Các giai đoạn chính trong nuôi cấy mô tế bào thực vật 1 Khái niệm nuôi cấy bao phấn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tạo vật liệu khởi đầu phục vụ cho tạo giống bằng kỹ thuật nuôi cấy bao phấn ở cây lúa (Trang 27 - 28)

Nuôi cấy bao phấn chứa các bào tử hoặc hạt phấn chƣa chín trong môi trƣờng nhân tạo nhằm tạo cây đơn bội và đƣợc sử dụng rộng rãi trong cải tiến giống cây trồng. Thông qua phƣơng pháp này rút ngắn thời gian chọn tạo, tăng tính biến dị cho chọn lọc và giải quyết vấn đề lai xa. Từ đó tạo dòng thần từ nuôi cấy bao phấn F1 hoăc F2 trong thời gian ngắn. Kỹ thuật nuôi cấy invitro kích thích tiểu bào tử phát triển thành cây trong môi trƣờng nuôi cấy bao phấn và hạt phấn. Cho phép nhân nhanh chóng, tạo ra hàng loạt cây đơn bội đó là một lối thoát kì diệu đối với ứng dụng cây đơn bội, di truyền giống cây trồng [10].

Bình thƣờng sự phát triển của tế bào sinh dục đực trong bao phấn đi theo các giai đoạn sau: Từ bào tử tế bào mẹ thông qua tính phân bào giảm nhiễm hình thành tiểu bào tử (đơn bội). Sau đó các tiểu bào tử hình thành các giao tử đực (hạt phấn cũng đơn bội). Nhƣng khi ta đƣa bao phấn và nuôi cấy trong môi trƣờng nhân tạo, sự phát triển của tiểu bào tử sẽ khác đi. Dƣới sự tác động của hàng loạt các yếu tố trong môi trƣờng nhân tạo, đặc biệt là các chất kích thích sinh trƣởng, trong tế bào sẽ diễn ra quá trình phản phân hoá, từ đó các bào tử sẽ phân chia thành mô sẹo, các mô sẹo này lúc đầu là đơn bội. Sau đó tuỳ theo từng điều kiện nuôi cấy chúng có thể là đơn bội hay lƣỡng bội hoá, khi chuyển vào trong môi trƣờng tái sinh cây, ta sẽ thu đƣợc cây đơn bội hay lƣỡng bội. Khi cần thiết cây đơn bội thu đựơc ta có thể xử lý bằng colchicine để lƣỡng bội hoá dòng đơn bội thu đƣợc (Theo Phan Khải, Vũ Đức Quang và cộng sự, 1990).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tạo vật liệu khởi đầu phục vụ cho tạo giống bằng kỹ thuật nuôi cấy bao phấn ở cây lúa (Trang 27 - 28)