Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất.

Một phần của tài liệu 40 Tổ chức bộ máy Kế toán & phần hành Kế toán tại Công ty Thuốc lá Thăng Long (Trang 35)

Như đã giới thiệu ở mục 1.2.3.1, quy trình công nghệ của Công ty Thuốc lá Thăng Long rất phức tạp, gồm nhiều giai đoạn, hoạt động sản xuất sản phẩm diễn ra ở nhiều phân xưởng. Mặt khác, yêu cầu quản lý chi phí cũng đòi hỏi sự theo dõi chi tiết chi phí sản xuất tại nơi phát sinh.Vì vậy, đối tượng hạch toán chi phí của Công ty được xác định là phân xưởng sản xuất. Theo đó, chi phí sản xuất phát sinh trực tiếp tại phân xưởng nào được tập hợp ngay cho phân xưởng đó, còn các chi phí sản xuất chung liên quan đến nhiều phân xưởng được theo dõi chung, đến cuối kì cũng được phân bổ cho từng phân xưởng theo tiêu thức phù hợp.

Đặc biệt, trong công tác hạch toán chi phí NVL trực tiếp, đối tượng hạch toán chi phí được quy định vừa là phân xưởng vừa là sản phẩm thuốc lá.Theo đó, đối với những nguyên liệu, phụ liệu xuất dùng để sản xuất cho một sản phẩm riêng biệt như sợi, bao, tút,… sau khi được tập hợp theo các phân xưởng, tiếp tục được theo dõi riêng cho từng sản phẩm. Còn các phụ liệu dùng chung cho nhiều sản phẩm như giấy cuốn điếu, sáp, đầu lọc…chỉ được hạch toán theo phân xưởng. Việc hạch toán chi phí NVL trực tiếp theo cả 2 đối tượng trên giúp Công ty xác định chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đúng đắn hơn.

Với đặc điểm tổ chức sản xuất và yêu cầu quản lý, đồng thời phù hợp với các thông lệ kế toán, Công ty tiến hành tổng hợp và phân bổ chi phí theo các khoản mục chi phí là:

- Chi phí NVL trực tiếp (CPNVLTT) - Chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT) - Chi phí sản xuất chung (CPSXC)

Một phần của tài liệu 40 Tổ chức bộ máy Kế toán & phần hành Kế toán tại Công ty Thuốc lá Thăng Long (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w