Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Một phần của tài liệu 58 Kế toán tại Công ty lâm nghiệp Sài Gòn và nhà máy chế biến gỗ forimex II. (Trang 32)

Các khoản chi phí sản xuất phát sinh được phân loại theo khoản mục giá thành và theo mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí để phân tích, phân bổ, ghi nhận chi phí sản xuất theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Cụ thể:

 Những chi phí sản xuất liên quan trực tiếp đến từng đơn hàng được tập hợp trực tiếp vào từng đơn hàng, như chi phí nguyên vật liệu, chi phí tiền lương công nhân…

 Những chi phí sản xuất liên quan đến nhiều đơn hàng được tập hợp theo từng phân xưởng và sau đó chọn tiêu thức phù hợp để phân bổ cho từng đơn hàng.

Cuối tháng, kế toán tiến hành kết chuyển, phân bổ chi phí của từng đơn hàng. Nếu đơn hàng nào đã hoàn thành thì tổng hợp và tính giá thành cho đơn hàng đó theo phương pháp đơn đặt hàng. Nếu đơn hàng nào chưa hoàn thành thì đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ cho đơn hàng đó theo tổng chi phí thực tế phát sinh của đơn hàng.

3.2 Kế toán các khoản chi phí sản xuất

3.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp3.2.1.1 Nội dung 3.2.1.1 Nội dung

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí về nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp vào việc chế biến sản phẩm, cấu thành nên thực thể sản phẩm.

Tại nhà máy, nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp để chế biến sản phẩm bao gồm:

 Nguyên liệu chính: cấu thành thực thể sản phẩm là gỗ (Tràm, Chò, Dầu…)

 Vật liệu phụ: có tác dụng phụ thuộc, kết hợp với nguyên liệu chính để tạo ra sản phẩm như: màu, dầu, keo, bộ fitting, pat, đinh, ốc, vis, bù lon, long đền, đệm ghế…

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được hạch toán trực tiếp vào từng đơn hàng.

Quy trình cung ứng nguyên vật liệu

Khi nhận được đơn đặt hàng, phòng nghiệp vụ phân xưởng căn cứ vào mẫu mã, chủng loại và số lượng hàng đặt để lập dự toán giá thành cho đơn hàng. Dự toán này sau khi được kế toán trưởng và giám đốc xét duyệt sẽ là căn cứ để phòng nghiệp vụ phân xưởng tiến hành thu mua nguyên vật liệu, nhập kho, chuẩn bị sẵn sàng, khi có nhu cầu sẽ xuất kho cung cấp ngay cho quá trình sản xuất đơn hàng.

Kế toán chi tiết tình hình nhập xuất nguyên vật liệu

Để tổ chức quản lý nguyên vật liệu, vật tư, công cụ dụng cụ và hàng hóa tồn kho, nhà máy sử dụng phương pháp thẻ song song. Theo phương pháp này:

Ở kho, thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép. Hằng ngày, căn cứ vào chứng từ nhập xuất để ghi số lượng vật liệu vào thẻ kho và cuối tháng tính ra số tồn kho của từng loại vật liệu trên thẻ kho.

Ở phòng nghiệp vụ tổng hợp, kế toán sử dụng sổ chi tiết vật liệu để ghi nhận tình hình nhập, xuất, tồn của từng loại vật liệu về số lượng lẫn giá trị.

Hằng ngày, kế toán tập hợp chứng từ nhập xuất vật liệu do thủ kho chuyển lên và định kỳ phản ánh số liệu vào sổ chi tiết. Cuối tháng, kế toán căn cứ vào các sổ chi tiết để lập Bảng tổng hợp chi tiết nhập xuất tồn vật liệu.

3.2.1.2 Chứng từ sử dụng

 Giấy đề nghị xuất kho (xem phụ lục 5)

3.2.1.3 Tài khoản sử dụng

Kế toán sử dụng TK621 “chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” mở chi tiết theo từng phân xưởng để phản ánh các chi phí nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất đơn hàng tại phân xưởng.

Nội dung và kết cấu

Bên nợ: Trị giá nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho việc sản xuất đơn hàng.

