Trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tràng
Định đã có những bước phát triển đột phá, diện mạo khu vực nông thôn đổi mới nhanh chóng. Trong sự thành công ấy, việc đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất khu vực nông thôn được coi là bước tiến quan trọng. Sự thành công đó nhờ các chương trình tập
huấn và chuyển giao công nghệ vào sản xuất. Hàng năm Phòng Lao động thương binh xã hội và Trung tâm dạy nghề huyện Tràng Định phối hợp với trung tâm giới thiệu việc làm thuộc Sở Lao động thương binh và Xã hội tỉnh Lạng Sơn, trường "Cao đẳng nghề công nghệ và nông lâm Đông Bắc" và UBND các xã, thị trấn tổ chức mở các lớp tập huấn, dạy nghề cho lao động nông thôn và người sử dụng máy nông nghiệp trên địa bàn.
Tình hình tập huấn kỹ thuật cho người dân trên địa bàn được thể hiện qua bảng 4.4:
Bảng 4.4 Tình hình tập huấn kỹ thuật cho người dân trên địa bàn huyện qua 3 năm 2008 - 2010
Năm STT Chương trình đào tạo, tập huấn Địa điểm Số lượng (Lớp) Số học viên (Người) Thời gian (buổi)
1 Tìm hiểu cấu tạo các loại động cơ, máy nổ
2 Sữa chữa máy cơ khí nông nghiệp
6 xã 06 261 03
Tổng 10 433 05
2009
1 Tìm hiểu cấu tạo các loại động cơ, máy nổ
4 xã 04 186 02
2 Sữa chữa máy cơ khí nông nghiệp
5 xã 05 228 04
Tổng 09 414 06
1 Tìm hiểu cấu tạo các loại động cơ, máy nổ
5 xã 05 217 03
2 Sữa chữa máy cơ khí nông nghiệp
7 xã 07 302 04
3 An toàn vệ sinh lao động
Huyện 01 43 02
Tổng 07 562 9
Tổng Cộng 32 1409 20
(Nguồn: Trung tâm dạy nghề huyện Tràng Định)
Từ bảng 4.4 ta thấy: tình hình tập huấn kỹ thuật cho người dân trong 3 năm từ 2008 - 2010 huyện Tràng Định đã tổ chức được 32 lớp tập huấn với 1409 lượt người tham gia tập huấn. Học viện là cán bộ, lao động nông thôn, các hộ sử dụng máy nông nghiệp trên địa bàn. Số lượng lượt người tham gia tập huấn thay đổi nhiều qua các năm. Nội dung tìm hiểu cấu tạo các loại động cơ, máy nổ năm 2009 số lượt người tham gia gia tập huấn là 186 lượt tăng thêm 8,14% so với năm 2008, năm 2010 số lượt người tham gia tập huấn nội dung này là 217 lượt, tăng 16,67% so với năm 2009. Đối với nội dung sửa chữa máy nông nghiệp năm 2009 là 228 lượt người tham gia, giảm xuống 12,64% so với năm 2008. Đến năm 2010 thì số lượt người tham gia là 302 lượt, tăng thêm 32,46% so với năm 2009. Ngoài ra năm 2010 còn mở thêm 1
lớp tập huấn về an toàn vệ sinh lao động thu hút 43 lượt người tham gia. Số lượng các lớp tập huấn có xu hướng tăng thêm hàng năm, phần nào đáp ứng được nhu cầu học tập và tích luỹ kỹ năng của bà con nông dân.
Về nội dung: Các nội dung tập huấn đã được lựa chọn phù hợp với nhu cầu và tầm quan trọng đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân, trong đó:
+ Nội dung tìm hiểu cấu tạo các loại động cơ đốt trong:.
- Tìm hiểu cấu tạo của đông cơ điezen (cơ cấu biên, tay quay; hệ thống phân phối khí; hệ thống bôi trơn; cơ cấu giảm áp)
- Tìm hiểu cấu tạo động cơ xăng (cơ cấu biên, tay quay; hệ thống đánh lửa; hệ thống bôi trơn; hệ thống cung cấp nhiên liệu)
- Tìm hiểu cấu tạo và chăm sóc, bảo dưỡng hệ thống truyền lực máy kéo nhỏ.
- Tìm hiểu cấu tạo động cơ điện (rotor, stator, tụ điện) + Nội dung sửa chữa máy cơ khí nông nghiệp
- Sửa chữa động cơ đốt trong: * Sửa chữa xupáp.
* Sửa chữa bơm cao áp, kim phun nhiên nhiệu * Sửa chữa hệ thống đánh lửa.
* Sữa chữa và điều chỉnh bộ chế hoà khí. * Sửa chữa ly hợp
+ Nội dung về an toàn vệ sinh lao động
- Tìm hiểu tai nạn do điện và cách phòng tránh.
- Tai nạn do máy móc thiết bị và những biện pháp khắc phục. - Nhiễm độc do sử dụng hoá chất.
Sau quá trình đào tạo, tập huấn các kỹ sư, cán bộ kỹ thuật máy và các tập huấn viên đã truyền đạt một số kỹ thuật cơ bản về vận hành, bảo quản và sửa chữa máy nông nghiệp, an toàn vệ sinh lao động. Hướng dẫn các học viên
nắm được nguyên lý hoạt động của động cơ máy nông nghiệp, cách tra dầu, phán đoán các hiện tượng máy hỏng và khắc phục những sự cố đơn giản trong quá trình vận hành thường xảy ra. Với sự truyền đạt dễ hiểu và thực hành ngay trên máy móc nông nghiệp đã giúp cho học viên nắm được kiến thức cơ bản về quản lý và sử dụng máy móc, từ đó khai thác có hiệu quả các loại máy móc phục vụ nông nghiệp.
Về các nội dung, cũng từ bảng 4.4 ta có nội dung các chương trình mà người dân tham gia có sự chênh lệch không nhiều, trong đó chủ yếu vẫn là các nội dung về sửa chữa máy, tìm hiểu cấu tạo các loại động cơ vẫn được người dân tham gia với tỷ lệ học viên cao và cũng tăng tên theo từng năm. Đặc biệt năm 2010 huyện đã chỉ đạo mở lớp tập huấn về an toàn vệ sinh lao động, tuy đây là một nội dung mới nhưng người dân tham gia rất nhiệt tình.