Tác động tiêu cực đến yếu tố chính trị

Một phần của tài liệu Quảng cáo trên các PTTTĐC ở Việt Nam hiện nay (Trang 60 - 64)

Các phân tích ban đầu cho thấy 14,7% mẫu nghiên cứu trả lời đã từng gặp những QC nhạy cảm về chính trị, trong đó 11,4% cho rằng thái độ chính trị của mình bị ảnh hưởng bởi những QC đó. Vậy, để làm rõ quan điểm và thái độ chính trị của người dân chịu ảnh hưởng tiêu cực ra sao dưới tác động cả QC báo chí, chúng ta sẽ xét qua hai chỉ báo sau: tư tưởng sùng ngoại và sự

suy giảm lòng tự hào dân tộc.

4.2.1. Tư tưởng sùng ngoại

Với 40,3% người cho rằng những QC ấn tượng, tráng lệ nhất hiện nay

chính là hình ảnh của lối sống phương Tây, rõ ràng là, sự tác động của việc

quảng bá liên tục những hình ảnh như vậy sẽ gây ra những tác động không mấy tích cực đến công chúng nếu so với mặt bằng chất lượng cuộc sống trong nước.

Câu hỏi trực tiếp mà chúng tôi đặt ra cho mẫu điều tra là “Sự thật là bạn có tư tưởng sùng ngoại khi xem các QC của nước ngoài không?”. Kết quả

cho thấy có đến 31% công chúng thừa nhận điều đó.

Các kết quả PVS đã lý giải rõ hơn về điều này:

- Em nghĩ là QC hay và gây ra ấn tượng hầu hết là các QC của nước ngoài, về các sản phẩm của nước ngoài, còn của Việt Nam thì ít và không gây ấn tượng. Hình ảnh và nội dung của QC hàng ngoại thường hay hơn. (PVS 4, nữ, 20 tuổi, sinh viên)

- Một số câu in trên mẫu bao bì: Bột giặt bán chạy tại Mỹ, BVS bán chạy nhất tại Mỹ có tác động đến tâm lý người mua hàng vì người Việt Nam coi trọng công nghệ sản xuất ở nước ngoài. (PVS 1, nữ, 20 tuổi, sinh viên)

- QC hàng ngoại thích hơn, bắt mắt hơn. Của hàng nội nhìn cách QC không đẹp lắm… Em thích hàng ngoại hơn hàng nội. (PVS 5, nam, 20 tuổi, sinh viên)

Tỷ lệ thanh niên có tư tưởng sùng ngoại khi xem các QC của nước ngoài là lớn nhất, chiếm 42% số thanh niên trả lời, trong khi đó, trung niên là 23% và người cao tuổi là 28%. Căn cứ vào biểu đồ 4.2 dưới đây ta có thể thấy được sự tương quan giữa ba nhóm tuổi với các ý kiến trả lời.

Biểu đồ 4.2: Tương quan giữa tư tưởng sùng ngoại khi xem các QC của nước ngoài với độ tuổi (%)

Có, 31 Không, 18.3 Không rõ, 50.7

Có 15,7% trả lời “Có” và 41,7% trả lời “Cũng có thể” cho câu hỏi “Bạn

có nghĩ rằng cứ xem nhiều hình ảnh QC của phương Tây sẽ khiến bản thân thích lối sống và môi trường chính trị - văn hóa – xã hội của phương Tây hơn nước ta hiện nay?”.

- Các QC của nước ngoài cho thấy cuộc sống tiến bộ hơn rất nhiều, vượt xa Việt Nam. (PVS 5, nam, 20 tuổi, sinh viên)

Việc thích lối sống phương Tây có thể là bình thường nếu các nội dung QC chỉ đơn thuần phục vụ cho mục tiêu lợi nhuận, nhưng sẽ rất nguy hiểm nếu các thế lực thù địch, phản động vốn đang lợi dụng các PTTTĐC để thực hiện âm mưu “Diễn biến hòa bình” nhằm làm mất ổn định chế độ XHCN ở Việt Nam. Từ chỗ chỉ thích lối sống và môi trường chính trị - văn hóa – xã hội

của phương Tây, công chúng tiếp nhận nếu không có sự cảnh giác và bản lĩnh

chính trị tốt sẽ dễ rơi vào vào thái độ ủng hộ, cổ vũ và hưởng ứng những động thái nhằm thay đổi nền dân chủ XHCN ở nước ta. Như vậy, với hơn một nửa (57,4%) mẫu nghiên cứu bộc lộ quan điểm như vậy, ta có thể thấy được phần nào tác động tiêu cực của QC báo chí đối với người dân.

Đồng thời với việc coi trọng hình ảnh ngoại quốc, Lòng tự hào dân tộc

bị suy giảm cũng là một thực tế đang diễn ra mà bắt nguồn bởi một phần nguyên nhân chất lượng QC báo chí còn rất hạn chế của Việt Nam. Có đến 25% mẫu nghiên cứu trả lời rằng cảm thấy lòng tự hào dân tộc bị suy giảm khi xem những QC mà âm thanh, hình ảnh không hấp dẫn, lôi cuốn, cũng như thiếu tính chuyên nghiệp v.v..

Bên cạnh đó, các giá trị truyền thống ít được khai thác làm chất liệu của QC nên so với những hình ảnh văn minh, hiện đại khác, QC hiện nay cũng phần nào làm giảm vị thế của văn hóa, truyền thống người Việt trong con mắt của một bộ phận công chúng.

- Ảnh hưởng tiêu cực mà QC gây ra là ảnh hưởng của lối sống phương Tây. Các truyền thống của Việt Nam ngày càng mai một vì nó không xuất hiện nhiều trong QC. Hầu hết lối sống phương Tây xuất hiện khá nhiều. (PVS 6, nam, 21 tuổi, sinh viên)

Trong việc thừa nhận có sự suy giảm về lòng tự hào dân tộc này, nhóm công chúng thanh niên chiếm tới 49,3%. Điều này cho thấy thanh niên chính là nhóm đối tượng chịu tác động nhiều nhất về quan điểm chính trị của cá nhân trước sự tác động liên tục của QC.

Bảng 4.5: Tương quan giữa sự suy giảm lòng tự hào dân tộc với độ tuổi (%)

Độ tuổi

Thanh niên Trung niên Người cao tuổi

49.3 13.3 37.3 100

Không 30.7 40.2 29.1 100

Không rõ 17.4 39.1 43.5 100

Một nhân tố nữa ảnh hưởng đến sự tác động này của QC chính là trình độ học vấn của công chúng. Kết quả phân tích bảng 4.6 cho thấy, trong nhóm công chúng thừa nhận rằng Lòng tự hào dân tộc bị suy giảm có tới 78,6% có trình độ học vấn dưới Trung học phổ thông, trong khi chỉ 21,4% có trình độ từ đại học/ cao đẳng trở lên.

Bảng 4.6: Tương quan giữa sự suy giảm lòng tự hào dân tộc với trình độ học vấn (%)

Học vấn

Dưới THPT THPT Đại học/

Cao đẳng Trên đại học

13.3 65.3 18.7 2.7 100

Không 20.1 65.9 14.0 0.0 100

Không rõ 10.9 47.8 26.1 15.2 100

Tổng 17.0 63.0 17.0 3.0 100

Những con số trên chứng tỏ một thực tế rằng công chúng có sự đánh giá tác động tiêu cực của QC đối với yếu tố chính trị không hề thấp. Có thể họ chưa thực sự xác định một cách rõ ràng trong câu trả lời song họ đã nhận thức được những nguy hiểm QC mang lại đối với thái độ chính trị của mình cũng như của mọi người trong xã hội.

Một phần của tài liệu Quảng cáo trên các PTTTĐC ở Việt Nam hiện nay (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w