Bên có:

 Trị giá nguyên liệu còn thừa được chuyển sang sử dụng cho đơn hàng khác hoặc được nhập lại kho.

 Kết chuyển trị giá nguyên vật liệu thực tế sử dụng cho việc sản xuất đơn hàng vào TK 154 “chi tiết cho từng đơn hàng”.

TK 621 không có số dư cuối kỳ.

3.2.1.4 Quy trình lưu chuyển chứng từ và trình tự ghi sổ

Khi phân xưởng có nhu cầu vật tư để phục vụ sản xuất, phòng nghiệp vụ phân xưởng sẽ lập giấy đề nghị xuất kho làm 2 liên. Sau khi được kế toán trưởng, giám đốc xét duyệt, liên 1 lưu tại phòng nghiệp vụ phân xưởng để theo dõi tình hình cung cấp vật tư cho phân xưởng, liên 2 chuyển về phòng nghiệp vụ tổng hợp để xử lý yêu cầu.

Khi nhận được giấy đề nghị xuất kho, kế toán vật tư sẽ lập phiếu xuất kho làm 3 liên. Sau khi được kế toán trưởng và giám đốc xét duyệt:

Liên 1 được kế toán vật tư lưu cùng với giấy đề nghị xuất kho để theo dõi tình hình nhập xuất tồn vật tư, là căn cứ để ghi sổ chi tiết vật tư.

Liên 2 và liên 3 được chuyển xuống kho để thủ kho tiến hành xuất kho vật tư giao cho phân xưởng, đồng thời ghi vào thẻ kho.

Sau đó, liên 3 được lưu tại phòng nghiệp vụ phân xưởng để theo dõi tình hình sử dụng vật tư của từng đơn hàng.

Liên 2 được chuyển về phòng nghiệp vụ tổng hợp để kế toán trưởng căn cứ lập chứng từ ghi sổ và ghi vào Bảng kê chứng từ ghi sổ.

Sau đó, kế toán trưởng chuyển phiếu xuất kho liên 2 cho kế toán phân xưởng ghi sổ chi tiết chi phí và bảng tổng hợp chi phí, đồng thời lưu phiếu xuất kho lại.

Hình 3.1 Sơ đồ lưu chuyển chứng từ của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

3.2.1.5 Quy trình hạch toán

 Căn cứ vào chứng từ kế toán về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh tại phân xưởng I trong tháng 11/2006, kế toán ghi:

Nợ TK 621 PXI 653.179.464

Có TK 152 (1521, 1522) 653.179.464

152 (1521, 1522) 621 PXI

653.179.464 (621) (152) 653.179.464 653.179.464 (154)

653.179.464 653.179.464

 Căn cứ vào chứng từ kế toán về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh phát sinh tại phân xưởng I trong tháng 12/2006, kế toán ghi:

Nợ TK 621 PXI 860.332.916

Có TK 152 (1521, 1522) 860.332.916

152 (1521, 1522) 621 PXI

860.332.916 (621) (152) 860.332.916 860.332.916 (154)

Trong đó, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của đơn hàng Hongsinton (gồm 430 bộ bàn ghế A029) được kế toán ghi nhận trong bảng tổng hợp chi phí, trích ngang như sau:

BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ PHÂN XƯỞNG I ( Trích phần liên quan đến chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

của đơn hàng Hongsinton ) Chứng từ Số Ngày 102/06NGL 01/11/06 Gỗ tràm sấy (10,8779m3) 1521 26.106.960 26.106.960 204/06VLP 03/11/06 Dầu lanh (50kg) 1522 1.175.000 1.175.000 215/06VLP 07/11/06 Keo Bình An 1522 830.600 830.600 218/06VLP 07/11/06 Dầu màu AC (20kg) 1522 1.470.000 1.470.000 220/06VLP 10/11/06 Vis 1522 1.152.000 1.152.000 221/06VLP 10/11/06 Bộ fitting (440 bộ) 1522 5.280.000 5.280.000 238/06VLP 24/11/06 Dầu lanh (140kg) 1522 3.290.000 3.290.000 245/06VLP 28/11/06 Dầu màu SOF (40kg) 1522 2.560.000 2.560.000 108/06NGL 30/11/06 Gỗ tràm sấy (0,8103m3) 1521 2.106.780 2.106.780

