Các giải pháp phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn: PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN QUA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM doc (Trang 71 - 87)

Công ty chứng khoán và thực hiện mở tài khoản tiền gửi cho khách hàng kinh doanh chứng khoán. Tuy nhiên, nguồn gốc thu nhập để mua cổ phiếu của khách hàng chưa được các ngân hàng quan tâm đúng mức. Do vậy, việc “tiền bẩn”

được tẩy rửa trên thị trường chứng khoán thông qua ngân hàng là hoàn toàn có thể, và rủi ro về uy tín xảy ra đối với ngân hàng là tất yếu.

Ở một khía cạnh khác, hệ thống pháp luật chưa đầy đủ cũng là những trở

ngại cho hệ thống ngân hàng xây dựng một cơ chế riêng cho mình trong công tác phòng, chống rửa tiền. Nghịđịnh phòng, chống rửa tiền được ban hành vào năm 2005, nhưng đến cuối năm 2009, ngân hàng nhà nước mới ban hành thông tư

hướng dẫn. Bên cạnh đó, hầu hết các ngân hàng thương mại cổ phần trong nước có quy mô nhỏ chưa nhận thức hết được tác hại của rửa tiền đối với ngân hàng mình và nếu nhận ra được vấn đề thì cũng hết sức băn khoăn về biện pháp phòng, chống rửa tiền, nên những ngân hàng này hoàn toàn có khả năng bị bọn tội phạm lợi dụng rửa tiền.

Nói tóm lại, từ những dự báo như trên, chúng ta đã có một bức tranh tổng thể về nguy cơ rửa tiền xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam trong thời gian tới. Rõ ràng, nguy cơ này rất cao. Đểđẩy lùi nguy cơ này, cần phải có một hệ thống giải pháp thích hợp dựa trên chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng và dự báo tình hình rửa tiền ở Việt Nam.

3.3. Các giải pháp phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam. Nam.

3.3.1. Nhóm giải pháp thuộc về nhà nước. 3.3.1.1 Về luật pháp.

Phòng, chống rửa tiền là một vấn đề mang tính toàn cầu, để đấu tranh với vấn nạn này, hầu hết các quốc gia đều xây dựng cho mình một khuôn khổ pháp lý phù hợp. Một hệ thống pháp lý đồng bộ bao gồm hệ thống các văn bản như: Luật, Pháp lệnh, Nghịđịnh và các thông tư hướng dẫn chi tiết, đồng bộ.

Cho đến nay mặc dù Việt Nam đã có một Nghị Định riêng về phòng, chống rửa tiền nhưng việc thực thi vẫn còn nhiều bất cập. Nghị định được ban hành từ năm 2005, nhưng đến năm 2009 Ngân hàng nhà nước mới ban hành thông tư hướng dẫn, còn Bộ Công An đóng vai trò là đơn vị tiếp nhận, xử lý thông tin và điều tra tội phạm liên quan rửa tiền lại chưa có một thông tư hướng dẫn cụ thể. Vì thế, việc lập văn phòng đại diện tại nước ngoài của các ngân hàng lớn của Việt Nam như: Vietcombank, BIDV, ACB.. hiện vẫn chưa được các nước sở tại chấp nhận do việc triển khai Nghị định về phòng, chống rửa tiền tại Việt Nam chưa thực sự hiệu qủa.

Tại hầu hết các nước, Luật phòng, chống rửa tiền được xây dựng và có hiệu lực cao nhất. Hiện nay, chúng đang triển khai Nghịđịnh, tuy nhiên hiệu lực pháp lý không cao. Do vậy trong khoảng thời gian 5 năm tới, chúng ta nên nâng Nghịđịnh lên thành Luật. Và để Luật phòng, chống rửa tiền thực sự có hiệu quả

thì:

Thứ nhất, việc xây dựng Luật phải dựa trên cơ sở tuân thủ 40+9 khuyến nghị của FATF về phòng, chống rửa tiền và tham khảo thêm về Luật phòng, chống rửa tiền của các nước đã triển khải hiệu qủa như: Mỹ, Singapore …

Thứ hai, phạm vi điều chỉnh của Luật không chỉ tập trung trong lĩnh vực ngân hàng, mà còn vào các lĩnh vực có nguy cơ cao như: xổ số, sòng bạc, chứng khoán, bất động sản ….

Thứ ba, Luật phải đưa các biện pháp xử phạt cụ thểđối với các tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi rửa tiền, đồng thời cũng đưa ra các biện pháp chế tài thực sự nghiêm minh đối với các tổ chức, cá nhân không thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền theo quy định.

