VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Khảo sát các yếu tố thủy lý hóa trong ao nuôi tôm và các nguồn nước cấp tại Bạc Liêu vào cuối mùa khô đầu mùa mưa 2005 (Trang 29 - 34)

3.1 Thời Gian và Địa Điểm Nghiên Cứu

3.1.1 Thời gian thu mẫu

Thời gian thu mẫu bắt đầu từ đầu tháng 03 đến 15 /07/2005

3.1.2 Địa điểm nghiên cứu

3.1.2.1 Địa điểm thu mẫu nước

Việc thu mẫu khảo sát được tiến hành tại sáu nguồn nước chính cung cấp cho các vùng nuôi tôm, ba kênh cấp nước nuôi và sáu ao nuôi tôm quảng canh của tỉnh Bạc Liêu.

a/ Sáu nguồn nước chính cung cấp cho vùng nuôi tôm gồm:

Nguồn nước ngọt từ kênh Quản Lộ – Phụng Hiệp: lấy nước ngọt từ nguồn nước sông Hậu, pha lẫn với với các nguồn nước nội địa khi đi qua các tỉnh Cần Thơ, Sóc Trăng. Địa điểm thu mẫu là bên dưới bến phà Ninh Quới 0,5 km

Nguồn nước đổ ra từ khu vực nội đồng tiếp giáp của 3 tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu. Địa điểm thu mẫu tại kênh Chủ Chí, huyện Phước Long

Nguồn nước cung cấp cho các khu vực nuôi tôm Bắc Quốc lộ 1 A. Thu mẫu tại cống Cây Gừa – huyện Giá Rai

Nguồn nước cung cấp cho các khu vực nuôi tôm Bắc Quốc lộ 1 A. Thu mẫu tại cống Sư Son – huyện Giá Rai.

Nguồn nước cung cấp cho các khu vực nuôi tôm phía Tây tỉnh Bạc Liêu (gồm có huyện Đông Hải, huyện Giá Rai, huyện Phước Long) và các khu vực phía Đông tỉnh Cà Mau (huyện Thới Bình). Thu mẫu tại cửa sông Gành Hào

Nguồn nước cung cấp cho khu vực nuôi tôm xã Hiệp Thành, thị xã Bạc Liêu. Thu mẫu tại Nhà Mát, trên kênh 30/4.

-19

-

b/ Thu mẫu nước kênh cấp trực tiếp cho các ao nuôi và các mẫu nước ao nuôi:

Khu vực nuôi tôm quảng canh xã Vĩnh Lộc – huyện Hồng Dân:

- Ao ông Lê Văn Đáng - Ao ông Phạm Văn Nhỏ

- Kênh cấp trực tiếp: kênh Út Huân

Khu vực nuôi tôm xã Hưng Thành – huyện Vĩnh Lợi:

- Ao ông Nguyễn Việt Thanh - Ao ông Nguyễn Văn Ngon - Kênh cấp trực tiếp: kênh Út Hến

Khu vực nuôi tôm xã Định Thành – huyện Đông Hải:

- Ao ông Nguyễn Hoàng Bến - Ao ông Nguyễn Minh Đức

- Kênh cấp trực tiếp: kênh xáng Định Thành

3.1.2.2 Địa điểm phân tích mẫu

Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản II.

3.2 Vật Liệu và Phương Pháp Nghiên Cứu

3.2.1 Vật liệu

Trang thiết bị: cân điện, máy đo quang phổ, tủ sấy, máy hút chân không, đĩa petri, giấy lọc whatman, …

Dụng cụ: xô, cốc thủy tinh, bình tam giác, pipet, buret, ống đong 25 ml, ống đong 100 ml, erlen 100 ml, …

