VỤ ĐĂNG KÝ THỐNG KÊ ĐẤT ĐA

Một phần của tài liệu tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp tại huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội (Trang 39 - 61)

………

5. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý Nhà nước về đất nông nghiệp

Đất nông nghiệp là một bộ phận của tổng quỹ đất của cả nước. Nó được hình thành nhờ vào quá trình phong hoá đá mẹ, đất là sản phẩm của tự nhiên, do tự nhiên tạo ra. Chính vì vậy việc sử dụng và quản lý sủ dụng đất nông nghiệp bị chi phối bởi điều kiện tự nhiên, quy luật sinh thái tự nhiên, quy luật kinh tế - xã hội, yếu tố khoa học công nghệ và tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đất nông nghiệp.

5.1. Điều kiện tự nhiên.

Đất nông nghiệp được sử dụng vào mục đích nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, cày cấy thí nghiệm về nông nghiệp). Sản xuất nông nghiệp lại là một ngành chịu nhiều ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên: thời tiết, khí hậu, chế độ gió mùa…Tuy có sự phát triển của khoa học, công nghệ, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhưng đời sống sản xuất nông nghiệp vẫn luôn gắn liền với điều kiện tự nhiên, những biện pháp áp dụng chỉ có thể hạn chế một phần các tác động có hại của thiên nhiên đến quá trình sản xuất mà thôi. Việc sản xuất nông nghiệp không thể tách rời hoàn toàn với thiên nhiên. Thiên nhiên, điều kiện tự nhiên vẫn là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp như câu tục ngữ : “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”

Sử dụng đất nông nghiệp phải chú ý đến điều kiện tự nhiên, thời tiết, khí hậu, ẩm độ, chế độ mưa nắng …Mặt khác đất nông nghiệp phân bố ở nhiều vùng khác nhau chế độ dinh dưỡng, độ màu mỡ, phì nhiêu cũng khác nhau…Chính vì vậy năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế trên các loại đất nông nghiệp cũng khác nhau, trên các vùng khác nhau là khác nhau. Để làm tốt công tác quản lý người quản lý phải có chính sách linh hoạt, phù hợp với từng điều kiện cụ thể. Chính vì thế trong khi tính giá tiền sử dụng đất, tiền thuê đất nhà nước đã có những chế tài phân chia ra nhiều loại đất nông nghiệp khác nhau, dựa trên sự phân chia đó để tính tiền sử dụng đất. Ngoài ra

tùy vàođời sống thực tế ở một số địa phương, tình hình thiên tai của vùng gặp phải như thế nào mà nguời quản lý có chế độ hỗ trợ, miễn giảm, không thu tiền thuế tạo điều kiện cho người sử dụng đất.

Như chúng ta biết đất đai có chế độ dinh dưỡng, thành phần cơ giới, địa hình, địa mạo… khác nhau, cây trồng, vật nuôi không thể sống trong môi trường mà chế độ đất đai, nước, dinh dưỡng, địa hình ,,không tương thích. Quản lý Nhà nước về đất đai phải lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sao cho đúng, không thể đưa cây trồng, vật nuôi vào những nơi điều kiện tự nhiên không thích hợp. Cố gắng xây dựng một nền nông nghiệp có hiệu quả, gắn liền với cuộc sống con người.

5. 2. Điều kiện kinh tế xã hội:

Đây là một nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý Nhà nước về đất nông nghiệp, Điều kiện kinh tế xã hội và hiện trạng sử dụng đất có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nhìn vào điều kiện kinh tế xã hội của một đất nước, một địa phương. ..có thể thấy được tình hình, hiện trạng sử dụng đất của đất nước, địa phương đó. Liệu đất nước, địa phương đó có đủ trình độ để áp dụng khoa học vào sản xuất, khai thác đất nông nghiệp hay không? trình độ, nhận thức, giá trị thu lại trên diệc tích đất sử dụng có cao hay không? Ngược lại khi nhìn vào hiện trạng sử dụng đất có thể thấy được trình độ phát triển kinh tế của vùng, địa phương, thành phố đó. Cụ thể, một đất nước, địa phương khai thác đất với quy mô tập trung, theo mô hình tổ chức có quy hoạch, khoa học công nghệ cao, thu nhập mang lại lớn thì dĩ nhiên nước đó là một nước có nền kinh tế phát triển. Mối quan hệ qua lại giữa sử dụng, quản lý đất đai và đời sống kinh tế - xã hội thể hiện rất rõ theo những khía cạnh sau:

