Tạo cây hoàn chỉnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp tạo đa chồi để nhân nhanh cây Ngưu tất (Achyranthes bidentata blume) bằng kĩ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật (Trang 37 - 39)

Ra rễ là khâu cuối cùng của giai đoạn nghiên cứu in vitro. Chất kích thích sinh trưởng được dùng chủ yếu ở giai đoạn này thuộc nhóm Auxin. IBA và NAA là những chất kích thích chủ yếu tác động lên quá trình phân chia tế bào và sự hình thành rễ.

3.3.1. Ảnh hưởng của NAA đến khả năng hình thành rễ của cây Ngưu tất

Các chồi đỉnh của cây Ngưu tất được nuôi cấy trong môi trường có chứa NAA ở các nồng độ khác nhau để nghiên cứu sự ảnh hưởng của nó đến sự hình thành rễ. Kết quả thu được được thể hiện ở bảng 6 và hình 9 dưới đây.

Bảng 6: Ảnh hưởng của NAA đến khả năng tạo rễ của cây Ngưu tất

CTMT NAA ( mg/l ) Tỷ lệ chồi ra rễ ( % ) Tổng số rễ/mẫu Chất lượng rễ ĐC 0 100 5,59 + NTE1 0,1 100 6,35 + + NTE2 0,2 100 6,84 + + NTE3 0,3 100 7,98 + + + NTE4 0,4 100 7,31 + + + NTE5 0,5 100 6,67 + +

Ghi chú: +: Rễ mảnh, ngắn; + + : Rễ mảnh, dài; + + +: Rễ mảnh, dài và nhiều Tất cả các môi trường đều ra rễ đạt 100% và không có hiện tượng xuất hiện mô sẹo quanh gốc cây.

Trên các môi trường NTE1, NTE2, NTE5 có tỷ lệ rễ tạo thành lần lượt là 6,35; 6,84; 6,67 (rễ/mẫu), các rễ mảnh và dài. Còn ở môi trường NTE3, NTE4 các rễ hình thành nhiều, mảnh và dài. Nhưng ở môi trường NTE3 có số rễ hình thành nhiều nhất là 7,98 (rễ). Do đó chúng tôi lựa chọn môi trường NTE3 là môi trường tạo rễ thích hợp cho cây Ngưu tất.

Cũng như thí nghiệm trên chúng tôi tiến hành thí nghiệm sự ảnh hưởng của IBA với các nồng độ khác nhau đến khả năng hình thành rễ của

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp tạo đa chồi để nhân nhanh cây Ngưu tất (Achyranthes bidentata blume) bằng kĩ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w