Ảnh hưởng của lưu lượng dòng khí thổi qua ống xúc tác

Một phần của tài liệu xử lý PAH trong khí thải bằng phương pháp oxi hóa trên hệ xúc tác oxit kim loại (Trang 57)

L ỜI MỞ ĐẦU

4.3.4. Ảnh hưởng của lưu lượng dòng khí thổi qua ống xúc tác

Với cùng một ống phản ứng, lưu lượng dòng khí thổi qua xúc tàc quyết định thời gian lưu của chất cần xử lý trong ống phản ứng. Để xem xét ảnh hưởng của yếu tố này đồ án tiến hành khảo sát sự biến đổi hiệu suất xử lý naphtalen theo lưu lượng dòng khí trên xúc tác ĐKT-600 tại nhiệt độ 300 oC. Kết quả thu được được thể hiện trên Hình 4.6.

Quan sát đồ thị nhận thấy: trong khoảng lưu lượng từ 5-15 ml/p hiệu suất chuyển hóa naptalen gần như không biến đổi. Nhưng khi lưu lượng dòng khí tăng lên 20ml/p hiệu suất xử lý giảm từ 64% xuống 52%. Điều này có thể giải thích do khi lưu lượng dòng khí thải lớn, thời gian khí cần xử lý tiếp xúc với chất xúc tác ngắn khiến hiệu quả xử lý không cao. Mặt khác lưu lượng dòng khí lớn khiến một lượng lớn chất cần xử lý được

đưa qua xúc tác mà chưa kịp phản ứng và được giữ lại trên bề mặt xúc tác làm bít kín bề mặt xúc tác khiến giảm hoạt tính xúc tác. 0 10 20 30 40 50 60 70 80 0 5 10 15 20 25 Lưu lượng dòng khí (ml/phut) Hi ệ u s u ấ t x ử lý ( % )

Hình 4.6. Ảnh hưởng của lưu lượng dòng khí đến hiệu suất xử lý naphtalen.

4.3.5.Ảnh hưởng của môi trường phản ứng

Để nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường phản ứng, đồ án đã tiến hành khảo sát hiệu suất chuyển hóa naphtalen trong điều kiện có xúc tác ĐKT-600 và trong điều kiện không có xúc tác cả ở môi trường cấp không khí và môi trường cấp khí nitơ. Kết quả

thu được được thể hiện trên Hình 4.7.

Từ đồ thị trên Hình 4.9 cho thấy trong trường hợp không có mặt của xúc tác hiệu suất chuyển hóa naphtalen đều thấp trong cả môi trường không khí hay môi trường khí nitơ. Như vậy khi không có mặt của xúc tác, trong điều kiện có ôxi (môi trường không khí) hoặc không có ôxi (trong môi trường khí nitơ) thì hiệu suất xử lý naphtalen đều rất thấp ngay cả khi nhiệt độ phản ứng lên đến 700-800 oC.

Khi có mặt xúc tác ĐKT-600m trong môi trường không khí độ chuyển hóa naphtalen tăng nhanh. Hiệu suất đạt 73 % tại 400 oC, sau đó hiệu suất tăng chậm và đạt 80 % khi nhiệt độ tăng đến 800 oC. Còn trong môi trường khí trơ hiệu suất chuyển hóa naphtalen rất thấp. Hiệu suất chỉđạt 15 % ở nhiệt độ 200 oC và đạt 33 % tại nhiệt độ 800 oC.

Như vậy, khi có mặt của xúc tác M21, sự tạo thành hợp chất trung gian với năng lượng hoạt hóa thấp đã khiến hiệu suất chuyển hóa naphtalen tăng rõ rệt. Thêm vào đó, trong

điều kiện có xúc tác, ôxi không khí đóng vai trò quan trọng trong quá trình truyển hóa naphtalen. Ngoài việc tham gia trực tiếp vào phản ứng, ôxi còn có tác dụng hoạt hóa và hoàn nguyên các tâm xúc tác oxy, bù trừ cho lượng ôxi mạng lưới mất đi trong quá trình xử lý, khiến hiệu suất chuyển hóa tăng theo nhiệt độ và trở nên ổn định.

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 0 200 400 600 800 Nhiệt độ phản ứng (oC) Hi ệ u s u ấ t x ử lý ( % )

không xúc tác- thổi không khí không xúc tác- thổi nitơ

M21-thổi không khí M21-thổi Nitơ

Hình 4.7. Hiệu suất xử lý naphtalen trong môi trường không khí và khí nitơ

4.3.6.Ảnh hưởng của cấu trúc hình học của chất cần xử lý

Để xem xét ảnh hưởng của cấu trúc hình học của chất cần xử lý, đồ án tiến hành so sánh hiệu suất xử lý của 2 PAH là naphtalen và antraxen trên cùng một hệ xúc tác ĐKT-600. Kết quả thu được được thể hiện trên hình 4.10.