Bên cạnh đó, trong các văn bản pháp luật về đầu tư, thương mại, hải quan …cần bổ sung các điều khoản về phòng, chống rửa tiền, để đảm bảo công tác phòng, chống rửa tiền được triển khai một cách đồng bộ và có hiệu quả

Ở khía cạnh khác Pháp lệnh ngoại hối được ban hành năm 2005, với các quy định giao dịch ngoại tệ thông thoáng hơn trước giúp các doanh nghiệp dễ

dàng trong việc thanh toán, giao dịch với các đối tác nước ngoài. Nhưng đồng thời cũng tạo ra rất nhiều kẽ hở cho tội phạm rửa tiền lợi dụng chuyển “ngoại tệ

bẩn” vào trong nước hoặc chuyển ra nước ngoài. Vì vậy, trong thời gian tới cần bổ sung thêm các quy định trong Pháp lệnh ngoại hối hướng tới các mục tiêu về

phòng, chống rửa tiền để hạn chế khả năng rửa tiền của bọn tội phạm.

3.3.1.2. Về chính sách.

™ Hạn chế sử dụng tiền mặt trong thanh toán

Việt Nam với đặc điểm là nền kinh tế tiền mặt, đang được xem là điểm

đến lý tưởng của tội phạm rửa tiền. Vì vậy, vấn đề hạn chế sử dụng tiền mặt trong thanh toán ở nước ta là một yêu cầu bức thiết đặt ra để hạn chế loại tội phạm này. Tuy nhiên các biện pháp đưa ra từ trước tới nay để hạn chế lượng tiền mặt trong thanh toán vẫn chưa đem lại kết quả mong đợi. Sau đây là một số đề

xuất đối với Chính phủ trong việc khuyến khích phát triển thanh toán không dùng tiền mặt:

Thứ nhất, ban hành các chính sách ưu đãi về thuế, phí đối với các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

Thứ hai, xây dựng các phương án miễn, giảm thuế nhập khẩu để giảm nhẹ

gánh nặng đầu tư cho các đơn vị đầu tư trang thiết bị phục vụ hoạt động thanh toán.

Thứ ba, xây dựng các phương án miễn giảm thuế giá trị gia tăng đối với các thanh toán qua ngân hàng, xây dựng cơ chế tính phí dịch vụ thanh toán hợp lý đối với các giao dịch thanh toán liên ngân hàng. Trên cơ sở đó tác động tới

toàn bộ cơ cấu tính phí của các tổ chức tín dụng nhằm tạo lập một mức phí hợp lý cho người sử dụng cuối cùng, nhằm khuyến khích sử dụng các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng, và thông qua đó tạo lập thói quen giao dịch qua ngân hàng trong nhân dân.

Thứ tư, đối với một số giao dịch có giá trị lớn như: chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, mua bán ô tô … Khi tiến hành đăng ký chuyển quyền sử dụng, sở hữu thì bắt buộc phải có chứng từ thanh toán qua ngân hàng.

Thứ năm, tuyển dụng các cán bộ có trình độ, kinh nghiệm vào làm việc tại các bộ phận xây dựng chiến lược, chính sách phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt. Xây dựng các chương trình đào tạo chuyên sâu nhằm tạo ra các chuyên gia trong lĩnh vực thanh toán.

™ Tăng cường công tác phòng, chống các loại tội phạm nguồn, đặc biệt là tội phạm tham nhũng.

Để công tác phòng, chống rửa tiền hiệu quả thì việc phòng, chống các loại tội phạm nguồn như: ma túy, buôn lậu, trốn thuế … và đặc biệt là tham nhũng cần phải được quan tâm đúng mức. Sau đây là một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả phòng, chống tham nhũng, qua đó đẩy lùi hoạt động rửa tiền:

Thứ nhất, tăng cường cải cách hành chính thông qua việc đơn giản hóa, công khai hóa các thủ tục hành chính, áp dụng phương thức quản lý theo cơ chế

“một cửa”.

Thứ hai, cần có những cơ chế kiểm soát chặt chẽ nguồn thu nhập của các cá nhân, tổ chức, đặc biệt là các yếu nhân, những người có khả năng lạm dụng chức vụ, quyền hạn để tham nhũng. Qua đó, nâng cao khả năng phát hiện và khắc phục hậu qủa tham nhũng.

