Các chế độ định thời của timer1 và timer 0

Một phần của tài liệu Đề tài “NGHIÊN CỨU VỀ CẢM BIẾN, ỨNG DỤNG THIẾT KẾ MÔ HÌNH NHÀ THÔNG MINH SỬ DỤNG : CẢM BIẾN CHUYỂN ĐỘNG, CẢM BIẾN NHIỆT ĐỘ, CẢM BIẾN QUANG” pot (Trang 38 - 39)

- Chế độ 0 : là chế độ định thời 13 bit , chế độ này tương thích với các bộ vi điều khiển trước đó. Trong chế độ này bộ định thời dùng 13 bit(8 bit của TH và 5 bit cao của TL) để chứa giá trị đếm, 3 bit thấp của TL không được sử dụng.

Trường : ĐHCN Hà Nội Khoa : Điện Tử

- Chế độ 1 : Trong chế độ này , bộ timer dùng cả 2 thanh ghi TH và TL để chứa giá trị đếm , vì vậy chế độ này còn được gọi là chế độ định thời 16 bit . Bit MSB sẽ là bit D7 của TH còn bit LSB là D0 của TL.

- Chế độ 2 : Trong chế độ 2 , bộ định thời dùng TL để chứa giá trị đếm và TH để chứa giá trị nạp lại vì vậy chế độ này còn gọi là chế độ tự nạp lại 8 bit. Sau khi đếm đến 255 sẽ xảy ra tràn,khi đó TF được đặt bằng 1 đồng thời giá trị của timer tự động được nạp lại bằng nội dung của TH.

- Chế độ 3 : Trong chế độ 3 , Timer 0 được tách thành 2 bộ Timer hoạt động độc lập , chế độ này sẽ cung cấp cho bộ vi điều khiển thêm một Timer nữa.Bộ timer thứ nhất với nguồn xung clock được lấy từ bộ chia tần trên chip hoặc từ bộ tạo xung bên ngoài qua chân T0 tùy thộc vào giá trị của bit C-/T0. Việc điều khiển hoạt động của bộ thứ nhất do bit GATE , bit TR0 và mức logic trên chân INT0 (giống chế độ 0 , 1 ,2).

Giá trị đếm của Timer được chứa trong TL0, khi xảy ra tràn cờ TF0 được đặt bằng một và gây ngắt do Timer 0 (nếu được đặt).

Bộ Timer thứ hai với nguồn xung clock lấy từ bộ chia tần trên chip. Việc hoạt động của bộ thứ hai chỉ là việc đặt giá trị của bit TR0. Giá trị đếm của Timer được chứa trong TH0, khi xảy ra tràn cờ TF1 được đặt bằng một và gây ra ngắt do Timer 1 (nếu được đặt).

Một phần của tài liệu Đề tài “NGHIÊN CỨU VỀ CẢM BIẾN, ỨNG DỤNG THIẾT KẾ MÔ HÌNH NHÀ THÔNG MINH SỬ DỤNG : CẢM BIẾN CHUYỂN ĐỘNG, CẢM BIẾN NHIỆT ĐỘ, CẢM BIẾN QUANG” pot (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)