- Khi nền kinh tế - xã hội phát triển nhu cầu của con người cũng thay đổi không những về mặt số lượng mà còn về mặt chất lượng. Sản phẩm mà xã hôi đòi hỏi ngày càng nhiều, nhiều nhu cầu về các sản phẩm nông nghiệp mới, đa

vào sản xuất nông nghiệp cũng tăng nhanh, khả năng khai thác nguồn lực đất đai của con người cũng tăng lên. Sản phẩm nông nghiệp vì thế cũng thay đổi nhiều. So với trước kia sản phẩm nông nghiệp thô sơ rất ít chủng loại thì ngày nay sản phẩm nông nghiệp đa dạng, phong phú nhiều loại sản phẩm mới lạ, nhiều giống mới do lai tạo, do nhập khẩu…phản ánh mối quan hệ giữa điều kiện kinh tế - xã hội và hiện trạng của công tác quản lý Nhà nước về đất nông nghiệp.

- Ngược lại, Sản xuất nông nghiệp phát triển góp phần nâng cao thu nhập cho người trông trọt, chăn nuôi và chính vì vậy con người có đời sống cao hơn. Xã hội cũng phát triển theo sự đóng góp của các cá nhân, tổ chức…

Trên đây là mối quan hệ qua lại giữa điều kiện kinh tế - xã hội và công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp. Trong xu hướng phát triển của xã hội cơ cấu kinh tế phải chuyển dịch phù hợp xu thế phát triển và tình hình thực tế của đất nước. Cơ cấu thương mại dịch vụ - công nghiệp – nông nghiệp phát triển đi đôi với quy hoạch các quỹ đất đai phục vụ cho mục đích phát triển.

Trên thế giới, tình hình kinh tế - xã hội phong tục tập quán của con người cũng khác nhau nên phan bố cách quản lý đất đai cũng khác nhau. Nước ta không thể áp dụng công tác quản lý của nước khác, chế độ chính sách quản lý cũng phải co sự sai khác, có thể học hỏi kinh nghiệm của các nước khác nhưng không thể áp dụng một cách rập khuôn, giáo điều vì như thế chỉ là sự áp dụng một cách máy móc không khoa học.

Như vậy mối quan hệ ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội và công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp là rất rõ ràng, người quản lý phải có phương pháp, cách thức, quy định hợp, linh hoạt để công tác quản lý đi cùng với lợi ích của cá nhân, hộ gia đình, tổ chức sử dụng đất cũng như lợi ích của xã hội.

5.3.Yếu tố khoa học và công nghệ công nghệ ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp

Đất nông nghiệp là tài nguyên vô giá và đặc biệt của nền sản xuất xã hội của nước ta, nó vừa là đối tượng sản xuất vừa là tư liệu sản xuất quan trọng. Trong quá trình khai thác, sử dụng đất nông nghiệp người sản xuất phải áp dụng các biện pháp khoa học, kỹ thuật, các tiến bộ công nghệ khoa học tiến tiến. Biết cách áp dụng, khai thác nguồn lực khoa học kỹ thuật thì khả năng làm việc đối với đất đai, khắc phục điều kiện khó khăn của thiên nhiên để trồng trọt, sản xuất nâng cao chất lượng, tạo ra các nguồn giống với chất lượng mới, khả năng thích nghi cao với điều kiện tự nhiên.

Quá trình phát triển của nền nông nghiệp nước ta và các nước khác trên thế giới từ trước đến nay đã chứng minh sức mạnh của khoa học công nghệ ứng dụng đóng góp cho công tác sản xuất nông nghiệp, từ đó tác động đến công tác quản lý Nhà nước về đất nông nghiệp.

Sau khi đất nước đổi mới nhiều thay đổi trong chính sách, định hướng, phương pháp của nhà nước. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; đã làm cho năng suất, sản lượng, chất lượng của sản xuất nông nghiệp tăng lên nhanh chóng. Đất nước chúng ta từ một nước đói nghèo trở thành một nước có nền nông nghiệp phát triển. Đất nước không những thoát khỏi tình hình đói ăn (những năm 45) mà còn trở thành một trong những nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo, cà fe, chè, điều…

Thực tế đã chứng minh lợi ích của việc áp dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật vào sự phát triển của nền sản xuất nông nghiệp. Để có được nền nông nghiệp phát triển thì nhà nước. Chính phủ cần có chính sách kịp thời nhạy bén khuyến khích áp dụng,cải tiến, nghiên cứu khoa học… về sản xuất nông nghiệp. Song song với nó Nhà nước phải áp dụng tiến bộ công nghệ để bảo tồn, bảo vệ nền sản xuất nông nghiệp, quỹ đất đai nói chung và quỹ đất nông nghiệp nói riêng…và nâng cao chất lượng của công tác

bản đồ giấy bằng những bản đồ số hoá,bản đồ công nghệ cao để lập, điều chỉnh công tác quản lý Nhà nước phù hợp hơn, khoa hơn, nhanh chóng, thuận tiện hơn.