Thứ ba, khi phát hiện ra các trường hợp phạm tội thì cần có biện pháp xử

phạt tài chính thật nặng, có thể gấp đôi giá trị tham nhũng. Tiền phạt sẽ được trích lập cho Quỹ phòng, chống tham nhũng để thưởng cho người đã đứng ra tố

cáo hành vi tham nhũng đó.

Thứ tư, thành lập Tổng cục điều tra tham nhũng, trực thuộc Quốc hội (ngang tầm với tòa án nhân dân tối cao) để đảm bảo tính độc lập, khách quan trong quá trình điều tra. Ở các tỉnh cũng có Cục điều tra chống tham nhũng, có quyền điều tra tất cả các cơ quan nhà nước đóng trên địa bàn.

™ Thành lập trung tâm thông tin tài sản quốc gia.

Về lâu dài, khi hệ thống công nghệ thông tin phát triển ở mức độ cao hơn, thông tin về tài sản của các cá nhân, tổ chức ở từng nhóm ngành đã được hệ

thống hóa một cách đầy đủ, thì chúng ta nên thành lập Trung tâm thông tin tài sản quốc gia. Trung tâm này nên thuộc Tổng cục thống kê.

Theo đó, trung tâm này sẽđược đầu tư phần mềm tổng hợp thông tin tài sản của các cá nhân, tổ chức từ các bộ ngành quản lý như: Bộ tài nguyên và môi trường (quản lý vềđất đai và nhà ở), Bộ công an (quản lý về các phương tiện giao thông như xe ô tô, xe máy), Bộ giao thông vận tải (quản lý về xe cơ giới, phương tiện vận tải chuyên dùng), ngân hàng nhà nước (quản lý về tài khoản của các khách hàng tại các TCTD). Và các thông tin này được xem như thông tin mật, chỉ

dùng để cung cấp cho các đơn vị xây dựng chính sách, các cơ quan điều tra.

Việc thành lập trung tâm này, sẽ giúp các cơ quan chức năng đánh giá tình trạng tài sản của các cá nhân, tổ chức một cách đầy đủ và kịp thời. Qua đó, các cơ quan điều tra dễ dàng phát hiện các vụ tham nhũng, rửa tiền.

3.3.1.3 Tổ chức thực hiện.

Hoạt động rửa tiền thực chất là tội phạm phái sinh của các loại tội phạm khác. Chính vì vậy, việc phòng, chống loại tội phạm này cần phải có sự phối hợp

đồng bộ giữa các ban ngành như: ngân hàng, công an, chứng khoán, bất động sản, bảo hiểm …

Tuy nhiên, để thiết lập một cơ chế phối hợp đồng bộ và hiệu quả giữa các bộ ngành là một điều không dễ dàng. Vì thế trong giai đoạn đầu có thể thiết lập

cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành có khả năng, kinh nghiệm tiếp xúc với loại tội phạm này như: ngân hàng, công an. Sau khi đã có sự phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan này, sẽ tiến hành mở rộng phối hợp đến các cơ quan, bộ ngành khác.

Để có sự phối hợp hiệu quả giữa ngành ngân hàng và công an trong việc thực hiện công tác phòng, chống rửa tiền, cần thực hiện các giải pháp sau:

Thứ nhất, Cục phòng, chống rửa tiền cần thường xuyên cập nhật “danh sách đen” từ Bộ Công an, để cung cấp thông tin cho các ngân hàng.

Thứ hai, Các giao dịch đáng ngờ được Cục phòng, chống rửa tiền chuyển tới Bộ Công An để tiến hành điều tra cần phải có sự phản hồi về kết quảđiều tra.

Thứ ba, Cục phòng, chống rửa tiền, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công An và các cơ quan khác có liên quan nên cộng tác nghiên cứu các loại hình rửa tiền, qua đó cải tiến, chia sẻ phương pháp điều tra.

3.3.2. Nhóm giải pháp thuộc về ngân hàng nhà nước.

3.3.2.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng, chống rửa tiền.

Nghị định phòng, chống rửa tiền đã được ban hành. Tuy nhiên, do công tác tuyên truyền chưa được tốt, người dân chưa hiểu về phòng, chống rửa tiền đã tạo một tâm lý lo lắng cho người dân, đã ảnh hưởng rất lớn đối với các ngân hàng thương mại trong việc thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền.

Do vậy, để công tác phòng, chống rửa tiền hiệu quả, trước tiên Ngân hàng Nhà nước cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng, chống rửa tiền. Cụ

thể là cần phải tuyên truyền cho người dân hiểu về giao dịch phải báo cáo, đó là việc các ngân hàng ghi lại và báo cáo về các giao dịch như là một nghiệp vụ nội bộ của ngân hàng, không có liên quan gì đến khách hàng. Các thông tin này nằm trong nội bộ ngân hàng và vẫn trong vòng bí mật, và khi Cục phòng, chống rửa tiền yêu cầu thì ngân hàng sẽ cung cấp.