………… ……… ……… …… …………

Cộng tháng 11/06 653.179.464 43.971.340

110/06NGL 01/12/06 Gỗ tràm sấy (7,3008m3) 1521 18.982.080 18.982.080 113/06NGL 09/12/06 Gỗ tràm sấy (2,0709m3) 1521 6.212.700 6.212.700 251/06VLP 19/12/06 Dầu màu SOF (44kg) 1522 2.816.000 2.816.000

………… ……… ……… …… …………

Cộng tháng 12/06 860.332.916 28.010.780

Tổng cộng 1.513.512.380 71.982.120

3.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp3.2.2.1 Nội dung 3.2.2.1 Nội dung

Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương, các khoản trích theo lương, phụ cấp và các khoản phải trả khác cho công nhân trực tiếp sản xuất.

Về tiền lương

Khi nhận được đơn hàng từ khách hàng, phòng nghiệp vụ sẽ tiến hành lập dự toán giá thành cho đơn hàng, trong đó có chi phí nhân công trực tiếp.

Chi phí tiền lương nhân công trực tiếp được tính trên cơ sở đơn giá lương khoán cho từng loại sản phẩm, theo từng công đoạn chế biến khác nhau.

Đơn giá này do nhà máy xây dựng dựa trên thời gian lao động trực tiếp để hoàn thành sản phẩm ở từng công đoạn chế biến.

BẢNG ĐƠN GIÁ LƯƠNG SẢN PHẨM GỖ TRÀM

Đơn vị tính: Đồng

CÔNG ĐOẠN C001 T001 C086 T161 A034

Sơ chế 2.000 3.600 2.700 14.000 4.000 … Tinh chế 3.200 5.200 6.000 30.000 9.000 … Chà nhám 3.800 6.500 6.000 40.000 6.000 … Lắp ráp 2.800 4.500 4.000 30.000 3.000 … Hoàn tất 1.200 1.000 1.000 5.000 1.000 … Dầu màu 1.800 2.200 2.000 8.000 2.500 … Bao bì 1.400 1.400 400 1.000 1.000 … CỘNG 16.200 24.400 22.100 128.000 26.500

Cụ thể: Đơn hàng Hongsinton 430 bộ bàn ghế A029. Mỗi bộ A029 gồm 2 ghế

C001 và 1 bàn T001. Chi phí tiền lương nhân công trực tiếp của 1 ghế C001 là 16.200 đồng và chi phí tiền lương nhân công trực tiếp của 1 bàn T001 là 24.400 đồng. Vậy, tổng chi phí tiền lương nhân công trực tiếp dự toán của 430 bộ bàn ghế A029 là:

430 x ( 2 x 16.200 + 24.400 ) = 24.424.000 đồng.

Nhà máy tính chi phí tiền lương cho từng đơn hàng theo phương pháp lương sản phẩm, nhưng phương pháp phân phối lại tiền lương cho công nhân trực tiếp sản xuất là theo ngày công.

Cuối tháng, căn cứ vào số lượng sản phẩm hoàn thành từng công đoạn và đơn giá lương sản phẩm từng công đoạn, phân xưởng tính tổng chi phí tiền lương của đơn hàng phát sinh trong tháng theo công thức:

= ∑

= ∑ Chi phí tiền lương (từng công đoạn) của riêng đơn hàng Số lượng SP hoàn thành

(từng công đoạn) x Đơn giá lương SP (từng công đoạn) Chi phí tiền lương

(từng công đoạn)

Tổng chi phí tiền lương của đơn hàng trong tháng

Sau đó, căn cứ vào chi phí tiền lương từng công đoạn và tổng số ngày công theo hệ số của từng tổ sản xuất, phân xưởng sẽ tính được đơn giá tiền lương theo ngày công (đồng/ngày công/người) của từng tổ sản xuất theo công thức:

Chi phí tiền lương nhân công trực tiếp được hạch toán trực tiếp vào từng đơn hàng.

Về các khoản trích theo lương

Các khoản trích theo lương bao gồm: BHXH, BHYT, KPCĐ.

