Sản lượng và năng suất khai thác của các ngư cụ

Một phần của tài liệu Điều tra nguồn lợi cá chình tại Phú Yên (Trang 45 - 48)

V. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1.3.2 Sản lượng và năng suất khai thác của các ngư cụ

Nhìn chung, khai thác cá chình giống (Anguilla) ở trên sông rất đa dạng và phụ thuộc vào từng vùng và từng thời gian khác nhau. Năng suất khai thác cá chình thông qua các ngư cụ được thống kê ở Bảng 4.5.

Từ Bảng 4.5 cho thấy ở sông Kỳ Lộ sử dụng 4 loại ngư cụ khai thác (lưới, câu, rà điện, thả chà). Trong đó, năng suất bình quân khai thác của rà điện cao nhất 2,04 kg/cái/ngày, của câu thấp nhất 0,02 kg/cái/ngày. Bình quân mỗi ngày thu được 2,25 kg. Sản lượng khai thác cá chình ở sông Kỳ Lộ (7631,8 kg/năm) cao nhất trong các vùng nghiên cứu.

Qua Bảng 4.5 ta thấy sông Ba sử dụng 3 loại ngư cụ khai thác (câu, rà điện, bỏ chà). Năng suất cao nhất là rà điện 0,74 kg/cái/ngày, thấp nhất là câu 0,02 kg/cái/ngày nhưng do số lượng của thả chà nhiều nên sản lượng khai thác chỉ sau rà điện. Sản lượng khai thác của sông Ba (1578,2 kg/năm) thấp hơn sông Kỳ Lộ (7631,8 kg/năm).

Ở sông Bàn Thạch sử dụng 3 loại ngư cụ khai thác (lưới, câu, rà điện). Trong đó, năng suất khai thác cao nhất của rà điện là 0,1 kg/cái/ngày, thấp nhất là câu 0,005 cái/ngày. Bình quân mỗi năm thu được 155,2 kg. So với các thủy vực khác, sản lượng khai thác cá chình ở sông Bàn Thạch tương đối thấp (Bảng 4.5).

Đặc biệt ở biển hồ Hảo Sơn chỉ sử dụng 2 loại ngư cụ khai thác (câu, châm điện). Số lượng ngư cụ ở biển hồ Hảo Sơn ít nhất so với thủy vực trong vùng nghiên cứu. Trong đó, năng suất khai thác của câu (0,072 kg/cái/ngày) thấp so với năng suất khai thác của rà điện (0,21 kg/cái/ngày). Sản lượng khai thác ở biển hồ Hảo Sơn (144 kg/năm) thấp nhất so với các thủy vực trong vùng nghiên cứu.

Ở hồ thuỷ điện Sông Hinh sử dụng 3 loại ngư cụ khai thác (lưới, câu, rà điện). Năng suất khai thác của rà điện là cao nhất (0,54 kg/cái/ngày), thấp nhất là câu (0,03 kg/cái/ngày). Bình quân mỗi năm thu hoạch được cá chình ở hồ thuỷ điện Sông Hinh 435,8 kg/năm (Bảng 4.5).

Bảng 4.5 Sản lượng và năng suất bình quân khai thác cá chình ở các thủy vực tỉnh Phú Yên năm 2004

Các loại ngư cụ Thời điểm

Thủy vực

Tên gọi Số lượng ĐVT

Tần số hoạt động (lần/năm) Ngày Đêm Năng suất (kg/1 ngư cụ /ngày) Sản lượng điều tra (kg/năm) Số hộ điều tra Số hộ ước lượng toàn tỉnh Sản lượng ước lượng (kg/năm) Lưới 7 Vàng 160 + + 0,89 992,1 7 8 1133,8 Câu 270 Lưỡi 120 + + 0,02 610,5 6 8 814 Rà điện 10 Cái 180 + 2,04 3663,4 10 12 4396,1 Sông Kỳ Lộ Chà 300 Bó 110 + + 0,07 2365,8 7 10 3379,7 Câu 150 Lưỡi 120 + + 0,02 315,6 3 4 420,8 Rà điện 6 Cái 160 + 0,74 710,3 6 7 828,7 Sông Ba Chà 150 Bó 120 + + 0,03 552,3 5 6 662,7 Lưới 5 Vàng 130 + + 0,07 43,3 5 6 52 Câu 60 Lưỡi 110 + + 0,005 31,1 3 4 41,7 Sông Bàn Thạch Rà điện 7 Cái 120 + 0,1 80,8 7 8 92,3 Câu 50 Lưỡi 150 + + 0,072 43,2 2 4 86,4 Biển Hồ

