Củng cố hoạt động của các hợp tác xã

Một phần của tài liệu NHẬN THỨC CỦA NÔNG DÂN VỀ MÔ HÌNH HTX KIỂU MỚI (Trang 48 - 49)

Hợp tác xã muốn có được sự tin tưởng của người nông dân thì một yếu tố cần làm tốt đó là tính minh bạch về tài chính. Cần thực hiện công khai, minh bạch trong tài chính cũng như các hoạt động của hợp tác xã. Chỉ như vậy, nông dân mới tin mà sẳn sàng góp vốn và hợp tác xã làm ăn hiệu quả. Muốn làm được việc này các hợp tác xã phải nâng cao trình độ của cán bộ kế toán của hợp tác xã. Bằng cách đưa các kế toán viên của hợp tác xã đi học các lớp trung cấp hoặc đại học về kế toán, để các nhân viên kế toán của hợp tác xã có trình độ từ trung cấp kế toán trở lên.

Trong quá trình hoạt động hợp tác xã cần có phương án sản xuất kinh doanh cụ thể. Trong phương án kinh doanh cần đề ra các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể cần đạt được. Cách thức tiến hành, phân công trách nhiệm, quyền hạn cụ thể của từng bộ phận để có thể đạt được mục tiêu đã đề ra. Để thực hiện được điều này các hợp tác xã có thể nhờ sự hỗ trợ của Liên Minh Hợp Tác Xã trong quá trình thành lập và thẫm định các dự án sản xuất kinh doanh của mình. Việc có kế hoạch kinh doanh giúp cho các bộ phận của hợp tác xã biết được đã làm được những gì và cần làm những gì để có thể đạt được mục tiêu đề ra. Ngoài ra, kế hoạch kinh doanh cũng là cơ sở chứng minh tốt nhất cho nông dân rằng hợp tác xã đang đi đúng hướng và tính hiệu quả của các hoạt động của hợp tác xã. Song song với việc đề ra kế hoạch sản xuất kinh doanh, xã viên và ban kiểm soát cần tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm soát việc tiến hành kế hoạch, kịp thời phát hiện, khen thưởng những cá nhân xuất sắc, xử lý nhữnmg vi phạm.

Muốn làm những việc đã đề ra ở trên, hợp tác xã phải có chính sách bồi dưỡng, đào tạo, nhân sự phù hợp, không ngừng nâng cao trình độ quản lý của Ban Quản Trị. Cụ thể, cần tranh thủ các khóa đào tạo ngắn hạn của Liên Minh Hợp Tác Xã, Chi Cục Hợp Tác Xã để có thể nâng cao trình độ của kế toán, Ban Quản Trị hợp tác xã. Ngoài ra, nếu hợp tác xã có điều kiện có thể cử nhân viên đi học các lớp trung cấp, đại học tại chức, hoặc thu hút nhân lực từ bên ngoài.

4.4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền: 4.4.2.1. Cách thức tổ chức các buổi tuyên truyền, vận động:

Một trong những khó khăn cơ bản nhất trong công tác tuyên truyền vận động nông dân vào hợp tác xã trong thời gian qua là việc tập hợp nông dân. Đối với khó khăn này, biện pháp khắc phục được đưa ra làtiến hành vận động lồng ghép với những lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, hội thảo, các hoạt động khuyến nông…Trong các buổi tập huấn này, cán bộ nộng nghiệp một mặt hướng dẫn nông dân về kỹ thuật, một mặt nói lên những lợi ích, thuận lợi khi tiến hành sản xuất chung với những nông dân khác. Thông qua những việc này, người nông dân sẽ dần nhận thức được những lợi ích do kinh tế hợp tác mang lại và tự nguyện tham gia hợp tác xã.

Để thực hiện được điều này cần thực hiện các công việc sau:

− Cần có sự liên kết giữa Liên Minh Hợp Tác Xã, Chi Cục Hợp Tác Xã, Sở Nông Nghiệp – Phát Triển Nông Thôn, Phòng Nông Nghiệp – Phát Triển Nông Thôn Thoại Sơn để tiến hành lồng ghép các nội dung hướng dẫn kỹ thuật và nội dung tuyên truyền nông dân về hợp tác xã lại với nhau.

− Đồng thời, phải tiến hành bồi dưỡng, đào tạo ngắn hạn các cán bộ nông nghiệp của tỉnh và huyện trực tiếp giảng dạy về kinh tế hợp tác và mô hình hợp tác xã.

− Ban hành biên chế, qui định cụ thể quyền lợi, quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm, nhiệm vụ truyền truyền vận động của cán bộ khuyến nông kiêm nhiệm.

Trong quá trình vận động lồng ghép cần kịp thời phát hiện những cá nhân, nhóm cá nhân tiên tiến để tiến hành bồi dưỡng làm hạt nhân trong quá trình tuyên truyền vận động, cũng như thành lập hợp tác xã.

Ngoài ra, đối với những nông dân đã nhận thức được những lợi ích của kinh tế hợp tác, có nguyện vọng tham gia hợp tác xã, thì chính quyền địa phương, Liên Minh Hợp Tác Xã cần hỗ trợ, giúp đỡ, cung cấp kiến thức để có thể thành lập hợp tác xã, giúp những nông dân này trở thành những sáng lập viên. Những đối tượng này cần tiến hành các buổi tập huấn, giảng dạy tập trung, chính quy và bài bản hơn.

Như vậy có hai giai đoạn tuyên truyền vận động cơ bản:

Giai đoạn Hình thức tuyên truyền Điều kiện áp dụng

1 với các hoạt động khuyến nông.Tiến hành vận động lồng ghép lợi ích do kinh tế hợp tác mang lạiKhi nông dân chưa thấy được những

2 chính quy và bài bản.Tổ chức các buổi tuyên truyền những lợi ích của kinh tế hợp tác và Khi nông dân nhận thấy nhận thấy mong muốn tham gia hợp tác xã.

Một phần của tài liệu NHẬN THỨC CỦA NÔNG DÂN VỀ MÔ HÌNH HTX KIỂU MỚI (Trang 48 - 49)