Cơ chế điều hành khung lãi suất (6.1992 – 1995)

Một phần của tài liệu Luận văn: LÃI SUẤT TRONG TIẾN TRÌNH TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH : TÌNH HUỐNG VIỆT NAM pot (Trang 49 - 51)

Cơ chế lãi suất giai đoạn này đánh dấu một bước quan trọng trong việc điều

hành lãi suất của Ngân hàng nhà nước. Đó là cơ chế chuyển từ lãi suất thực âm sang cho cơ chế lãi suất thực dương với lãi suất cho vay bình quân (BQ) lớn hơnlãi suất tiền gửi BQ và lớn hơn tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế. Từ năm 1992 trở đi, cơ

chế lãi suất là cơ chế lãi suất dương, đảm bảo sự hài hòa lợi ích giữa người gửi tiền

và ngân hàng cho vay (Bảng 3.2 và Hình 3.2).

NHNN ấn định lãi suất cụ thể bằng quản lý lãi suất theo khung, bao gồm lãi suất tối thiểu về tiền gửi và lãi suất tối đa về tiền vay. Trong phạm vi lãi suất này Các tổ chức tín dụng được phép ấn hành các mức lãi suất tiền gửi và tiền vay cụ thể

cho từng đối tượng, đặc thù hoạt động kinh doanh và cung - cầu vốn.

Lãi suất thời kỳ này không có sự phân biệt giữa các thành phần kinh tế đã hạn

chế được tâm lý ỷ lại của các DNNN được ưu đãi.

Lãi suất ngoại tệ : NHNN quy định trần lãi suất cho vay và lãi suất huy động.

Các NHTM ra quyết định trên cơ sở lãi suất trần quốc tế và cung – cầu ngoại tệ trong nước.

Mặt tích cực của cơ chế lãi suất giai đoạn từ 6.1992 – 1995 :

Chính sách lãi suất đã được cải cách theo hướng linh hoạt hơn và phù hợp hơn

với cơ chế thị trường là bước chuyển biến quan trọng để tiến tới quá trình tự do hoá

lãi suất, làm cho lãi suất linh hoạt hơn, hạn chế đến mức thấp nhất sự can thiệp trực

tiếp của NHNN vào hoạt động của NHTM.

Sự thay đổi từ việc ấn định các mức lãi suất cụ thể sang khung lãi suất, cho phép các TCTD chủ động, tự quyết định mức lãi suất cụ thể của đơn vị mình trên

cơ sở cân đối chi phí đầu vào, đầu ra.

Mặt hạn chế của cơ chế lãi suất giai đoạn từ 6.1992 – 1995 :

Khi lãi suất tiền gửi thấp nhưng các ngân hàng cho vay lãi suất cao, các ngân hàng có lợi nhuận cao nhưng gây khó khăn đối với hoạt động của Doanh nghiệp. Ngược lại, khi lãi suất tiền gửi tăng, với việc khống chế trần lãi suất cho vay và mức trần lãi suất này ở mức thấp, chênh lệnh lãi suất đầu vào và ra ngày càng thấp

xuống làm cho lợi nhuận của Ngân hàng giảm. Hoạt động kinh doanh của Ngân

hàng yếu đi gây ảnh hưởng không tốt đến thị trường tài chính và giảm vai trò của ngân hàng đối với nền kinh tế .

Bảng 3.2 : Diễn biến lãi suất bình quân các năm 1986 – 1995

Đơn vị tính : %/tháng 1986-1990 1991 1992 1993 1994 1995 Cho vay BQ 4.3 2.5 2.5 1.5 1.6 1.7 Tiền gửi BQ 6.0 2.9 1.9 1.4 1.3 1.4 Chênh lệch -1.7 -0.4 +0.6 +0.4 +0.3 +0.3 Nguồn : IMF ( 2002)

Hình 3.2: Lãi suất tiền gửi, cho vay bình quân và chênh lệch lãi suất

BIỀU ĐỒ LÃI SUẤT GIAI ĐOẠN 1986 - 1995

-3 -2 -1 0 1 2 3 4 5 6 7 1990 - 1986 1991 1992 1993 1994 1995 NĂM I S UẤ T( % )

Cho vay bình quân Tiền gửi bình quân Chênh lệch lãi suất BQ

Nguồn : IMF (2002)

Một phần của tài liệu Luận văn: LÃI SUẤT TRONG TIẾN TRÌNH TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH : TÌNH HUỐNG VIỆT NAM pot (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)