Thuế thu nhập doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam giai đoạn 1988 - 201 (Trang 37 - 38)

Mức thuế: trước đây có mức thuế phổ biến là 25%, ngoài ra có mức ưu đãi là 20%, 15% và 10%. Ngoài thuế thu nhập doanh nghiệp còn áp dụng thuế chuyển lợi nhuận về nước ở mức 3%, 5% và 7%. Năm 2003 đã thống nhất mức thuế suất 28% như trong nước, đồng thời bỏ thuế chuyển lợi nhuận bằng việc ban hành nghị định 164/CP hướng dẫn việc thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi vẫn được duy trì đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu và sử dụng nguyên liệu trong nước, trong khu công nghiệp , khu chế xuất so với ngoài khu. Thời gian hưởng ưu đãi trước đây quy định tron giấy phép đầu tư và cho toàn bộ thời gian hoạt động của dự án, nay giới hạn của một thời gian nhất định.

Tiêu chuẩn ưu đãi được xác định theo ngành nghề với hai mức khuyến khích và đặc biệt khuyến khích, mức độ sử dụng lao động ( từ 500 lao động trở lên), công nghệ tiên tiến ( chưa có các tiêu chuẩn cụ thể), địa bàn kém phát triển ( 2 mức: khó khăn và đặc biệt khó khăn).

Ưu đãi theo ngành nghề: Danh mục ngành nghề ưu đãi được mở rộng nhưng chưa thực sự phù hợp với những ưu tiên phát triển hoặc danh mục cấp phép đầu tư.

Ưu đãi them của địa phương: tiền thuê đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, chi phí hạ tầng do địa phương cung cấp, đào tạo nhân lực cung cấp thông tin.

Xuất nhập khẩu: Đã xóa bỏ việc phê duyệt kế hoạch, trước hết là đến xuất khẩu rồi đến nhập khẩu). Đã xóa bỏ việc phê duyệt kế hoạch, trước hết là xuất khẩu rồi đến nhập khẩu, sau hạn chế đối với tư liệu máy móc. Hiện vẫn ban hành danh mục hang hóa trong

nước chưa sản xuất được sử dụng trong việc miễn giảm thuế nhập khẩu nhưng không cập nhật hàng năm và khó sát với thực tế.

2.4.4 Các chính sách đảm bảo đầu tư

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam giai đoạn 1988 - 201 (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w