0
Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

Quy mô trồng caosu nhỏ, sản xuất phân tán, manh mún

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH TIÊU THỤ MỦ CAO SU CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 59 -59 )

Cao su trên địa bàn toàn tỉnh chủ yếu là cao su tiểu điền, quy mô nhỏ, phân tán, manh mún, hiệu quả không cao. Theo số liệu của Trung tâm khuyến Nông – Lâm, ngư tỉnh TTH, tổng diện tích cao su trong toàn tỉnh là 7.050 ha trong đó có 1.026,17 ha đã đưa vào khai thác thuộc 4.600 hộ, diện tích bình quân 1,54 ha/hộ.

Số liệu điều tra cho thấy, diện tích bình quân/hộ và năng suất vườn cây cao su của trên địa bàn toàn tỉnh khá thấp, lần lượt là 2,8 ha/hộ và 4,23 tấn/ha.

Về mặt kỹ thuật do số lượng người tham gia trồng cao su nhiều, trong khi đó cây cao su là một cây trồng tương đối mới cho nên việc giám sát hướng dẫn kỹ thuật rất khó khăn, kinh nghiệm, kiến thức về bệnh hại cao su và kỹ thuật khai thác còn rất hạn chế.

2.4.2.2. Vấn đề chất lượng mủ cao su.

Nâng cao chất lượng mủ cao su luôn là mối quan tâm hàng đầu của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn nói chung và ngành cao su nói riêng. Chất lượng cao su Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề đáng lo ngại như hội thảo nâng cao chất lượng mủ cao su Việt Nam đã nhận định: “Những năm gần đây, diện tích, sản lượng cây cao su Việt Nam ngày càng mở rộng và tăng nhanh. Năm 2008, đạt gần 663.000 tấn, đứng thứ 5 về sản lượng và thứ 4 về xuất khẩu cao su trên toàn thế giới. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một thực tế đáng buồn: chất lượng mủ hạn chế đã dẫn đến giá cả thấp khi xuất khẩu ra thị trường thế giới. Nguyên nhân được xác định do chất lượng mủ nguyên liệu hiện nay chưa đảm bảo, không đồng đều; thiếu hệ thống quản lý chất lượng đồng bộ, một lượng lớn cao su xuất khẩu không được kiểm phẩm; sự cạnh tranh không lành mạnh giữa nhiều doanh nghiệp trong nước… đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín cũng như thương hiệu cao su Việt Nam”.

Qua điều tra tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su ở tỉnh Thừa Thiên Huế chúng tôi nhận thấy rằng hiện nay vấn đề về chất lượng mủ cao su vẫn là một

vấn đề vô cùng phức tạp. Tình trạng chăm sóc, bón phân cho vườn cây của các hộ nông dân vẫn chưa đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật; việc khai thác mủ bừa bãi vẫn thường xuyên xảy ra, nhiều nơi các hộ nông dân tiến hành cạo liên tục suốt bảy ngày trong tuần, kể cả khi cao su đang trong quá trình rụng lá; thêm vào đó sau khi cao su được thu hoạch về, một số hộ nông dân ở xã Hương Bình còn cho thêm dăm cạo, đất đá hoặc dùng phèn chua đánh đông nhằm làm tăng trọng lượng mủ cao su. Thực trạng này đã làm chất lượng mủ cao su của tỉnh TTH giảm đáng kể, không đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường xuất khẩu cũng như thị trường trong nước.

2.4.2.3. Quy hoạch tổng quan phát triển trồng cao su trên toàn tỉnh vẫn chưa thực sự hiệu quả. thực sự hiệu quả.

Mặc dù cây cao su trên toàn tỉnh được trồng thông qua các dự án đầu tư của Chính phủ nhưng việc quy hoạch vùng trồng cao su thiếu đồng bộ, phát triển vùng trồng cao su chưa theo đúng quy hoạch, đến nay một số diện tích trong vùng quy hoạch ban đầu không thực hiện trồng Cao su như huyện Hương thuỷ 430 ha; Vùng đã trồng cao su không nằm trong quy hoạch ban đầu là huyện A lưới, diện tích trồng 496 ha.

2.4.2.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật còn hạn chế.

Cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc trồng, chăm sóc, thu hoạch và tiêu thụ cao su còn yếu kém, nhiều vùng trồng cao su chưa có đường giao thông, khó khăn trong việc vận chuyển, đi lại, ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả sản xuất. Đặc biệt ở xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền vẫn chưa có đường giao thông và cây cầu bắc qua con sông ngăn cách giữa vùng cao su và khu vực dân cư, người dân cũng như các nhà thu gom cao su phải lội băng sông để thu hoạch và vận chuyển cao su. Điều này gây trở ngại rất lớn cho các hộ nông dân và các nhà thu gom.