Từđồ thị cho thấy hiệu quả xử lý khác nhau rõ rệt giữa naphtalen và antraxen. Hiệu quả

xử lý naphtalen ở 200 oC đạt 69% và đạt 80% ở 800 oC nhưng antraxen chỉđạt hiệu quả

xử lý 20% tại 200 oC và đạt 32,8% tại 800 oC. Sự chênh lệch này là do antraxen được cấu tạo từ 3 vòng benzen nên hợp chất này bền hơn so với naphtalen (chỉ cấu tạo từ 2 vòng benzen), dẫn đến hiệu quả xử lý antraxen thấp hơn so với naphtalen. Như vậy hiệu suất xử lý antraxen trên nền xúc tác ĐKT – 600 là chưa cao.

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 0 200 400 600 800 Nhiệt độ (oC) Hi ệ u s u ấ t ( % ) antraxen naphtalen

Hình 4.8. Ảnh hưởng của cấu trúc hình học của naphtalen và antraxen tới hiệu suất sử

Viện khoa học và công nghệ môi trường (INEST) ĐHBK - Tel: (84.4) 8681686 – Fax: (84.4) 8693551

61

KT LUN

Sau khoảng thời gian tiến hành “Nghiên cứu xử lý PAH trong khí thải bằng phương

pháp ôxi hóa trên hệ xúc tác ôxit kim loại”, đồ án đã thực hiện được một số nội dung

sau:

1. Đã điều chế được 10 mẫu xúc tác ôxit kim loại đồng thời xác định được một số đặc trưng quan trọng của xúc tác như diện tích bề mặt, cấu trúc tinh thể, kích thước hạt. 2. Hiệu suất xử lý naphtalen đã được khảo sát trên các mẫu xúc tác được điều chế theo

các phương pháp khác nhau trong khoảng nhiệt độ từ 200 – 800 oC. Kết quả thu

được cho thấy naphtalen có thể được xử lý đạt hiệu suất tương đối cao ngay ở vùng nhiệt độ thấp (200 – 400 oC) trên hai hệ xúc tác là 30% CuO-CeO2-Cr2O3/γ Al2O3- 600oC (hiệu suất tương ứng đạt 88 %) và ĐKT- 600-10%CeO2 (hiệu suất tương ứng

đạt 80 %).

3. Đã khảo sát một số yếu tốảnh hưởng đến hiệu suất xử lý của xúc tác, bao gồm:

+ Ảnh hưởng của nhiệt độ nung xúc tác tới hiệu suất xử lý naphtalen

+ Ảnh hưởng của chất mang tới hiệu suất xử lý naphtalen

+ Ảnh hưởng của lưu lượng dòng khí thổi qua ống xúc tác đến hiệu suất xử lý naphtalen trên hệ xúc tác ĐKT- 600-10%CeO2

+ Ảnh hưởng của môi trường phản ứng đến hiệu suất xử lý naphtalen trên hệ xúc tác: so sánh hiệu suất xử lý naphtalen trong điều kiện cấp không khí và cấp khí trơ nitrơ khi có mặt xúc tác và không có xúc tác.

+ Ảnh hưởng của cấu trúc hình học của chất cần xử lý: tiến hành so sánh hiệu suất xử lý naphtalen và antraxen trên cùng một hệ xúc tác ĐKT- 600- 10%CeO2.

Kết quả nghiên cứu thu được cho thấy phản ứng ôxi hóa trên hệ xúc tác ôxit kim loại có khả năng xử lý hợp chất naphtalen. Hiệu suất xử lý đạt được là tương đối cao đối với một số mẫu xúc tác. Tuy nhiên, đối với antraxen, hiệu suất xử lý trên hệ xúc tác lựa chọn đạt chưa cao và đòi hỏi cần tiên hành nhiều nghiên cứu hơn nữa để tìm ra hệ xúc tác phù hợp.

Viện khoa học và công nghệ môi trường (INEST) ĐHBK - Tel: (84.4) 8681686 – Fax: (84.4) 8693551

62

TÀI LIU THAM KHO

[1] WHO (1998), Selected Non – Heterocylic Polycyclic Aromatic Hydrocarbons, Geneva.

[2] Canadian Environmental Protection Act, Polycyclic Aromantic Hydrocarbons, Minister of supply and services Canada 1994, catalogue No. En 40-215/42E. [3] Nghiêm Trung Dũng (2005), Nghiên cứu mức độ phát thải và lan truyền của các

hyđrocacbon thơm đa vòng (PAH) tại Hà Nội, luận án tiến sĩ, Trường Đại Học

Bách Khoa Hà Nội.

[4] Chun-The Li, Yuan-Chung Lin, Wen-Jhy Lee, and Perng-Jy Tsai (2003), “Emission of Polycyclic Aromatic Hydrocarbons and Their Carcinogenic Potencies from Cooking Sources to the Urban Atmosphere”, Environmental

Health Perspectives, Vol 111, pp 483-487.