Hóa chất: phenolphthalein, dung dịch HCl 0,1N, dung dịch ammonia chuẩn 1000 mg/L, dung dịch nitrite chuẩn 100 mg/L, dung dịch phosphate chuẩn 100 mg/L, dung dịch citrate kiềm, dung dịch natri hypochlorite, dung dịch phenol, dung dịch ammonium molybdate, acid sulfuric, acid ascorbic, tartar emetic, …

- 21 -

3.3.2 Phương pháp nghiên cứu

Để đánh giá được tác động của nghề nuôi tôm quảng canh đến chất lượng môi trường nước sông ngòi bên ngoài, chúng tôi thu mẫu và phân tích nguồn nước cung cấp cho các khu vực nuôi tôm mà đại diện là nước từ biển và sông lớn theo thủy triều đổ vào các vùng nuôi tôm vào thời điểm cuối của con nước lớn; thu mẫu và phân tích nước thải đổ ra từ các vùng nuôi tôm mà đại diện là nước từ các vùng nuôi tôm đổ ra ngoài vào lúc cuối con nước ròng. Phân tích, đánh giá, so sánh chất lượng nguồn nước cấp với nước thải.

Để đánh giá được sự phụ thuộc của chất lượng môi trường nước trong ao nuôi vào môi trường nước sông/kênh cấp bên ngoài, chúng tôi tiến hành thu mẫu và phân tích nước trong ao nuôi cùng với nước của kênh cấp trực tiếp cho ao nuôi. Phân tích, đánh giá, so sánh chất lượng nước trong ao nuôi với chất lượng nước kênh cấp.

Đối với các mẫu nước sông đầu nguồn: thu mẫu hai lần một tháng vào hai con nước rong trong tháng, thu mẫu vào lúc cuối nước lớn (đại diện cho nguồn nước cấp) và cuối nước ròng (đại diện cho nguồn nước thải từ các vùng nuôi tôm đổ ra).

Đối với các mẫu nước thu trong ao nuôi thì thu mẫu mỗi tháng một lần vào lúc nước lớn để lấy cùng lúc mẫu nước trong ao nuôi và mẫu nước của kênh cấp bên ngoài ao.

3.3.2.1 Phương pháp thu mẫu

Đối với các chỉ tiêu như nhiệt độ nước, DO, pH, độ mặn ghi nhận kết quả tại hiện trường. Còn độ kiềm, nitrite, ammonia, phosphate, TSS, … thu mẫu mang về tiến hành phân tích tại Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản II.

Thu mẫu bằng bình nhựa 0,5 lít để chứa mẫu nước và được mang về phân tích. Nếu chưa phân tích thì chứa trong tủ cấp đông với nhiệt độ –220C.

3.3.2.2 Phương pháp phân tích mẫu a/ Xác định độ kiềm a/ Xác định độ kiềm

Độ kiềm tổng cộng được xác định theo phương pháp chỉ thị màu Phenolphthalein và Methyl Orange (Boyd, 1992).

b/ Phân tích ammonia

Phân tích theo phương pháp Phenate (indophenol) (F.Koroleff, 1969 – 1970).

c/ Phân tích nitrite

Phân tích theo phương pháp diazo hóa, so màu (Bendschneider và Robinson, 1952).

d/ Phân tích phosphate

Phân tích theo phương pháp tạo phức với acid ascorbic, so màu (Murphy và Riley, 1962).

e/ Nhu cầu hóa học (COD)

Phân tích theo phương pháp oxy hóa chất hữu cơ bằng tác nhân KMnO4, chuẩn độ (Stangerberg, 1959).

f/ Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)

Phương pháp trọng lượng: lọc giấy lọc sợi thủy tinh 0,45µ, cân sấy giấy lọc.

3.3 Phương pháp phân tích số liệu

Tất cả các số liệu của các chỉ tiêu quan sát được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm Excel.

- 23 -

Một phần của tài liệu Khảo sát các yếu tố thủy lý hóa trong ao nuôi tôm và các nguồn nước cấp tại Bạc Liêu vào cuối mùa khô đầu mùa mưa 2005 (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)