2.4.2.5. Kiến thức và ý thức của người dân còn nhiều hạn chế.

Hiện nay, đa số người nông dân đều không nắm rõ quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và khai thác cây cao su hoặc có biết nhưng không làm đúng vì chỉ thấy những lợi ích trước mặt mà không thấy được những lợi ích lâu dài. Tình

trạng khai thác non và bán non rừng cao su vẫn diễn ra ở nhiều nơi. Điển hình là vụ việc xảy ra xã Hương Thọ, huyện Hương Trà. Năm 2002, Dự án đa dạng hóa nông nghiệp đã phủ 543 ha cao su lên xã Hương Thọ. Theo kế hoạch, năm 2010 cây bắt đầu cho khai thác mủ. Thế nhưng, người dân đã thu tiền sớm bằng cách khai thác cao su non và bán rừng cho đầu nậu. Theo thống kê, toàn xã có gần 100ha cao su bị bán cho các đầu nậu với giá 100 - 200 triệu đồng/ha. Hộ nào không bán cũng sốt sắng thu hoạch khi chưa đến kỳ. Hàng chục hécta cao su non bị ép cho mủ. (Nguồn: http://www.agro.gov.vn)

CHƯƠNG III:

GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TIÊU THỤ SẢN PHẨM MỦ CAO SU Ở THỪA THIÊN HUẾ

3.1. MỤC TIÊU VÀ QUAN ĐIỂM ĐỀ XUẤT3.1.1. Mục tiêu của giải pháp 3.1.1. Mục tiêu của giải pháp

Những giải pháp mà chúng tôi đề xuất sẽ nhằm giải quyết các mục tiêu sau đây:

- Mục tiêu chung:

+ Thúc đẩy sự phát triển của ngành cao su tỉnh Thừa Thiên Huế theo hướng bền vững

+ Ổn định đầu ra cho sản phẩm cao su + Cải thiện thu nhập cho người nông dân

- Mục tiêu cụ thể:

Đề xuất chính sách ở tầm vĩ mô nhằm tạo mọi điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia vào việc trồng và tiêu thụ cao su;

+ Chỉ ra kênh tiêu thu hợp lý nhằm giảm thiểu chi phí marketing, nâng cao thu nhập cho người sản xuất và người tham gia lưu thông;

+ Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

3.1.2. Quan điểm đề xuất của giải pháp

3.1.2.1. Coi cây cao su là một cây trồng chủ lực của tỉnh.

Điều kiện khí hậu, thờ tiết, đất đai, thổ nhưỡng ở Thừa Thiên Huế rất phù hợp với cây cao su, lao động nông dân nhàn rỗi nhiều và đa phần đều có thu nhập thấp, nhu cầu và giá cao su đang có xu hướng tăng lên, đó là các yếu tố thuận lợi để Thừa Thiên Huế phát triển cây cao su thành cây trồng chủ lực của tỉnh. Thực tế cho thấy, trước đây, Nam Đông là một huyện miền núi nghèo khó, sản xuất tự cung tự cấp, nhưng sau khi tiến hành trồng cây cao su từ năm 1993, giờ đây mức lương thực bình quân đầu người đạt gần 250 kg/1 năm, giá trị thu

nhập trên 1 đơn vị canh tác gần 25 triệu đồng/1 năm. Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội như điện, đường, trường, trạm và nước sạch được đầu tư đồng bộ theo hướng kiên cố và vững chắc, bộ mặt nông thôn miền núi ngày càng khởi sắc.

Quán triệt quan điểm này đòi hỏi nhà nước cần có chiến lược đầu tư toàn diện cho ngành ở tất cả các khâu: khâu giống; đầu tư phân bón; tập huấn kỹ thuật; xây dựng cơ sở hạ tầng phục vu cho phát triển cây cao su.

3.1.2.2. Chất lượng sản phẩm là yếu tố hàng đầu quyết định sự phát triển, mở rộng thị trường tiêu thụ và nâng cao giá trị. rộng thị trường tiêu thụ và nâng cao giá trị.

