Truyền hình tương tác (Interactive Television – ITV)

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các xu hướng báo chí thế giới tới báo chí Việt Nam (Trang 72 - 74)

- Kết hợp giữa thông tin đời thường, thông tin giải trí và thông tin chiến đấu

b. Truyền hình tương tác (Interactive Television – ITV)

Truyền hình tương tác là khả năng cung cấp các chương trình có thể tác động trực tiếp đến khán giả. Tức là người xem có thể can thiệp vào nội dung của chương trình truyền hình.

Từ ngữ “truyền hình tương tác”, về thực chất, được dùng để nói về thể loại “đàm luận chuyên đề” (talk show). Trong đó những người

tham gia có thể là các vị khách mời hoặc là đơn thuần chỉ là những khán giả bình thường của truyền hình.

Tất các các đài truyền hình ngày nay đều có tối thiểu vài ba chương trình tương tác khác nhau, đó có thể là một chương trình bình luận về một sự kiện thời sự, một gameshow trong đó có người chơi là khán giả… Ý kiến của khán giả sẽ đóng góp vào thành công của chương trình. Điều đó là cần thiết đề tạo ra một xu hướng báo chí khách quan.

Tại Việt Nam, nội dung các chương trình truyền hình như Khởi nghiệp, Làm giàu không khó, Sức sống mới (VTV), Nói và làm, Chào buổi sáng, Tôi và chúng ta (HTV), Talk 9 (VTC1), Talk Vietnam (VTV4)... gần đây không còn nằm trong phạm vi “đóng” của một kịch bản khô cứng dựng sẵn mà đã “mở” ra cho khán giả cùng tham gia chia sẻ, đóng góp ý kiến, thậm chí đưa ra những câu hỏi, vướng mắc mà người xem bất bình, không đồng ý.

Ở chương trình bình luận thể thao trên VTV3, những tin nhắn góp ý, bình luận nội dung các MC đang nói hay dự đoán của khán giả được hiển thị phía dưới màn hình tivi ngay khi chương trình đang phát sóng trực tiếp. Chương trình Nói và làm hằng tháng trên Đài Truyền hình TP.HCM thu hút nhiều người xem bởi chương trình này như một phiên chất vấn thu nhỏ của đại biểu HĐND TP với lãnh đạo các quan chức, ban ngành về các chuyện vừa sát với đời sống, vừa mang tính thời sự như đất đai, giáo dục, nhà ở...

Giám đốc Đài Truyền hình TP.HCM Huỳnh Văn Nam cho rằng giờ đây việc khán giả xem đài thụ động tiếp nhận một chiều không còn hợp thời. Người xem truyền hình ngày càng đông, số lượng kênh truyền hình ngày càng nhiều thì xu hướng “mở” - có tương tác, có giao lưu giữa chương trình với khán giả - là điều tất yếu.

“Như HTV4, kênh khoa giáo của chúng tôi khoảng vài tháng nữa thôi sẽ không còn cách dạy một chiều như hiện nay, mà người xem có thể ngồi ở nhà gọi điện thoại đặt câu hỏi, giao lưu với thầy giáo trực tiếp qua màn ảnh hoặc qua email” - ông Nam nói.

Công nghệ Truyền hình tương tác bằng tin nhắn không còn là điều mới mẻ ở VN nhưng có thể nói đây là chiêu hút khán giả nhất của các kênh truyền hình. Ngay khi chương trình đang phát sóng hay khi vừa kết thúc sẽ có vài câu hỏi đặt ra như bạn thích ca khúc nào nhất, ca sĩ nào trình bày ấn tượng... Hãy gửi tin nhắn đến số... Nếu là tương tác trực tiếp, vài mươi giây sau tin và số điện thoại của bạn hiện trên màn hình vô tuyến.

Ở Úc, một bộ phim truyền hình phát sóng kèm theo lời kêu gọi khán giả nhắn tin bình phẩm, thêm thắt chi tiết nhân vật, muốn tập sau nhân vật đó như thế nào... Cách này phim truyền hình Hàn Quốc cũng áp dụng để thăm dò khán giả. Các nhà đài được lợi ba bên: vừa tìm hiểu phản ứng khán giả, vừa tăng lượng công chúng, vừa có nguồn thu phí từ lượng tin gửi về.

Truyền hình tương tác tại VN chỉ mới xuất hiện đúng nghĩa ở một vài chương trình như game show Vui cùng Hugo, Stinky và Stomper, Nhật ký Vàng Anh, chương trình thể thao truyền hình trực tiếp Cuồng nhiệt với thể thao. Ngoài ra, tương tác gián tiếp như V-Clip 45, Bài hát Việt, Ngôi sao THTH...

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các xu hướng báo chí thế giới tới báo chí Việt Nam (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w