Hảo Sơn Rà Điện 3 Cái 120 + 0,21 100,8 3 5 168

Lưới 4 Vàng 130 + + 0,23 122,0 4 7 213,5

Câu 30 Lưỡi 110 + + 0,03 87,2 1 3 261,6

Hồ Sông

Hinh Rà điện 6 Cái 140 + 0,27 226,6 6 8 302,1

Tổng cộng 9945 75 100 12853.3

Nguồn: Thông tin + điều tra tính toán tổng hợp

-38

Dựa vào kết quả điều tra về năng suất khai thác cá chình (Anguilla spp) ở các thủy vực Phú Yên, chúng tôi nhận thấy, tuỳ theo đặc điểm về chế độ dòng nước mà việc sử dụng các ngư cụ khai thác thủy sản khác nhau, trong đó tập trung chủ yếu các loại ngư cụ như lưới rê, châm điện, câu ở các con sông. Đặc biệt, nghề bỏ chà chỉ khai thác ở hai thủy vực là sông Kỳ Lộ và sông Ba do ở đây tốc độ dòng chảy thích hợp với nghề thả chà (vào mùa khô), đồng thời đây cũng là cách khai thác cổ truyền được ông bà để lại ở hai vùng này; còn các thủy vực như sông Bàn Thạch, biển hồ Hảo Sơn, hồ Sông Hinh thì không đánh bắt theo phương pháp này. Có lẽ họ chưa biết và tốc độ dòng chảy không phù hợp với việc khai thác cá chình (Anguilla spp) nên họ chưa sử dụng được.

Hiện nay, nghề rà điện được xem như là nghề khai thác chính do ý thức ngư dân chưa cao, khâu quản lý nghề cá chưa chặt chẽ. Xét về sản lượng khai thác chúng tôi nhận thấy tổng sản lượng khai thác cá chình trên các thủy vực có sự chênh lệch lớn. Sông Kỳ Lộ đạt giá trị cao nhất trong tất cả các thủy vực 7631,8 kg/năm (chiếm 76,74%), tiếp theo là sông Ba 1578,2 kg/năm (chiếm 15,87%), hồ thủy điện Sông Hinh 435,8 kg/năm (chiếm 4,38%), sông Bàn Thạch 155,2 kg/năm (chiếm 1,56%), biển hồ Hảo Sơn đạt sản lượng thấp nhất so với cá thủy vực khác 144 kg/năm (chiếm 1,45%).

Theo số liệu điều tra và khảo sát thực địa của chúng tôi ở 5 địa điểm đại diện (sông Kỳ Lộ, sông Ba, sông Bàn Thạch, biển hồ Hảo Sơn, hồ Sông Hinh) thu được tổng sản lượng là 9,9 tấn/năm (Bảng 4.5). Chúng tôi dựa vào số liệu ước lượng số hộ chuyên khai thác cá chình của một số chuyên gia ở phòng kinh tế (huyện Tuy An, huyện Phú Hòa, huyện Tuy Hòa và huyện Sông Hinh) có khoảng 100 người khai thác. Do đó, sản lượng ước lượng khai thác cá chình của tỉnh Phú Yên là12,9 tấn/năm (Bảng 4.5). So với sản lượng cá chình (Anguilla spp) khai thác tự nhiên ở Nhật Bản 1.500 tấn/năm, ở Trung Quốc 3.000 tấn/năm, ở Úc 250 tấn/năm thì sản lượng cá chình khai thác tự nhiên ở Phú Yên còn khiêm tốn.

So với những năm trước, sản lượng cá chình giảm rất nhiều. Trong đó, lượng cá chình mun (A. bicolor) và cá chình nhọn (A. malgumora) giảm nhanh chóng so với cá chình hoa (A. marmorata). Theo nhận xét của một số ngư dân và chủ doanh nghiệp cá, năm 1995, nhà ông Phạm Văn Nghị (An Thạch) một đêm một châm điện bắt được 80 con nhiều kích cỡ, một bó chà bắt được 30 – 40 con, trong đó có những con cá chình hoa nặng đến 1,5 – 2 kg. Năm 1998, vào mùa mưa lũ, nhà anh Phan Kim Hùng (Hòa Thắng) một ngày bắt được 25 – 30 kg cá chình hoa và cá chình mun có trọng lượng trung bình từ 0,5 – 0,8 kg, con lớn nhất 3,5 kg. Năm 1997 nhà ông Khiêm (Hoà Xuân Tây) đánh bắt được cá chình nhọn (A. malgumora) con lớn nhất chỉ đạt 1,2 kg, ông nhận xét rằng từ năm 2002 cho tới nay ông không bắt gặp được chúng nữa. Ở Hòa Xuân Tây, ông Đức, thu mua cá chình để xuất khẩu nhận xét rằng số lượng cá chình ngày càng giảm sút và kích thước ngày càng nhỏ, đặc biệt cá chình nhọn hầu như không thấy ở sông Bàn Thạch, biển hồ Hảo Sơn, nếu có chỉ lâu lắm

mới gặp được 1 - 2 con nặng khoảng 0,5 kg, nhưng rất hiếm gặp, nhiều năm nay không thấy xuất hiện. Hiện nay, cá chình hoa (A. marmorata), cá chình mun (A. bicolor) và cá chình nhọn (A. malgumora) đều được ghi vào sách đỏ Việt Nam (2000).

Vấn đề đặt ra hiện nay là cần phải có những biện pháp cấp bách điều chỉnh việc khai thác sao cho hợp lý và tăng cường khôi phục lại trữ lượng cá chình (Anguilla spp).

Một phần của tài liệu Điều tra nguồn lợi cá chình tại Phú Yên (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)