1. 1 Hệ thống thông tin di độngthế hệ 1 (1G)
4.2.2 Quy hoạch dung lượng của LTE
Quy hoạch dung lượng là điều kiện thứ hai để tính được số trạm cần thiết để lắp đặt cho một vùng cụ thể, ở đây là TP.HCM. Dựa trên dân số của các quận của TP.HCM được liệt kê ở bảng 3.8 ở chương 3, cùng với việc chọn tốc độ mã hóa và điều chế (MCS), băng thông kênh truyền, kỹ thuật anten được sử dụng ta tính toán được số trạm cần thiết được lắp đặt. Đồng thời chương trình mô phỏng cũng tính toán được tốc độ đỉnh tối đa mà LTE có thể đạt được đối với mỗi băng thông kênh
Chương 4: Mô phỏng.
truyền cụ thể. Băng thông kênh truyền được sử dụng trong phần mô phỏng này bao gồm các băng thông của LTE : 1.4 MHz, 3 MHz, 5 MHz, 10 MHz, 20 MHz. Các phương thức điều chế bao gồm QPSK, 16QAM, 64QAM với các tốc độ mã hóa khác nhau. Các kỹ thuật anten được sử dụng là dòng đơn, 2x2 MIMO, 4x4 MIMO.
Hình 4.9 : Quy hoạc dung lượng LTE
Vì chỉ có hai bảng thông số về quỹ đường truyền, nên các thông số tính toán cho phần quy hoạch còn giới hạn nhiều. Ở phần quy hoạch dung lượng này, ta chọn băng thông kênh truyền là 1.4 Mbps tương ứng với quỹ đường truyền với băng thông 1 MHz của LTE. Hệ số utilisation được chọn là 0.6 và PAPR là 1.1, từ đó ta tính được tốc độ đỉnh tối đa là 0.86 Mbps. Số BS cho từng quận huyện của TP.HCM được liệt kê trên bảng và số BS tổng là tổng số BS của toàn thành phố có kết quả là 7863 trạm.
Từ mô phỏng này, ta có thể tính được tốc độ đỉnh tối đa (peak data rate) của LTE ứng với băng thông kênh truyền. Trên thực tế, băng thông kênh truyền của LTE lên đến 20 MHz, vì thế tốc độ đỉnh tối đa của LTE sẽ là 172.8 Mbps.
Chương 4: Mô phỏng.
Hình 4.10: Tính toán tốc độ đỉnh