Các phơng thức thanh toán

Một phần của tài liệu 47 Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Chi nhánh Công ty thực phẩm và Đầu tư công nghệ (Trang 25 - 26)

Cùng với các phơng thức bán hàng, các doanh nghiệp cùng sử dụng nhiều phơng thức thanh toán.Việc áp dụng phơng thức thanh toán nào là do hai bên mua và bán tự thoả thuận rồi ghi trong hợp đồng. Quản lý các nghiệp vụ thanh toán tiền hàng là công tác quan trọng trong kế toán nhằm tránh tổn thất tiền hàng giúp Doanh nghiệp không bị chiếm dụng vốn, tạo điều kiện tăng vòng quay của vốn và giữ uy tín cho khách hàng. Hiện nay có một số phơng thức bán hàng sau đây thờng đợc áp dụng trong các Doanh nghiệp thơng mại.

1-Thanh toán bằng tiền mặt.

Đây là hình thức thanh toán trực tiếp giữa ngời bán và ngời mua khi nhận đợc hàng, bên mua sẽ xuất tiền mặt ở quỹ trả cho bên bán. Việc thanh toán này có thể tiến hành bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ, hay vàng bạc kim khí quý đá quý.

2-Thanh toán không dùng tiền mặt.

Đây là hình thức thanh toán đợc thực hiện bằng cách chuyển từ tài khoản của Doanh nghiệp hoặc bù trừ giữa các Doanh nghiệp thông qua cơ quan trung gian là Ngân hàng. Có một số hình thức sau, việc vận chyển dùng hình thức nào là tuỳ thuộc đặc điểm kinh doanh và mức độ tín nhiệm lẫn nhau của các doanh nghiệp .

2.1-Thanh toán bằng séc.

- Séc chuyển khoản : Đợc dùng để thanh toán về mua bán hàng giữa các đơn vị trong cùng địa phơng ngân hàng.Séc này chỉ có tác dụng thanh toán chuyển khoản không có giá trị lĩnh tiền mặt .

- Séc bảo chi: Đơn vị phát hành séc chuyển khoản đến ngân hàng để đóng dấu bảo chi sau đó chuyển cho đơn vị thụ hởng.

2.2 -Thanh toán bằng uỷ nhiệm thu.

Đơn vị bán sau khi xuất hành cho đơn vị mua thì lập uỷ nhiệm thu gửi tới ngân hàng nhờ ngân hàng thu hộ tiền hàng. Ngân hàng bên mua khi nhận đợc chứng từ và sự đồng ý của bên mua sẽ trích tiền từ tài khoản tiền gửi của bên mua trả cho bên bán thông qua ngân hàng phục vụ bên bán .

2.3-Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi.

Đây là hình thức thanh toán mà sau khi bên bán giao hàng cho bên mua, bên mua sẽ lập uỷ nhiệm chi yêu cầu ngân hàng trích tiền từ tài khoản tiền gửi của đơn vị mình để trả cho bên bán.

2.4 -Thanh toán bù trừ.

ở đây, đơn vị vừa là ngời mua đồng thời là ngời bán. Định kỳ theo kế hoạch các bên chủ động cung ứng hàng cho nhau, cuối kỳ thông báo cho ngân hàng biết ngân hàng sẽ tổ chức bù trừ giữa các bên. Các bên tham gia thanh toán bù trừ sẽ nhận đợc hoặc phải chi trả số chênh lệch sau khi đã bù trừ.

2.5 - Thanh toán bằng th tín dụng.

Th tín dụng là lệnh của ngân hàng phục vụ bên mua đối với ngân hàng bên bán, yêu cầu ngân hàng bên mua trả tiền cho đơn vị bán về số hàng đã giao của đơn vị bán cho đơn vị mua theo hợp đồng.

Thanh toán không dùng tiền mặt rất thuận tiện trong trờng hợp bên bán và bên mua ở xa nhau, thúc đẩy việc chấp hành kỷ luật thanh toán. Ngoài các phơng thức trên, còn có một số phơng thức khác cũng đợc áp dụng nh thanh toán bằng tài khoản đặc biệt, séc cá nhân, tín phiếu...

3-Thanh toán bằng nghiệp vụ ứng trớc tiền hàng.

Theo phơng pháp này, đơn vị bán sẽ nhận đợc tiền trớc khi xuất hàng cho đơn vị mua. Tuy nhiên số tiền ứng trớc chỉ bằng 1/3-1/2 trị giá hàng xuất bán.Số tiền còn lại sẽ thanh toán sau khi giao hàng.

Hình thức này thờng áp dụng đối với những mặt hàng có giá trị lớn hoặc hiếm hay đơn vị bán gặp khó khăn về tài chính thì đơn vị mua giúp đỡ .

Một phần của tài liệu 47 Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Chi nhánh Công ty thực phẩm và Đầu tư công nghệ (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w