[5] Li-Bin LIU, Yuki HASHI, Min LIU, Yanlin WEI, Jin-Ming LIN (2007),

Determination of Particle-associated Polycyclic Aromatic Hydrocarbons in Urban Air of Beijing by GC/MS”, Analytical Sciences, Vol 23. No. 6 p.667.

[6] Department of Environmental Protection Perth, Western Australia october 1999, “polycyclic aromatic hydrocarbons (PAHs) in Australia”, technical report No, 2 . [7] Nghiêm Trung Dũng (2006), Bài giảng kỹ thuật xử lý ô nhiễm khí, Viện khoa học

và công nghệ môi trường, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

[8] Yasuda K. (1995), Stack Sampling Technique for PAHs. Materials of the Third ASEAN Workshop on Air Pollution Monitoring and Analysis with Emphasis on PAHs, Environmental Research and Training Center, Bangkok, Thailand.

[9] U.S. Department of Health anh Human Services. Public Health. Service. Agency for Toxic Substances and Disease Registry. August 1995. Toxicological profile

for Polycyclic aromatic hydrocarbons. Division of Toxicology/Toxicology

Information Branch 1600 Clifton Road NE, E-29 Atlanta, Georgia 30333.

[10] Rosmarie A. Faust (1991), Toxicity summary for antraxen, The U.S. Department of Energy under Contract No. DE-AC05-84OR21400.

[11] Đào Văn Tường (2006), Động học xúc tác, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội

[12] Ngô Thị Nga (2002), Kĩ thuật phản ứng, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật Hà Nội.

Viện khoa học và công nghệ môi trường (INEST) ĐHBK - Tel: (84.4) 8681686 – Fax: (84.4) 8693551

63

[13] Lâm Ngọc Thiêm, Trần Hiệp Hải, Nguyễn Thị Thu (2002), Bài tập Hóa lý cơ sở, Nhà xuất bản khoa học và kĩ thuật, Hà Nội.

[14] Hobart H. Willard, Lynne L. Merritt. Jr, John A. Dean, Frank A. Settle, Jr (1881)

Instrumental methods of analysis, Wadsworth publishing company.

[15] Phạm Hùng Việt (2003) Cơ sở lý thuyết của phương pháp sắc kí khí, Nhà xuất bản Khoa học và Kĩ thuật.

[16] Lê Huy Du (1997), Qui trình xác định độ hấp phụ bằng cân lò xo thạch anh, Viện hóa học quân sự, Hà Nội.

[17] Phạm Ngọc Nguyên (2006), Giáo trình kĩ thuật phân tích vật lý, Nhà xuất bản Khoa học và Kĩ thuật Hà Nội.

[18] Xiaolan Tang, Baocai Zhang, Yong Li, Yide Xu, Qin Xin, Wenjie Shen (2004)

Carbon monoxide oxidation over CuO/CeO2 catalysts. Catalysis Today. pp 191-

198.

[19] Ricardo Jose Chimentao. Nanomaterials in catalysis: study of model reactions. Universitat Rovira I Virgili. 2007.

[20] Nguyễn Hạnh (1992), Cơ sở lý thuyết hóa học (dùng cho các trường đại học kĩ

thuật), phần II, Nhà xuất bản giáo dục.

website [21] http://www.atsdr.cdc.gov/toxprofiles/tp69.pdf [22] http://www.cpcb.nic.in/News Letters/Archives/PAHs/ch2-PAHs.html [23] http://www.atmos-chem-phys.org/6/1733/2006/acp-6-1733-2006.pdf [24] http://www.fire.uni-freiburg.de/se_asia/projects/pahs.html [25] http://ec.europa.eu/environment/air/pdf/annex_pah.pdf [26] http://www.cpcbenvis.nic.in/newsletter/ph/ch41103.htm [27] http://www.rsc.org/ej/EM/2000/a910316n.pdf [28] http://linkinghub.elsevier.com/retrieve/pii/S1352231004000317 [29] http://elearning.hueuni.edu.vn/mod/searchbook/searchall.php?=&page=4&perpa ge=15&phrase=x%C3%B4ng&searchcourse=x%C3%B4ng&words=x%C3%B4 ng [30] http://www.ehponline.org/members/2001/109p1285-1290mi/mi-full.html [31] http://www.atsdr.cdc.gov/toxprofiles/phs67.html [32] http://www.aqmd.gov/prdas/matesIII/draft/appIV.pdf [33] http://www.ebook.edu.vn/?page=1.39&view=305

PH LC

Phụ lục 1. Một số hình ảnh các thiết bị sử dụng trong đồ án

Phụ lục 2.

Sản phẩm cháy của Naphtalen

Phổ đồ phân tích mẫu sản phẩm cháy của naphtalen sử dụng phương pháp GC/MS

Sản phẩm cháy của antraxen.

Phổ đồ GC/MS thu được từ phân tích sản phẩm cháy của antraxen

Phổ đồ của dung môi acetonitril

Một phần của tài liệu xử lý PAH trong khí thải bằng phương pháp oxi hóa trên hệ xúc tác oxit kim loại (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)