2.3.1 Tính chất của PVC [6]
Trong quá trình tổng hợp, người ta dễ dàng thay đổi các thông số kỹ thuật để tạo ra các loại nhựa PVC có các tính chất khác nhau. Cho đến nay, người ta đã thống kê được hơn 400 loại nhựa PVC lưu thông trên thị trường.
Những tính chất và đặc điểm cơ bản của PVC bao gồm:
• Khối lượng phân tử trung bình phân tử và sự phân bố trong polyme
• Kích cỡ hạt polyme • Tỉ trọng • Nhiệt chảy mềm • Độ xốp • Độ bền cơ học • Độ bền hóa chất • Độ bền nhiệt • Độ cách điện
Tất cả những tính chất trên phụ thuộc vào điều kiện kỹ thuật của quá trình tổng hợp.
CH2=CH2
O2 Oxi clo hóa Tinh chế VC
Nhiệt phân EDC Clo hóa Cl2 Tinh chế HCl H 2O VC
Một trong số những tính chất quan trọng liên quan đến quá trình gia công cũng như sử dụng sau này là tính bền nhiệt của PVC. Từ 80oC trở lên nhựa PVC bắt đầu chảy mềm và từ 140oC PVC bắt đầu phân hủy nhiệt. Qúa trình phân hủy nhiệt diễn ra với sự tách axit clohydric (HCl) từ nhựa dẫn đến sự chuyển màu (từ trắng qua vàng nhạt cho đến màu đen) và sự thay đổi các tính chất hóa, lý và điện. Cuối cùng PVC sẽ bị biến chất, ta gọi nhựa bị lão hoá. Không chỉ bị lão hóa do nhiệt mà PVC cũng bị lão hóa dưới tác dụng của ánh sáng (tia tử ngoại của ánh sáng mặt trời).
Chính vì vậy, trong thực tế PVC không bao giờ được sử dụng một mình mà phải được phối hợp với các phụ gia khác nhau để cho sản phẩm cuối có những sản phẩm phù hợp yêu cầu sử dụng. Các phụ gia đó bao gồm: chất hóa dẻo, chất chống lão hóa, chất ổn định nhiệt, chất ổn định ánh sáng, chất độn, chất màu, chất bôi trơn...
Các hỗn hợp (bao gồm PVC và các phụ gia) được gia công, bằng các phương pháp: đúc áp lực (ép phun, ép đùn, thổi) cán tráng, dát, tách lớp, định hình chân không,...