Ngân hàng nhà nước cần phối hợp với Hiệp hội ngân hàng mở các lớp đào tạo về kỹ năng phòng, chống rửa tiền cho các cán bộ ngân hàng thương mại làm

công tác giao dịch với khách hàng, để có những giải thích kịp thời cho khách hàng về công tác phòng, chống rửa tiền mà ngân hàng đang thực hiện, nhằm tránh những hiểu nhầm không đáng có từ khách hàng.

3.3.2.2. Đầu tư hệ thống công nghệ thông tin về phòng, chống rửa tiền cho Cục phòng, chống rửa tiền.

Hàng năm Việt Nam có khoảng hơn 6 triệu giao dịch phải báo cáo theo quy định. Tuy nhiên, hiện nay Cục phòng, chống rửa tiền chưa được trang bị hệ

thống công nghệ thông tin về phòng, chống rửa tiền nên chưa thể tập hợp các giao dịch phải báo cáo từ các ngân hàng thương mại.

Do vậy trong thời gian tới, Ngân hàng nhà nước cần phải đầu tư hệ thống công nghệ thông tin về phòng, chống rửa tiền cho Cục phòng, chống rửa tiền. Việc đầu tư này sẽ giúp Cục phòng, chống rửa tiền thu thập, phân tích thông tin về các giao dịch phải báo cáo, các giao dịch đáng ngờ từ các tổ chức tín dụng một cách nhanh chóng và kịp thời. Qua đó, Cục phòng, chống rửa tiền có thể kịp thời phát hiện chính xác những giao dịch có nguy cơ rửa tiền, đưa ra các cảnh báo đối với các ngân hàng thuơng mại và đề nghị cơ quan cảnh sát tiến hành

điều tra.

3.3.2.3. Ban hành quy chế giám sát việc tuân thủ các quy định về phòng, chống rửa tiền.

Trong thời gian qua, hầu hết các ngân hàng thương mại đều ban hành quy trình nội bộ về phòng, chống rửa tiền, tuy nhiên chỉ một số ít ngân hàng lớn quan tâm thực hiện triển khai quy trình nội về phòng, chống rửa tiền, nên Nghị định 74/2005/NĐ-CP chưa có hiệu quả cao. Sở dĩ như vậy là do Ngân hàng nhà nước chưa ban hành quy chế giám sát việc tuân thủ các quy định về phòng, chống rửa tiền.

Việc ban hành quy chế giám sát sẽ giúp cho Cơ quan thanh tra của Ngân hàng nhà nước nói chung và Cục phòng, chống rửa tiền nói riêng chủđộng trong việc thanh tra giám sát các ngân hàng thương mại. Qua đó đưa ra những biện

pháp hữu hiệu yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về phòng, chống rửa tiền.

Đối với các ngân hàng thương mại, bên cạnh việc ban hành quy chế giám sát, Ngân hàng Nhà nước cần đưa tiêu chí tuân thủ các quy định về phòng, chống rửa tiền vào trong bộ tiêu chuẩn đánh giá xếp hạng các ngân hàng thương mại, cũng như là cho phép thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, phê duyệt mở

rộng mạng lưới, chi nhánh của các ngân hàng này.

3.3.2.4. Thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm về phòng, chống rửa tiền với các ngân hàng thương mại.

Việc thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm về phòng, chống rửa tiền không chỉ là cơ hội để Cục phòng, chống rửa tiền tiếp nhận được các ý kiến phản hồi của các ngân hàng thương mại trong việc thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền, mà còn là cơ hội để các ngân hàng thương mại trao đổi kinh nghiệm về phòng, chống rửa tiền. Qua đó, hạn chế các hành vi lợi dụng hệ thống ngân hàng thương mại để thực hiện các hành vi rửa tiền.

3.3.2.5. Tăng cường hợp tác quốc tế.

Để công tác phòng, chống rửa tiền hiệu quả, bên cạnh việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tăng cường đầu tư hệ thống công nghệ thông tin, ban hành quy chế giám sát thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền … thì rất cần sự tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế, các nước trên thế giới để trao đổi thông tin và nhận được nhiều sự trợ giúp từ các tổ chức quốc tế, các quốc gia có nhiều

Một phần của tài liệu Luận văn: PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN QUA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM doc (Trang 71 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)