Nhận xét về thực trạng kiểm toán các khoản nợ phải trả do AASC thực

Một phần của tài liệu 28 Kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán (AASC) thực hiện (Trang 93 - 98)

I. Tổng quan về kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán báo cáo

1.Nhận xét về thực trạng kiểm toán các khoản nợ phải trả do AASC thực

trả do AASC thực hiện

Kiểm toán các khoản nợ phải trả là một trong những phần hành cấu thành nên kiểm toán báo cáo tài chính. Và đây cũng đợc coi là khoản mục quan trọng, có ảnh hởng đáng kể đến sự thành công của toàn bộ quá trình kiểm toán.

Nh ta đã biết các khoản nợ phải trả là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp, nó đợc phát sinh từ trong giao dịch và sự kiện đã qua mà doanh nghiệp phải có nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ này từ các nguồn lực của mình. Đây cũng đợc coi là một khoản mục có ảnh hởng trọng yếu trên Báo cáo tài chính của doanh nghiệp vì chúng là nguồn tài trợ cho quá trình sản xuất kinh doanh và có tác động trực tiếp đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Nếu các khoản phải trả không đợc quản lý chặt chẽ thì khả năng thanh toán trong doanh nghiệp sẽ không đợc đảm bảo và làm cho doanh nghiệp bị mất cân đối về tình hình tài chính. Do đó, khi tiến hành kiểm toán các khoản phải trả kiểm toán viên phải thực hiện đầy đủ các bớc công việc đã đợc thiết kế trong chơng trình kiểm toán mẫu, nhăm đảm bảo cuộc kiểm toán thực hiện đạt hiệu quả cao về chất lợng cũng nh đảm bảo tính kinh tế và hạn chế những rủi ro kiểm toán có thể xảy ra.

Quá trình kiểm toán các khoản nợ phải trả tại Công ty AASC đã có đợc nhiều thành công, nhng bên cạnh đó cũng không tránh khỏi những hạn chế đã xảy ra trong quá trình thực hiện kiểm toán.

1.1. Chuẩn bị kiểm toán

 Về xác định mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán

Đánh giá trọng yếu và rủi ro đối với kiểm toán các khoản phải trả là công việc quan trọng trong mỗi cuộc kiểm toán vì nó giúp kiểm toán viên lập kế hoạch và thiết kế chơng trình kiểm toán phù hợp đối với mỗi khách hàng. Nhng đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán là một công việc rất phức tạp và phụ thuộc rất lớn vào óc xét đoán của kiểm toán viên.

Là một Công ty kiểm toán hàng đầu và có nhiều kinh nghiêm trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán tại Việt Nam. AASC đã xây dựng cho mình một chơng trình đánh giá trọng yếu và rủi ro. Nhờ đó mà kiểm toán viên có thể tính toán một cách dễ dàng mức trọng yếu và phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục trên Báo cáo tài chính.

Mặc dù vậy, đối với một số khách hàng có qui mô nhỏ việc đánh giá mức trọng yếu và rủi ro không đợc kiểm toán viên thực hiện hoặc nếu có thì không đợc tiến hành một cách chi tiết theo từng bớc đã đợc xây dựng. Quá trình đánh giá mức trọng yếu và rủi ro của kiểm toán viên đợc thực hiện rất đơn giản. Chủ yếu vẫn dựa vào đánh giá mang tính chủ quan của kiểm toán viên, nhiều khi quá trình đánh giá đó không đợc thể hiện trên giấy tờ làm việc của kiểm toán viên. Chính điều này tạo ra sự khó khăn cho Ban giám đốc, phòng Kiểm soát chất lợng và Trởng, Phó phòng nghiệp vụ trong quá trình soát xét hồ sơ kiểm toán. Mà một trong những nguyên nhân này là do các nhóm kiểm toán bị hạn chế về thời gian khi thực hiện một hợp đồng kiểm toán, trong khi đó để đánh giá về mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán lại đòi hỏi phải có thời gian. Đây là một trong những hạn chế không thể tránh khỏi trong mỗi mùa kiểm toán.

 Về đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng.

AASC thờng sử dụng bảng câu hỏi đã đợc xây dựng sẵn để tiến hành đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. Bảng này đợc xây dựng dựa trên việc đa ra các câu hỏi theo các mục tiêu chi tiết của hệ thống kiểm

soát nội bộ đối với chơng trình kiểm toán các khoản phải trả. Do mang tính chất là bảng câu hỏi đã đợc thiết kế sẵn nên kiểm toán viên có thể tiến hành thực hiện một cách nhanh chóng và không bỏ sót những vấn đề quan trọng. Đồng thời, cách này có thể giúp nhóm kiểm toán tiết kiệm chi phí khi thực hiện kiểm toán tại khách hàng.

Tuy nhiên, do đợc thiết kế chung cho tất cả đơn vị khách hàng nên bảng câu hỏi này có thể không đợc phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp. Bên cạnh đó, khi đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng dựa vào bảng câu hỏi AASC không có qui định rõ ràng về một ngỡng nhất định để đánh giá khi nào hệ thống kiểm soát nội bộ khách hàng là Khá, Trung bình hay Yếu mà sự đánh giá hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng phần lớn phụ thuộc vào kinh nghiệm và xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên. Chính sự đánh giá mang tính chủ quan này mà nhiều khi kiểm toán viên đã không nhận thấy có sự yếu kém về một mặt nào đó của hệ thống kiểm soát nội bộ và trong một số trờng hợp có thể xảy ra sự không nhất quán của các thành viên trong đoàn kiểm toán khi đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng.

