- Lời tuyên ngôn độc lập và hòa bình trang trọng, hùng hồn trong không gian,
TỰA “TRÍCH DIỄM THI TẬP”
(“Trích diễm thi tập” tự - HOÀNG ĐỨC LƯƠNG) I. TÌM HIỂU CHUNG:
- Hoàng Đức Lương là một trí thức giàu lòng yêu nước, coi nền văn hiến dân tộc như là một bộ phận cấu thành của ý thức độc lập dân tộc. Sưu tầm, biên soạn Trích diễmthi tập (tuyển tập những bài thơ hay) là một trong những minh chứng cụ thể và tiêu biểu nhất cho ý thức dân tộc. Việc biên soạn Trích diễm thi tập nằm trong trào lưu phục hưng dân tộc, phục hưng văn hóa của các nhà văn hóa nước ta ở thế kỉ XV.
- Lời tựa cho tập thơ này được viết vào năm 1497. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:
a) Nội dung:
- Phần một: Lí do biên soạn Trích diễm thi tập.
+ Không do ý muốn chủ quan của tác giả mà là yêu cầu của thời đại.
+ Những nguyên nhân để thơ văn không lưu hành hết ở đời (bốn nguyên nhân chủ quan và hai nguyên nhân khách quan).
- Phần hai: Thuật lại quá trình hình thành Trích diễm thi tập, nội dung và kết cấu tác phẩm.
+ Động cơ lam Trích diễm thi tập: Đau xót trước thực trạng văn bản thơ ca của dân tộc, thấy lòng tự tôn dân tộc bị tổn thương.
+ Những khó khăn khi biên soạn: Thư tịch cũ không còn, tác giả phải nhặt nhạnh, hỏi quanh… rồi phân loại, chia quyển.
+ Nội dung và kết cấu gồm sáu quyển chia hai phần: phần chính là thơ ca của tác gia thời Trần, đầu Lê; phần phụ lục là thơ ca của Hoàng Đức Lương.
b) Nghệ thuật:
- Cách lập luận chặt chẽ.
- Sự hòa quyện giữa chất trữ tình và nghị luận. c) Ý nghĩa văn bản:
Niềm tự hào sâu sắc, lòng yêu nước và ý thức trách nhiệm cao trong việc trân trọng bảo tồn di sản văn học dân tộc.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
Nhận xét nào dưới đây là chính xác nhất về sức thuyết phục của bài Tựa “Trích diễmthi tập”?
A. Văn phong sắc sảo, tỉnh táo.
B. Sự kết hợp hài hòa giữa chất trữ tình và nghệ thuật nghị luận. C. Dẫn chứng sinh động.
D. Tình cảm chân thành, sôi nổi.
Đọc thêm: