Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ

Một phần của tài liệu 17 Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Dược phẩm Hà Nội (Trang 44 - 47)

b. Kế toán chi phí sản xuất chung

3.5 Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ

Sản phẩm dở dang (sản phẩm sơ chế) là sản phẩm còn đang trong quá trình sản xuất, chế biến nhưng vẫn còn phải gia công chế biến tiếp mới trở thành thành phẩm.

Đánh giá sản phẩm dở dang là tính toán, xác định phần chi phí sản xuất mà sản phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu, từ đó xác định được chính xác hơn giá thành sản phẩm, đáp ứng nhu cầu quản trị giá thành của công ty.

Sản phẩm dở dang của công ty là những sản phẩm đã qua các bước chế biến cơ bản nhưng vẫn chưa hoàn tất các thủ tục cuối cùng, ví dụ như Ankitamol đã qua pha chế nhưng chưa đóng gói, bao bì, kiện phế thủy chưa đóng chai, dán nhãn.

Công ty áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và được tính chi tiết cho từng sản phẩm. Số lượng sản phẩm dở dang được tính theo công thức:

Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ = phẩm dở dang Số lượng sản đầu kỳ + phẩm kế hoạch Số lượng sản trong kỳ

- Số lượng nhập kho trong kỳ (16) Đánh giá sản phẩm dở dang chủ yếu do kế toán phân xưởng thực hiện, trên cơ sở phiếu sản xuất và tình hình sản xuất thực tế tại phân xưởng, biết được sản phẩm nào có dở dang, sản phẩm nào không, vì có những trường hợp số lượng sản phẩm

nhập kho nhiều hơn so với định mức kế hoạch đặt ra vào đầu tháng. Có các trường hợp xảy ra:

Nếu số lượng sản phẩm nhập kho trong kỳ của một lô A lớn hơn số lượng sản phẩm kế hoạch trong kỳ của lô đó thì trong công thức (16) số lượng sản phẩm nhập kho trong kỳ bằng số lượng sản phẩm kế hoạch, tức là số lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ bằng số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ, và lô sản phẩm đó không có dở dang. Giá trị dở dang cuối kỳ lúc đó bằng giá trị nguyên vật liệu xuất ra cho lô sản xuất sản phẩm mới.

Nếu số lượng sản phẩm nhập kho trong kỳ của lô A ít hơn số lượng sản phẩm kế hoạch của lô đó thì số lượng sản phẩm cuối kỳ được tính như công thức (16). Giá trị dở dang cuối kỳ lúc này được tính bằng công thức sau:

Giá trị dở

dang cuối kỳ = Giá trị dở dang đầu kỳ + Phát sinh trong kỳ x dở dang cuối Sl sản phẩm kỳ Sl sản phẩm nhập kho + Sl sản phẩm dở dang cuối kỳ

(17) Chi phí nguyên vật liệu thực tế khi đó được tính:

Chi phí NVL

thực tế = Giá trị dở dang đầu kỳ + Phát sinh tăng trong kỳ - Giá trị dở dang cuối kỳ (18) Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ sau khi tính xong được tổng hợp trên báo cáo sản phẩm dở dang cuối kỳ.

Dựa trên các phiếu xuất kho, phiếu sản xuất tháng 2 ta tính được dở dang cuối kỳ tháng 2 hay chính là dở dang đầu kỳ tháng 3 của sản phẩm Vitamin B1 là 23.545.548

UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM HÀ NỘI

BÁO CÁO SẢN PHẨM DỞ DANG ĐẦU KỲ

Ngày 01 tháng 03 năm 2006

Stt Mã vật tư Tên vật tư Số lượng Giá trị Ghi chú

1 3217 Bột kha từ 5.740.103

2 9002 Alverin 70.000 4.982.487

3 9008 Bổ mắt 10.000 19.299.037

18 9061 Vitamin B1 06 100v 7.800.000 23.545.548

19 9096 Hadin – gynol 1.100 1.316.981

… … … …

Tổng 735.246.616

Qua phiếu sản xuất được lập từ phiếu xuất kho 696 và 697, qua báo cáo dở dang đầu kỳ ta thấy với sản phẩm Vitamin B1 số lượng sản phẩm nhập kho là 7.816.800, trong khi đó số lượng sản phẩm kế hoạch là 7.800.000, số lượng dở dang đầu kỳ là: 7.800.000.

Vì trong lô sản xuất số 10 (bắt đầu sản xuất từ tháng trước) đã nhập được 7.816.800 lớn hơn mức sản lượng kế hoach do đó lô sản xuất số 10 không còn dở dang nữa. Trong khi đó lô sản xuất số 11 chưa có sản phẩm hoàn thành nhập kho do đó số lượng sản sản phẩm dở dang cuối kỳ là số lượng sản phẩm kế hoạch của lô sản xuất số 11, giá trị dở dang cuối kỳ được xem là toàn bộ chi phí nguyên vật liệu xuất cho sản xuất lô số 11, tương ứng với phiếu xuất kho 696. Khi đó giá trị dở dang cuối kỳ là: 32.434.445, số lượng sản phẩm dở dang là 7.800.000.

Trong trường hợp, số lượng sản phẩm nhập kho nhỏ hơn số lượng sản phẩm kế hoạch, ta tính số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ theo công thức (16) để từ đó tính ra giá trị dở dang cuối kỳ theo công thức (17).

Giả sử trong tháng 03 công ty còn nhập được 1.000.000 viên của lô sản xuất số 11, tương ứng với phiếu xuất số 696 thì khi đó số lượng sản phẩm dở dang là:

7.800.000 + 7.800.000 – (7.816.800 + 1.000.000) = 6.783.200 Giá trị dở dang cuối kỳ là:

23.545.548 + 40.334.365

x 6.783.200 = 27.776.297

8.816.800 + 6.783.200

Giá trị dở dang cuối kỳ được phản ánh trên “Báo cáo dở dang đầu kỳ” của tháng 04/2006.

Báo cáo dở dang đầu kỳ là cơ sở để lên bảng tính giá thành từ đó tính ra chi phí nguyên vật liệu thực tế sử dụng cho sản xuất sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Tổng giá trị sản phẩm dở dang của các sản phẩm chính là giá trị sản phẩm dở dang toàn công ty. Con số này được phản trên sổ cái TK 154.

UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM HÀ NỘI

BÁO CÁO SẢN PHẨM DỞ DANG ĐẦU KỲ

Ngày 01 tháng 04 năm 2006

Stt Mã vật tư Tên vật tư Số lượng Giá trị Ghi chú

1 3010 Cao hương phụ 500 4.500.000 2 9002 Alverin 70.000 4.982.487 3 9008 Bổ mắt 9.000 17.611.885 … … … … 18 9061 Vitamin B1 06 100v 7.800.000 32.434.445 19 9096 Hadin – gynol 1.316.981 … … … … Tổng 912.104.117

(Trong đó: Tổng giá trị dở dang cuối kỳ 912.104.117 bằng tổng của dư nợ cuối kỳ của TK 1541 và TK 1549 khi đó 912.104.117 = 907.604.117 + 4.500.000)

Một phần của tài liệu 17 Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Dược phẩm Hà Nội (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w