Chơng trình kiểm toán mẫu

AASC đã xây dựng cho mình một chơng trình kiểm toán mẫu khá hoàn chỉnh về nội dung cũng nh về chất lợng. Chơng trình kiểm toán mẫu này đợc chi tiết cho từng khoản mục trên Bảng cân đối kế toán và đợc sử dụng cho mọi cuộc kiểm toán. Chơng trình kiểm toán mẫu đối với các khoản phải trả cũng đợc xây dựng khá chi tiết và dễ hiểu. Dựa vào chơng trình mẫu này mà quá trình lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch kiểm toán trở nên dễ dàng và thuận tiện. Tuy vậy, trong một vài trờng hợp do đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị khách hàng có những đặc thù riêng mà chơng trình kiểm toán mẫu chung không thể áp dụng đợc. Trớc vấn đề đó, Ban giám đốc cùng phòng Kiểm soát chất lợng đã tiến hành xem xét, nghiên cứu để đa ra một chơng trình kiểm toán mẫu phù hợp với đặc thù hoạt động của khách hàng này. Đồng thời, trớc khi tiến hành kiểm toán cho khách hàng đó phong

Kiểm soát chất lợng còn tiến hành mở lớp đào tạo về nghiệp vụ cho kiểm toán viên để có thể đáp ứng đợc yêu cầu của khách hàng.

1.2. Thực hiện kế hoạch kiểm toán

 Thực hiện thủ tục phân tích

Theo chơng trình kiểm toán mẫu, thủ tục phân tích đợc thực hiện trong các giai đoạn của quá trình kiểm toán. Thực hiện thủ tục phân tích đợc coi là một phần vô cùng quan trọng vì nó giúp kiểm toán viên có cái nhìn tổng thể nhất về tình hình tài chính của đơn vị khách hàng, nắm bắt đợc những biến động bất thờng đang xảy ra và khoanh vùng những sai sót, rủi ro có thể xảy ra. Đồng thời, nếu thực hiện thủ tục phân tích các khoản phải trả tốt cũng giúp kiểm toán viên lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán một cách hiệu quả, thu hẹp qui mô mẫu chọn khi thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết đối với các khoản mục này.

Tại AASC thủ tục phân tích có thực hiện nhng rất sơ sài, chủ yếu là thực hiện thủ tục phân tích xu hớng biến động các trị số của cùng một chỉ tiêu trên Báo cáo tài chính nh: So sánh số liệu kỳ này với số liệu kỳ trớc, so sánh số liệu của Công ty khách hàng với chỉ tiêu chung toàn ngành. Còn khi phân tích tỷ suất, kiểm toán viên tiến hành so sánh các tỷ lệ tơng quan của các chỉ tiêu và khoản mục trên Báo cáo tài chính. Trong rất nhiều trờng hợp kiểm toán viên bỏ qua thủ tục phân tích và đi ngay vào thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết (tại hai Công ty ABC và Công ty XYZ)

 Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết

Đối với những khách hàng có qui mô nhỏ, kiểm toán viên tiến hành thủ tục kiểm tra chi tiết 100% vì tại những đơn vị này nghiệp vụ phát sinh không nhiều và đơn giản.

Đối với những khách hàng lớn do có sự giới hạn về thời gian và chi phí kiểm toán nên kiểm toán viên không thể tiến hành kiểm tra chi tiết 100% các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ. Do đó, để đảm bảo về thời gian cũng

nh chất lợng của cuộc kiểm toán, kiểm toán viên sử dụng phơng pháp chọn mẫu.

Theo VSA số 530- Lấy mẫu kiểm toán và các thủ tục lựa chọn khác thì: “Lấy mẫu kiểm toán là áp dụng các thủ tục kiểm toán trên số phần tử ít hơn 100% tổng số phần tử của một số d tài khoản hay một loại nghiệp vụ, sao cho mọi phần tử đều có cơ hội để đợc lựa chọn”.

AASC tiến hành chọn mẫu theo qui luật số lớn- đây là phơng pháp chọn mẫu đợc áp dụng khá phổ biến. Tuy nhiên, kiểm toán viên khi tiến hành chọn mẫu kiểm tra chi tiết các khoản phải trả thờng chọn những nghiệp vụ kinh tế phát sinh với số tiền lớn do những khoản phải trả có giá trị lớn một khi đã xảy ra sai phạm thờng là sai phạm mang tính trọng yếu. Đây chính là một trong những nhợc điểm của quá trình chọn mẫu vì có những sai phạm chỉ xảy ra với số tiền nhỏ nhng lại mang tính hệ thống.

Nhiều khi kiểm toán viên chọn mẫu kiểm tra dựa trên xét đoán nghề nghiệp. Từ nhận định về mức trọng yếu và rủi ro trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên đa ra qui mô mẫu cụ thể (áp dụng đối với kiểm toán khoản mục nợ vay tại Công ty ABC). Tuy nhiên, khi chọn mẫu theo cách này có thể nhiều mẫu đặc trng cho tổng thể không đợc lựa chọn.

1.3. Kết thúc kiểm toán

Kết thúc kiểm toán là giai đoạn cuối cùng của cuộc kiểm toán. Để đảm bảo báo cáo của Công ty đợc phát hành tuân thủ theo VSA số 700- Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính, Ban giám đốc của AASC chỉ đạo công tác soát xét rất kỹ lỡng kết quả công tác thực hiện kiểm toán của mỗi nhóm kiểm toán tại từng đơn vị khách hàng.

Để có thể phát hành Báo cáo kiểm toán chính thức thì phải thông qua ba cấp soát xét đó là: Trởng nhóm kiểm toán, Trởng phòng nghiệp vụ và cấp soát xét cuối cùng là Ban Giám đốc Công ty.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu 28 Kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán (AASC) thực hiện (Trang 93 - 98)