5.4. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đất nông nghiệp,

Mỗi chế độ chính trị được thiết lập thì có một bộ máy quản lý khác nhau. Cơ cấu tổ chức, phân công chức năng, quyền hạn của bộ máy quản lý đó cũng khác nhau phù hợp với từng điều kiện cụ thể của đất nước sở tại. Đối với nước ta chế độ sở hữu đất đai được công nhận là chế độ sở hữu của toàn dân (Luật Đất đai năm 2003), Nhà nước thống nhất quản lý đất đai trên phạm vi cả nước. Nhà nước là người có quyền tối cao đối với đất đai trên phạm vi cả nước. Chính vì vậy cơ cấu bộ máy quản lý nhà nước về đất đai ở nước ta cũng khác với các nước công nhận chế độ sở hữu tư nhân., Sự sai khác về cơ cấu, tổ chức, phân quyền… không những phụ thuộc vào chế độ sở hữu của nước sở tại mà còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khác như: yếu tố dân tộc, yếu tố tự nhiên, yếu tố lịch sử, yếu tố truyền thống…Nhà nước ta là cơ quan quyền lực lớn nhất nước, nhà nước ta có quyền định đoạt tối cao đối với đất đai trên toàn vùng, lãnh thổ quốc gia.

Hệ thống cơ quan quản lý được tổ chức, thiết lập, phân cấp, phân quyền từ trung ương đến địa phương. Cơ quan cao nhất, có quyền hạn lớn nhất trong bộ máy quản lý Nhà nước về đất đai và môi trường là Bộ tài nguyên và Môi trường (được thành lập theo nghị định 91/CP, ngày 11/11/2002) là cơ quan trực thuộc của chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai, tài nguyên, môi trường, đo đạc bản đồ, quản lý hành chính, dịch vụ công… Ngoài ra ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có các Sở Tài nguyên và Môi trường. Ở các huyện, thành phố quận, thị xã, xã, phường có các phòng tài nguyên môi trường. Các sở, phòng này chịu trách nhiệm quản lý về các lĩnh vực có liên quan trên địa bàn được giao, thực hiện các nhiệm vụ được phân cấp và báo cáo lên cấp trên trực tiếp tình hình sử

dụng đất đai để nắm bắt được tình hình sử dụng đất một cách nhanh nhất, đầy đủ nhất.

Nước ta với cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đất đai như đã trình bày ở phần 4.2 có nhiều thuận lợi, nhưng đồng thời còn tồn tại nhiều bất cấp, Cụ thể:

Bộ Tài nguyên và Môi trường đóng vai trò cao nhất báo cáo lên chính phủ và quốc hộ về tình hình của lĩnh vực mình quản lý, các cấp, các ngành quản lý có liên quan báo cáo lên cấp trên trực tiếp của mình. Do đó, công tác quản lý rất thống nhất theo một hướng chung. Tuy nhiên sẽ có khó khăn lớn nếu một khâu, một bộ phận trong hệ thống làm việc không tập trung, không hiệu quả dễ làm cho cả bộ máy hoạt động không hiệu quả theo.

Muốn công việc quản lý hiệu quả bộ máy phải được tổ chức thật phù hợp về cơ cấu, trách nhiệm, quyền hạn, phân chia phối hợp với các ngành, lĩnh vực khác có liên quan, có sự hướng dẫn bám sát của cơ quan ban ngành, chức năng.

Chương II:

Thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Thanh Trì ảnh hưởng đến quản lý sử dụng đất nông nghiệp.