Càng tiến sâu vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thì chúng ta càng gặp phải sự kiểm soát khắc khe về chất lượng sản phẩm của các nước nhập khẩu, thu nhập của người dân ngày càng tăng thì nhu cầu về các sản phẩm có chất lượng cao ngày càng nhiều đó là quy luật khách quan. Tuy nhiên với cách làm tự phát của người nông dân và thiếu quy hoạch như hiện nay của cao su Thừa Thiên Huế thì quá trình mở rộng thị trường và nâng cao giá trị sản xuất là một vấn đề lớn. Xuất phát từ thực trạng này, chúng tôi coi trọng việc đề xuất các giải pháp gia tăng chất lượng cao su ở khâu chăm sóc, khai thác và bảo quản.

3.1.2.3. Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành cao su.

Sau khi các dự án trồng cao su của chính phủ kết thúc thì tình trạng bón non và khai thác non vườn cây cao su hoặc tự ý chuyển đỗi đất hoa màu thành đất trồng cao su đã diễn ra. Vì vậy để cây cao su có thể trở thành cây trồng chủ lực của tỉnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân thì vai trò của Nhà nước từ Trung ương đến địa phương là rất quan trọng. Xây dựng quy hoạch tổng thể vùng trồng cao su, áp dụng các đòn bẫy kinh tế như thuế, lãi suất cho vay và các biện pháp hành chính là rất cần thiết để phát triển cây cao su của tỉnh.

3.2. CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH KHẢ NĂNG TIÊU THỤ MỦ CAO SU Ở TTH Ở TTH

Như đã trình bày ở phần trước, chuỗi cung tiêu thụ mủ cao su khá dài. Từ các hộ gia đình trồng cao su đến xuất khẩu hoặc bán cho các công ty trong nước phải qua nhiều khâu trung gian; chênh lệch giá trong chuỗi cung khá lớn; chất

lượng mủ cao su chưa đảm bảo. Vì thế, để hạn chế những vấn đề trên, điều quan trọng là phải rút ngắn chuỗi cung bằng hệ thống các giải pháp cơ bản sau:

3.2.1. Nâng cao năng lực hoạt động của công ty cao su Nam Đông và công ty cổ phần chế biến và xuất khẩu cao su Hương Trà. ty cổ phần chế biến và xuất khẩu cao su Hương Trà.

Như đã phân tích từ trước, hiện nay trên toàn tỉnh có 2 công ty chế biến và xuất khẩu cao su: công ty cao su Nam Đông và công ty cổ phần chế biến và xuất khẩu cao su Hương Trà nhưng năng lực hoạt động của 2 công ty này trong thời gian gần đây là rất hạn chế. Vì thế, việc nâng cao năng lực hoạt động của 2 công ty này là rất cần thiết, góp phần to lớn vào việc tiêu thụ mủ cao su cho người nông dân, tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương.

Để nâng cao năng lực hoạt động của 2 công ty này cần thiết phải có sự giúp đỡ của nhà nước trong các khâu như tổ chức các cuộc hội thảo với nông dân, hỗ trợ về mặt thủ tục pháp lý để công ty đầu tư vốn cho người nông dân và trong thu hồi vốn, chính sách ưu đãi về thuế, giá thuê đất.

Vấn đề gặp phải hiện nay của 2 công ty là: Thứ nhất, công ty không cạnh tranh nỗi với các nhà thu gom lớn, nhỏ trong thu mua. Thứ hai, đầu ra chưa ổn định. Để giải quyết 2 vấn đề cơ bản trên chúng tôi mạnh dạng đề xuất những giải pháp sau:

- Phối hợp với chính quyền địa phương nơi trồng cao su để tổ chức các cuộc hội thảo về kỹ thuật; dưới sự hỗ trợ về mặt pháp lý của chính quyền địa phương, công ty cam kết đầu tư phân bón, vật tư cho người nông dân đồng thời ký kết các hợp đồng thu mua. Trong quá trình thu mua, thông qua phương tiện thông tin đại chúng của địa phương như loa truyền thanh để cập nhật và thông báo sự biến động giá cả đến người nông dân.

- Phát huy năng lực thu mua ở các địa điểm thu mua hiện có tại địa phương bằng cách chuyển đến vị trí thuận lợi cho người nông dân, tiến hành thanh toán tiền mặt tại chỗ cho người nông dân, tránh tình trạng thủ tục, giấy tờ phiền hà hoặc thanh toán chậm. Đồng thời ký kết hợp đồng với các nhà thu gom

lớn để họ trở thành đại lý thu mua cho công ty ở những địa phương mà công ty không thể đặt địa điểm thu mua hoặc chi phí thu mua cao.

- Tổ chức thí điểm các tổ nông dân trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản mủ cao su đúng theo quy trình kỹ thuật sau đó tiến hành thu mua với giá hợp lý (cao hơn những hộ không làm đúng quy trình kỹ thuật) nhằm đảm bảo chất lượng mủ; nhân rộng mô hình để từ đó hình thành vùng nguyên liệu có chất lượng cao, thâu tóm một lượng lớn cao su trên toàn tỉnh.

