Kết Quả Ương Nuô

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình sản xuất giống nhân tạo cá lăng nha (Trang 44 - 46)

IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.4Kết Quả Ương Nuô

Ương nuôi từ giai đoạn cá bột lên cá giống là một khâu rất quan trọng, quyết định sự thành bại của công việc sản xuất giống. Vì vậy, muốn đạt tỷ lệ sống cao, chất lượng con giống tốt thì phải đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng qua từng thời kỳ phát triển của cá, mật độ ương và môi trường phù hợp.

Nước cho vào bể phải được lọc sạch, tránh địch hại xâm nhập. Nước trong bể composite được thay hai lần một ngày và siphon các chất bẩn ra khỏi bể để tạo môi trường trong sạch và đầy đủ oxy.

Đối với các loài thủy sản, nước là điều kiện để cá tồn tại và phát triển. Môi trường nước với các yếu tố vật lý, hóa học tác động và chi phối hoạt động của cá, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của cá. Để cơ thể hoạt động bình thường, sinh trưởng và phát triển tốt cần phải có môi trường nước với những điều kiện tối ưu.

Trong quá trình ương nuôi, chúng tôi đã tiến hành theo dõi một số chỉ tiêu được trình bày qua bảng sau.

Bảng 4.7 Các yếu tố môi trường ương nuôi

Yếu tố thủy lý hóa Biên độ dao động

Nhiệt độ (0C) 26,5 – 32

NH3 (mg/L) 0 – 0.003

Độ trong (cm) 20 - 60

pH 6,5 – 8

DO (mg/L) 3 – 6

Nhiệt độ tối ưu đảm bảo cho hoạt động bình thường của cá lăng là 26 – 280C, pH tối ưu cho cá từ 6 – 8 (Mai Thị Kim Dung, 1998). Như vậy, những chỉ tiêu trên đều hoàn toàn thích hợp cho sự tăng trưởng của cá lăng nha.

Ở giai đoạn cá bột, kích cỡ thức ăn phù hợp với miệng cá là rất quan trọng giúp cho cá bắt mồi tốt, tăng trưởng nhanh và tăng tỷ lệ sống.

Cá vừa tiêu hết noãn hoàng bắt đầu cho ăn Moina, sau 5 ngày tuổi cho ăn trùn chỉ đến 10 ngày tuổi cho cá ăn thêm cá tạp hấp chín trộn cám để giảm chi phí. Khi cá được 20 ngày tuổi thay dần bằng thức ăn viên.

Hình 4.9 Hệ thống bể composite ương nuôi cá lăng nha

Hình 4.11 Máng ăn ở ao đất

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình sản xuất giống nhân tạo cá lăng nha (Trang 44 - 46)