Là doanh nghiệp nhà nước, nhà máy tiến hành trích BHXH, BHYT theo lương cơ bản (= mức lương tối thiểu x hệ số lương). Còn đối với KPCĐ, nhà máy tiến hành trích theo lương thực trả (chỉ trích theo lương thực trả của người lao động ký hợp đồng lao động dài hạn).

Hiện tại, mức lương tối thiểu được Nhà nước quy định là 450.000 đồng.

Như vậy, có thể thấy các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ những khoản chi phí liên quan đến nhiều đơn hàng sản xuất trong tháng, mà không thể xác định một cách trực tiếp cho từng đơn hàng. Do đó, cuối tháng, kế toán tiến hành phân bổ các khoản trích theo lương tính vào chi phí cho từng đơn hàng theo tiêu thức chi phí tiền lương nhân công trực tiếp:

=

Chi phí tiền lương từng công đoạn - Phụ cấp (nếu có) Đơn giá tiền

lương theo

ngày công Số ngày công của từng người x Hệ số lương từng người

= x x Số ngày công BHYT phải trích (tính vào chi phí) = = x x x Số lượng CN trực tiếp sản xuất x x x Mức lương tối thiểu Hệ số lương Tỉ lệ trích BHYT (2%) Tỉ lệ trích BHXH (15%) Tỉ lệ trích KPCĐ (2%) Mức phân bổ các khoản trích

theo lương cho

từng đơn hàng Tổng chi phí tiền lương NCtt

Chi phí tiền lương NCtt

của từng đơn hàng

= x

Tổng khoản trích theo lương Số lượng CN trực tiếp sản xuất Mức lương tối thiểu BHXH phải trích (tính vào chi phí) Hệ số lương KPCĐ phải trích = Tổng lương thực trả x Tiền lương một công

nhân

Hệ số lương Đơn giá tiền lương

3.2.2.2 Chứng từ sử dụng

 Bảng chấm công (xem phụ lục 7)

 Bảng lương sản phẩm

 Bảng thanh toán tiền lương (xem phụ lực 8)

 Bảng phân bổ lương và trích nộp BHXH (xem phụ lục 9)

3.2.2.3 Tài khoản sử dụng

Kế toán sử dụng TK622 “Chi phí nhân công trực tiếp” được mở chi tiết theo từng phân xưởng để phản ánh chi phí lao động trực tiếp tham gia sản xuất.

Nội dung và kết cấu Bên nợ:

 Chi phí tiền lương nhân công trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất.

 Các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ).

Bên có: Kết chuyển toàn bộ chi phí nhân công trực tiếp phát sinh vào TK 154 “chi phí sản xuất kinh dở dang cuối kỳ”.

TK 622 không có số dư cuối kỳ.

3.2.2.4 Quy trình lưu chuyển chứng từ và trình tự ghi sổ

Hằng ngày, quản đốc phân xưởng sử dụng bảng chấm công để theo dõi ngày công lao động của công nhân trực tiếp sản xuất theo từng phân xưởng, từng tổ sản xuất. Cuối tháng, nhân viên phân xưởng lập phiếu nghiệm thu sản phẩm, từ đó tính chi phí tiền lương nhân công trực tiếp cho từng đơn hàng căn cứ vào bảng giá lương sản phẩm, đồng thời tính đơn giá lương theo ngày công theo phương pháp nêu trên, sau đó chuyển bảng chấm công kèm đơn giá và bảng lương sản phẩm về phòng nghiệp vụ tổng hợp.

Tại đây, kế toán lao động tiền lương căn cứ vào bảng chấm công và đơn giá lương theo ngày công để lập bảng thanh toán tiền lương, sau đó chuyển cho kế toán trưởng xem xét, ký duyệt; đồng thời lưu bảng chấm công lại.

