Thí nghiệm 1: khảo sát sự ăn nhau của nòng nọc ếch theo ngày tuổi và mật độ

Một phần của tài liệu Thử nghiệm mô hình nuôi thương phẩm và khảo sát tập tính ăn nhau của ếch Thái Lan (Trang 32 - 33)

III. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.2.1 Thí nghiệm 1: khảo sát sự ăn nhau của nòng nọc ếch theo ngày tuổi và mật độ

độ không khí và pH nước 1 tuần/lần; đo vào buổi sáng 7 giờ 30’ và chiều 16 giờ 30’.

3.3.2 Khảo sát sự ăn nhau

Sau khi trứng ếch nở và tiêu hết noãn hoàng chúng tôi tiến hành thí nghiệm. Trước khi tiến hành thí nghiệm nòng nọc ếch được cho nhịn đói.

Ở giai đoạn nòng nọc, thí nghiệm được bố trí trong keo nhựa có thể tích 3 lít, còn giai đoạn ếch giống thí nghiệm được bố trí trong bể kính, miệng keo và bể kính được che chắn bằng lưới thưa tránh ếch nhảy ra ngoài. Thí nghiệm được bố trí ở nơi yên tĩnh ít người qua lại, không để các yếu tố bên ngoài tác động vào.

Hình 3.3 Bể kính và keo thí nghiệm

3.3.2.1 Thí nghiệm 1: khảo sát sự ăn nhau của nòng nọc ếch theo ngày tuổi và mật độ độ

Nòng nọc ếch được bố trí từ 1 – 25 ngày tuổi, thí nghiệm được cho ăn bình thường và bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên. Mục đích chính là nhằm khảo sát sự

ăn nhau của nòng nọc có phải do ngày tuổi hay không và ngày nào chúng ăn nhau nhiều nhất ứng với từng mật độ khác nhau trong cùng một thể tích nước.

Nòng nọc ếch được bố trí tương ứng với từng ngày tuổi khác nhau ở các nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lập lại 3 lần và mỗi nghiệm thức được bố trí như sau:

1 cặp/keo: 2 con cùng ngày tuổi cho một nghiệm thức, được lập lại trong 25 ngày tương ứng với 25 nghiệm thức khác nhau.

3 cặp/keo: 6 con cùng ngày tuổi cho một nghiệm thức, được lập lại trong 25 ngày tương ứng với 25 nghiệm thức khác nhau.

5 cặp/keo:10 con đồng ngày tuổi cho một nghiệm thức, được lập lại trong 25 ngày tương ứng với 25 nghiệm thức khác nhau.

Một phần của tài liệu Thử nghiệm mô hình nuôi thương phẩm và khảo sát tập tính ăn nhau của ếch Thái Lan (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)