1.1 Điều kiện tự nhiên;

Huyện Thanh Trì là một huyện nằm cửa ngõ của thủ đô Hà Nội. Nằm ở vị trí toạ độ từ 20050’ đến 21000’ vĩ độ bắc, 105045’ đến 105056’ kinh đông, về phía nam của thủ đô Hà Nội.Trên địa bàn huyện có nhiều tuyến đường quan trọng chạy qua như: quốc lộ 1A, 1B, tuyến đường sắt bắc – nam…,,huyện Thanh Trì giáp với quận Hoàng Mai về phía bắc, phiá nam giáp huyện Thường Tín và huyện Thanh Oai tỉnh Hà Tây, phía tây là sông Hồng, giáp quận Thanh Xuân, thị xã Hà Đông - tỉnh Hà Tây. Với vị trí địa lý này huyện Thanh Trì có nhiều điều kiện thuận lợi để giao lưu văn hoá, kinh tế, thông thương với các huyện khác lân cận và với cả nước, Một lợi thế lớn của huyện là ở trên địa bàn thành phố Hà Nội trái tim của cả nước nơi được xem như vùng kinh tế trọng điểm của phía Bắc của cả nước.

► Nếu tính theo hướng bắc nam thì huyện Thanh Trì có chiều dài là 8 Km gồm 15 xã và một thị trấn (thị trấn Văn Điển) với diện tích đất tự nhiện vào khoảng 6292,71 ha.

► Địa hình của huyện Thanh Trì là một vùng đất trũng nằm ven đê sông Hồng, độ cao trung bình của huyện đạt từ 4,5 – 5,5 m, độ dốc nghiêng theo chiều từ bắc xuống nam và từ tây sang đông, Phía tây của huyện là dòng sông Hồng giàu phù sa màu mỡ bồi đắp, nên chủ yếu đất đai của huyện là đất phù sa, một phận còn lại là đất cát phân bố ở các xã Yên Mỹ, Duyên Hà, Vạn Phúc…đây là nơi hội tụ của đất phù sa bồi tụ với diện tích khoảng 1174 ha. Vùng nội đầm chiếm diện tích vào khoảng 5117 ha gồm 12 xã và một thị trấn, Vùng này có sự chia cắt bởi có con sông Tô Lịch, sông Nhuệ chạy qua.Vùng này có rất nhiều các ao, hồ, đầm, ruộng

trũng,…Nói chung với địa hình như thế huyện Thanh Trì rất có điều kiện phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản, trồng nông nghiệp lúa nước. Nhưng vào mùa mưa thì sẽ là một khó khăn rất lớn cho công tác nông nghiệp do ứ đọng nước gây ngập úng, tràn bờ, giảm tính đàn hồi của đất, hiệu quả kinh tế thu lại thấp. Ngoài ra huyện Thanh Trì còn thấp hơn các vùng nội thành thành phố Hà Nội, nên rất dễ bị ô nhiễm do chất thải từ trong nội thành thành phố Hà Nội chảy ra, vào mùa mưa nước thải chảy về huyện Thanh Trì rất nhiêu gây ô nhiễm các con sông, vùng hồ, đầm … Cộng với chế độ thuỷ văn của Sông Nhuệ, sông Hồng. Vào tháng 7 tháng 8 toàn bộ bãi ngoài đê sông Hồng bị ngập úng, còn vùng nội đồng tưới tiêu thoát úng càng khó khăn hơn do địa hình thấp hơn những vùng khác của huyện và các vùng giáp ranh. Chính vì những lý do này vào mùa mưa huyện cần nâng cao trách nhiệm, tinh thần, cơ sở vật chất, kỹ thuật chống úng tiêu nước cho các vùng đất, đồng ruộng.

► Huyện Thanh Trì nằm trong vùng châu thổ sông Hồng,Vì vậy thích hợp cho việc trồng các cây nhiệt đới, ưu nóng ẩm, cây trồng ưa nắng, thích nhiệt độ cao…Nhưng cũng cần đề phòng dịch bệnh do độ ẩm ở mức cao, sâu bệnh, rầy lá dễ lây lan, phát triển trên diện rộng.

1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 1.2.1 Dân số nguồn lao động.

Quy mô dân số của huyện Thanh Trì tính đến cuối năm 2005 là

164 000 người, mật độ dân số là 2600 người/Km2, tỷ suất sinh là 17,2 % trong đó số lao động trong độ tuổi lao động chiến 58,3 % tương đương 89439 người. Số người có việc làm khoảng 71442 người chiếm 87,85%, đại đa số nguồn lao động làm việc trong ngành nông nghiệp chỉ một phần

Một phần của tài liệu tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp tại huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội (Trang 39 - 61)