Kế toán trưởng căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương lập Bảng phân bổ lương và trích nộp BHXH. Sau khi đối chiếu số liệu với bảng lương sản phẩm, kế toán trưởng lập chứng từ ghi sổ và ghi vào bảng kê chứng từ ghi sổ. Sau đó, kế toán trưởng chuyển bảng thanh toán tiền lương và Bảng phân bổ lương và trích nộp BHXH cho kế toán lao động tiền lương ghi sổ chi tiết 334, 338 và lưu lại Bảng thanh toán tiền lương để làm căn cứ

trả lương về sau; đồng thời chuyển bảng lương sản phẩm cho kế toán phân xưởng ghi vào bảng tổng hợp chi phí và lưu tại đây.

Kế toán lao động tiền lương tiếp tục chuyển bảng phân bổ lương và trich nộp BHXH cho kế toán phân xưởng ghi sổ chi tiết chi phí và lưu lại bảng.

Hình 3.2 Sơ đồ lưu chuyển chứng từ của chi phí nhân công trực tiếp

3.2.2.5 Quy trình hạch toán

Tháng 11/2006

 Khoản trích KPCĐ theo lương thực trả của công nhân trực tiếp tại phân xưởng I: 1.371.520 đồng

 Khoản trích BHXH theo lương cơ bản của công nhân trực tiếp tại phân xưởng I: 8.605.800 đồng

 Khoản trích BHYT theo lương cơ bản của công nhân trực tiếp tại phân xưởng I: 1.166.410 đồng

 Tổng chi phí tiền lương nhân công trực tiếp của phân xưởng I: 124.601.162 đồng

 Chi phí tiền lương nhân công trực tiếp của đơn hàng Hongsinton: 12.780.000 đồng => Căn cứ vào chứng từ kế toán về chi phí nhân công trực tiếp phát sinh tại phân xưởng I trong tháng 11/2006, kế toán ghi:

Nợ TK 622 PXI 135.744.892

Có TK 334 124.601.162

Có TK 3382 1.371.520

Có TK 3383 8.605.800

334, 338 622 PXI

135.744.892 (622) (334,338) 135.744.892 135.744.892 (154)

135.744.89

2 135.744.892

=> Căn cứ vào tỉ lệ giữa chi phí tiền lương nhân công trực tiếp của đơn hàng Hongsinton và tổng chi phí tiền lương nhân công trực tiếp của phân xưởng I trong tháng 11/2006, kế toán phân bổ các khoản trích theo lương cho đơn hàng:

 Khoản KPCĐ tính vào chi phí của đơn hàng Hongsinton là: 1.371.520 x 12.780.000 / 124.601.162 = 140.673 đồng

 Khoản BHXH phân bổ cho đơn hàng Hongsinton là: 8.605.800 x 12.780.000 / 124.601.162 = 882.673 đồng

 Khoản BHYT phân bổ cho đơn hàng Hongsinton là: 1.166.410 x 12.780.000 / 124.601.162 = 119.635 đồng

Tháng 12/2006

 Khoản trích KPCĐ theo lương thực trả của công nhân trực tiếp tại phân xưởng I: 1.534.168 đồng

 Khoản trích BHXH theo lương cơ bản của công nhân trực tiếp tại phân xưởng I: 7.958.310 đồng

 Khoản trích BHYT theo lương cơ bản của công nhân trực tiếp tại phân xưởng I: 1.079.610 đồng

 Tổng chi phí tiền lương nhân công trực tiếp của phân xưởng I: 133.881.945 đồng

 Chi phí tiền lương nhân công trực tiếp của đơn hàng Hongsinton: 11.814.400 đồng => Căn cứ vào chứng từ kế toán về chi phí nhân công trực tiếp phát sinh tại phân xưởng I trong tháng 12/2006, kế toán ghi:

Nợ TK 622 PXI 144.454.033 Có TK 334 133.881.945 Có TK 3382 1.534.168 Có TK 3383 7.958.310 Có TK 3384 1.079.610 334, 338 622 PXI 144.454.033 (622) (334,338) 144.454.033 144.454.033 (154) 144.454.03 144.454.03

3 3

=> Căn cứ vào tỉ lệ giữa chi phí tiền lương nhân công trực tiếp của đơn hàng Hongsinton và tổng chi phí tiền lương nhân công trực tiếp của phân xưởng I trong tháng

Một phần của tài liệu 58 Kế toán tại Công ty lâm nghiệp Sài Gòn và nhà máy chế biến gỗ forimex II. (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w