- Xây dựng website của công ty để giới thiệu thông tin về công ty và quảng bá sản phẩm của công ty nhằm tìm kiếm các nhà nhập khẩu nước ngoài và xây dựng thương hiệu, tránh tình trạng phụ thuộc quá nhiều vào các nhà nhập khẩu Trung Quốc. Hiện tại, nhu cầu cao su trong nước tương đối hạn chế nhưng không phải là không có, các công ty cần tích cực hơn nữa trong việc tìm kiếm các đối tác trong nước. Trong tương lai, ngành công nghiệp trong nước phát triển, nhu cầu về cao su thiên nhiên tăng lên, thị trường nội địa hứa hẹn sẽ là một thị trường tiêu thụ cao su lớn mà các công ty cần khai thác.

3.2.2. Tăng cường mối quan hệ hợp tác trực tiếp giữa các công ty với người nông dân trồng cao su. người nông dân trồng cao su.

Tăng cường sự hợp tác trực tiếp giữa các công ty với người nông dân trồng cao su là một giải pháp quan trọng nhất để rút ngắn chuỗi cung.

Trong thực tế hiện nay, cao su TTH chủ yếu là cao su tiểu điền, khối lượng cao su thu hoạch trong ngày là rất nhỏ lẻ và phân tán vì vậy để thiết lập mối quan hệ trực tiếp giữa các công ty và người nông dân trồng cao su là rất khó, đặc biệt là các công ty chế biến và xuất khẩu cao su ở ngoài tỉnh. Nguyên nhân chủ yếu là các công ty không có đủ điều kiện về lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật, hơn nữa tổ chức theo hướng này chi phí rất cao. Vì thế, hình thức hợp tác thích hợp nhất trong giai đoạn này phải trãi qua 2 giai đoạn:

Thứ nhất, các công ty chế biến và xuất khẩu ở ngoài tỉnh hợp tác với các

nhà thu gom lớn ở trong tỉnh trong việc bao tiêu sản phẩm thông qua các hợp đồng cụ thể. Trong các hợp đồng này ghi rõ số lượng, chủng loại và chất lượng

sản phẩm; giá cả cao su biến động theo cung cầu thị trường Thế giới vì vậy các công ty phải có trách nhiệm thông báo giá đúng cho các nhà thu gom và cam kết mua đúng với giá đã thông báo, trường hợp giá cả biến động quá nhanh khiến các nhà thu gom không theo kịp thì công ty phải có chính sách cụ thể để hỗ trợ nhà thu gom. Đối với các công ty trong tỉnh thì cần áp dụng các giải pháp như đã nêu ở trên.

Thứ hai, trên cơ sở đó các nhà thu gom lớn sẽ hợp tác trực tiếp với các

hộ nông dân trong việc cung ứng vật tư và bao tiêu sản phẩm.

Để có thể làm ăn lâu dài với nhau, các chủ thể trên cần hạn chế đến mức thấp nhất hiện tượng gian lận trong kinh doanh như: độn dăm cạo, đất đá vào mủ cao su; dùng phèn chua để đánh đông; sử dụng thiết bị cân không đạt chuẩn .v.v

3.2.3. Nâng cao chất lượng mủ cao su ở khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản. và bảo quản.

Như đã phân tích từ trước, nguyên nhân chính dẫn đến chất lượng mủ thấp là do người nông dân không tiến hành theo đúng quy trình kỹ thuật trồng và thu hoạch cây cao su; gian lận trong khâu bảo quản. Vì vậy để nâng cao chất lượng mủ cần thiết phải chú ý cải thiện các hoạt động liên quan đến các khâu này. Cụ thể như sau:

Công tác giống

Như trên đã phân tích, cao su trên địa bàn tỉnh TTH được trồng chủ yếu dưới sự đầu tư của các dự án và giống cao su được nhập về chủ yếu từ viện nghiên cứu cao su vì vậy chất lượng giống luôn được đảm bảo. Tuy nhiên, do phải vận chuyển xa nên khi cây giống đến được với người nông dân, chất lượng cũng giảm đi. Thêm vào đó, chi phí vận chuyển lớn đẩy giá thành của cây giống lên cao. Vì vậy, về lâu dài, tỉnh cần nhanh chóng thành lập vườn ươm, cung cấp

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH TIÊU THỤ MỦ CAO SU CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 59 -59 )

×