Tác động tiêu cực đến yếu tố kinh tế

Một phần của tài liệu 231465 (Trang 57 - 60)

Việc hình thành thói quen tiêu dùng, hay lối sống hưởng thụ, xét cho cùng, đều dẫn tới những thiệt hại đáng kể về kinh tế cho cá nhân. Mua nhiều, mua thường xuyên, mua về xong không dùng tới, tích cực mua hàng hóa đến mức mất khả năng thanh toán v.v... là một trong những minh chứng tiêu biểu mà người tiêu dùng hay gặp phải do chịu sự tác động của QC trên các PTTTĐC.

4.1.1. Tốn tiền mua sản phẩm/ dịch vụ không cần thiết

17% số người đã từng quyết định lựa chọn một địa điểm vui chơi sau khi theo dõi một QC tỏ thái độ không hài lòng do đã phải bỏ một khoản chi phí nhưng chất lượng dịch vụ lại không như giới thiệu QC.

Với câu hỏi “Có bao giờ việc mua một sản phẩm QC khiến bạn rơi vào

hoàn cảnh mua xong về chẳng dùng tới?”, có tới 25,3% mẫu nghiên cứu cho

biết họ đã từng rơi vào hoàn cảnh đó do chất lượng hoặc mẫu mã sản phẩm không giống như trong QC.

- Chất lượng của nó làm cho mình cảm thấy không hài lòng. Nhiều cái mua về chưa gì nó đã hỏng hoặc là dùng nó kém hơn như trên QC… Nhiều cái mua về nhưng không dùng đến, hoặc chán luôn vì thấy nó không đẹp như trên QC. (PVS 8, nữ, 20 tuổi, sinh viên)

- Có những cái trên QC có thiết kế cũng như công suất khác với khi về lắp ráp hay sử dụng. (PVS 10, nam, 50 tuổi, viên chức nhà nước)

Do là đối tượng tích cực mua hàng QC nhiều hơn nên nữ giới cũng chính là nhóm công chúng cảm nhận về sự phung phí bởi những hàng hóa vô ích rõ hơn nam giới (31,3% so với 19,3%) (chi tiết bảng 4.1).

Bảng 4.1: Tương quan giữa

Giới tính

Nam Nữ Tổng

19,3 31,3 25,3

Không 80,7 68,7 74,7

Tổng 100 100 100

Cùng xét hoàn cảnh này nhưng so sánh giữa các nhóm theo môi trường sống, ta cũng thấy một sự chênh lệch rất đáng kể. Ở thành phố, có tới 40,7% số người trả lời đã từng rơi vào trường hợp mua một sản phẩm QC về chẳng

dùng tới, trong khi ở nông thôn, chỉ có 10% trả lời như vậy.

Bảng 4.2: Tương quan giữa việc mua một sản phẩm QC xong về chẳng dùng tới với môi trường sống (%)

Mua một sản phẩm QC xong về chẳng dùng tới

Môi trường sống chủ yếu

Nông thôn Thành thị Tổng

10 40,7 25,3

Không 90 59,3 74,7

Tổng 100 100 100

Có thể lý giải điều này là ngoài khả năng tiếp cận QC thấp hơn, mức thu nhập của người dân ở nông thôn cũng thấp hơn so với ở thành phố. Do đó, việc quyết định mua một sản phẩm QC nào đó của người dân nông thôn sẽ được tính toán kỹ lưỡng hơn. Mối liên quan giữa mức thu nhập với các quyết định mua sản phẩm QC giữa các nhóm công chúng được làm rõ hơn trong bảng 4.3 dưới đây.

Bảng 4.3. Tương quan giữa việc mua một sản phẩm QC xong về chẳng dùng tới với mức thu nhập (%)

Thu nhập/ Tháng Mua một sản phẩm QC

xong về chẳng dùng tới Tổng

Không

Dưới 1 triệu VND 4.3 95.7 100

Từ 1 - 3 triệu 32.3 67.7 100

Từ 3 - 5 triệu 37.1 62.9 100

Trên 5 triệu 41.2 58.8 100

Tổng 25.3 74.7 100

Bảng số liệu trên cho thấy càng có mức thu nhập cao, người ta càng chi tiêu nhiều cho các sản phẩm được QC trên các PTTTĐC mà ít quan tâm đến hiệu quả sử dụng. Sự lãng phí về kinh tế còn thể hiện rất rõ với trường hợp là học sinh, sinh viên chưa có thu nhập, đang phụ thuộc vào gia đình.

Như vậy, bước đầu, ta có thể thấy rằng QC báo chí gây ra một sự lãng phí rất lớn về kinh tế cho các nhóm công chúng.

4.1.2. Mua sản phẩm QC khiến hết tiền chi tiêu, phải vay nợ

So với việc mua một sản phẩm QC về chẳng dùng tới, có ít người rơi vào hoàn cảnh mua một sản phẩm QC khiến hết tiền chi tiêu hơn. Tuy nhiên, cũng có 5% trong số 300 người được hỏi rơi vào hoàn cảnh này. Về độ tuổi, thanh niên có 9%, nhóm người cao tuổi có 6%. Do thu nhập của người trung niên thường là thu nhập chính trong gia đình, việc chi tiêu chủ yếu cũng do họ quản lý, họ luôn hạn chế việc làm cho tiền chi tiêu trong gia đình trở nên cạn kiệt, nên việc mua một sản phẩm QC làm hết tiền chi tiêu ở nhóm tuổi này không xảy ra.

Bảng 4.4: Tương quan giữa

việc mua một sản phẩm QC làm hết tiền chi tiêu với độ tuổi (%)

Mua một sản phẩm QC làm hết tiền chi tiêu

Độ tuổi

Thanh niên Trung niên Người cao tuổi Tổng

9 0 6 5

Không 91 100 94 95

Bên cạnh đó, cũng còn một số ít người (1,3%) cho biết họ từng rơi vào hoàn cảnh phải vay nợ do mua sắm theo QC. Điều này có thể dẫn đến những ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của công chúng.

Một phần của tài liệu 231465 (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w