây Âu, Nhật bản đang chững lại. Dòng FDI toàn cầu giảm sút cũng tạo nên bất lợi thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam. Tuy nhiên đánh dấu 10 năm diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính 1997/1998, quỹ Tiền Tệ quốc tế ( IMF) đã cảnh báo, các quốc gia Châu Á đang phải vật lộn với những dòng vốn ngày càng tăng, cũng có thể tăng giá trị thực hay tình trạng bong bóng giá tài sản trong khu vực.
- Dòng vốn đổ vào Châu Á đã đạt gần 8% GDP của khu vực này trong năm ngoái, cao hơn cả mức đỉnh điểm hồi thập niên 1990, và dòng vốn gia tăng mạnh đã có lúc làm tăng sức ép lên tỷ giá hối đoái hoặc giá tài sản. Các biện pháp kiểm soát vốn nhưng chúng cũng làm nảy sinh các vấn đề khác. Ví dụ như biện pháp kiểm soát vốn của Thái Lan bắt đầu từ cuối năm ngoái bị coi là phản tác dụng.
- Cạnh tranh trong thu hút FDI trên thế giới và trong khu vực diễn ra gay gắt. Hiện nay, theo báo cáo đầu thế giới năm 2003 của UNCTAD thì 3/4 vốn FDI trên thế giới là đầu tư giữa các nước công nghiệp phát triển. Nguyên nhân của tình trạng này là do sự tăng cường liên kết giữa các công ty đa quốc gia của Mỹ, Nhật và Tây Âu về vốn và công nghệ. 1/4 số vốn FDI còn lại chảy vào các nước công nghiệp mới ( NICs) hoặc các thị trường đầu tư lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Braxin, Mehico… Trong bối cảnh đó, các nước đang phát triển, nhất là các nước trong khu vực như Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN đã và đang cải thiện mạnh môi trường thu hút FDI nhằm vượt lên trên các nước khác, coi đó là là giải pháp chiến lược phục hồi và phát triển kinh tế. Chính vì điều này tạo nên sức cạnh tranh mạnh và thách thức to lớn đối với Việt Nam, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay, khi môi trường đầu tư tại Việt Nam so với chung quanh bị đánh giá là mất dần tính cạnh tranh và độ rủi ro cao hơn các nước trong khu vực.
Năm 2010, dòng FDI thế giới cũng có xu hướng phục hồi, nhưng có sự chuyển dịch mới về cơ cấu, tăng cường đổ vào các quốc gia mới nổi và củng cố hơn vai trò động lực chủ đạo thúc đẩy kinh tế thế giới phục hồi của các nước này.
3.2. Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
3.2.1. Mục tiêu và định hướng thu hút đầu trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian tới. Nam trong thời gian tới.
3.2.1.1 Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát thu hút ĐTNN thời kỳ 2006 – 2010 bao hàm những nội dung tổng quát thực hiện kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội 2006 – 2010 phát huy những thành tựu đã đạt được giai đoạn 2001-2005 hoàn thành mục tiêu thu hút vốn ĐTNN của cả thời kỳ 2006 – 2010, đồng thời tận dụng triệt để những thuận lợi bối cảnh quốc tế và trong nước, xu hướng phục hồi về tăng trưởng của nền kinh tế và thu hút vốn ĐTNN trong những năm tiếp theo để duy trì mức tăng trưởng cao về vốn ĐTNN.
Giai đoạn 2006 – 2010 được xác định làm nền tảng chuẩn bị cho quá trình tăng tốc, cất cánh của nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Giai đoạn 2010 – 2020, mục tiêu cơ bản là hoàn thiện kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cả thời kỳ đạt 8,2%, hoàn thành mục tiêu xây dựng đất nước công nghiệp năm 2020.