Định hướng phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng TMCP Ngoạ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển hình thức thanh toán thẻ tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long (Trang 30 - 32)

Thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long

Là Chi nhánh cấp I của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thăng Long luôn ý thức được cần phải phát triển mạnh mẽ hoạt động thanh toán thẻ .Điều này được thể hiện trên các mặt:

3.1.1. Đối với nghiệp vụ phát hành thẻ

Nhiệm vụ trọng tâm của ngân hàng là tập trung nỗ lực để đẩy mạnh công tác phát hành thẻ, phối hợp phòng thẻ với các phòng ban khác như phòng tín dụng, phòng hối đoái, nhằm tạo nên sự nhịp nhàng trong phát hành thẻ, nhằm cải tiến cả về chất lượng và số lượng của hoạt động này.

Nhằm giới thiệu rộng rãi hình thức thanh toán tiên tiến này, các chương trình tiếp thị, quảng cáo, khuyến mại lớn cần được xúc tiến cả về chiều rộng và chiều sâu.

Bên cạnh việc củng cố các sản phẩm hiện có, việc đưa ra các sản phẩm mới cũng là điều kiện tiên quyết để chiếm lĩnh thị trường đầy tiềm năng này.

- Tiếp tục triển khai và phát triển hơn nữa hệ thống ATM toàn quốc, đưa hệ thống ATM vào cuộc sống.

- Nghiên cứu phát hành thẻ ghi nợ, cho phép khách hàng chi tiêu trên số dư tài khoản của mình mà không chịu lãi suất tín dụng, ngoài ra khách hàng còn được hưởng lãi trên số dư tài khoản của mình.

- Phát hành thẻ liên kết (Co-branch) với các tổ chức, công ty trong nước như: hàng các đơn vị có mối quan hệ làm ăn thường xuyên, lâu dài.

- Phát hành thẻ công ty (Corperate/Business card). Đây là loại thẻ phát hành theo yêu cầu của các công ty cho nhân viên của công ty. Việc chi tiêu thẻ sẽ do công ty thanh toán.

Để thực hiện điều này, ngân hàng cũng sẽ đưa ra những điều kiện phát hành thẻ mang tính khuyến khích đối với khách hàng trên cơ sở vẫn đảm bảo an toàn cho ngân hàng.

3.1.2. Đối với nghiệp vụ thanh toán thẻ

Đảm bảo cho các phần mềm quản lý và xử lý cấp phép, thanh toán hoạt động ổn định, tăng cường phối hợp với bưu điện và các đối tác nước ngoài có liên quan nhằm khắc phục các lỗi hệ thống.

Đầu tư vào chiến lược Marketing để mở rộng thị trường sử dụng và thanh toán thẻ dưới các hình thức: tăng chi phí cho Marketing để nghiên cứu phát triển loại thẻ mới, khuyến mại cho khách hàng sử dụng thẻ, tranh thủ kinh nghiệm và nguồn lực của các đối tác nước ngoài.

Duy trì và phát triển các cơ sở chấp nhận thẻ (CSCNT) song song với việc tự động hóa và nâng cao chất lượng phục vụ thanh toán thẻ tại các cơ sở này. Hợp tác với các ngân hàng chưa thanh toán thẻ để mở rộng mạng lưới CSCNT. Giảm phí cho các

CSCNT có doanh số thanh toán lớn và ổn định, trang bị thêm một số máy EDC, CAT cho các CSCNT.

3.1.3. Về tổ chức, con người

Tổ chức tập huấn trong và ngoài nước cho đội ngũ cán bộ nhân viên để đáp ứng với đòi hỏi ngày càng cao của sự thay đổi công nghệ thẻ trên thế giới.

Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, khen thưởng cho anh chị em nhân viên nhằm tạo lập mối quan hệ tốt trong đội ngũ nhân viên để có thể giúp đỡ và trao dồi kinh nghiệm nghề nghiệp với nhau. Đồng thời tạo sự gắn kết giữa nhân viên với Ngân hàng, giúp cho nhân viên luôn có tinh thần trách nhiệm, cống hiến và phấn trấn khi làm việc để đem lại kết quả tốt nhất.

3.1.4. Về công nghệ, kỹ thuật

Đầu tư thêm một số máy móc hiện đại kết hợp với nâng cấp và hoàn thiện tiếp hệ thống máy móc hiện có. Dần dần đồng bộ hóa hệ thống mày móc kỹ thuật dùng trong lĩnh vực thẻ. Định kỳ mời chuyên gia nước ngoài sang bảo dưỡng các thiết bị phục vụ phát hành và thanh toán thẻ.

3.2

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển hình thức thanh toán thẻ tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long (Trang 30 - 32)