Tính toán nước cho nhà máy

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy bia năng suất 50 triệu lít/năm từ nấu và lên men bia nồng độ cao 14oBx, sử dụng 50% nguyên liệu thay thế, trong đó 25% là đại mạch Việt Nam và 25% là đường (Trang 122 - 126)

L ỜI CẢM ƠN

3. Tình hình sản xuất bia nồng độ cao trên thế giới và ở Việt Nam

6.2. Tính toán nước cho nhà máy

Nhà máy sử dụng nước từ nhà máy nước của tỉnh, có sử dụng thêm giếng khoan, tuy nhiên nước giếng khoan trước khi đưa vào sản xuất đã được nhà máy xử lý đạt theo yêu cầu kỹ thuật.

6.2.1. Tính nước dùng trong phân xưởng nấu

Lượng nước dùng trong sản xuất bia 14oBx trong một ngày là: V11 = Vhồ hóa + Vđường hóa + Vrửa bã

= 43092,19 + 86184,38 + 130834,86 = 260111,43 lít/ngày

Lượng nước dùng để pha loãng cho ra bia 12oBx và 10oBx trong một ngày là: Vnước pha = V12oBx + V10oBx

= 150290 + 29120 = 179410 (lít/ngày) Tổng lượng nước sản xuất dùng cho bia thành phẩm là:

V = 260111,43 + 179410 = 439521,43 (lít/ngày)

Lượng nước dùng để vệ sinh thiết bị hồ hóa, đường hóa, thùng lọc, lắng xoáy, sàn nhà, đường ống chiếm 10% lượng nước cần dùng.

Vậy tổng lượng nước cần dùng trong 1 ngày là: V1 = 439521,43 x 1,1 = 483473,57 (lít/ngày)

6.2.2. Lượng nước dùng để làm lạnh nhanh dịch đường

Lượng nước dùng để làm lạnh nhanh dịch đường từ 90oC xuống 60oC, nước vào có nhiệt độ 25oC, nước ra có nhiệt độ 35oC là:

Lượng nước để đem làm lạnh dịch đường từ 60oC xuống 12oC, nước vào có nhiệt độ 1oC, nước ra có nhiệt độ 35oC là:

G22 = = 55367,68 (kg)

Tổng lượng nước cần dùng cho quá trình làm lạnh nhanh dịch đường trong một ngày là:

G2 = 5 x (G21 + G22) = 5 x (117656,6 + 55367,68) = 865121,4 (kg) Quá trình làm lạnh nhanh tổn thất khoảng 15%

Vậy lượng nước cần để làm lạnh cả ngày là: V2 = 865121,4 x 1,15 = 994889,61 (lít/ngày)

6.2.3. Nước dùng trong phân xưởng lên men

Nước rửa thiết bị lên men lấy bằng 5% thể tích thiết bị. Mỗi ngày phải vệ

sinh một tank, mỗi tank có thể tích 223,03 (m3) = 223030 lít. Vậy lượng nước dùng vệ sinh một ngày là:

1 x 223030 x 5% = 11151,5 (lít/ngày) Nước dùng để vệ sinh nền nhà là 3 lít/ngày. Diện tích sàn nhà khoảng 50 x 25 = 1250 m2 Vậy lượng nước cần để vệ sinh sàn nhà là:

1250 x 3 = 3750 (lít/ngày)

Vậy tổng lượng nước dùng trong phân xưởng lên men là: V3 = 11151,5 + 3750 = 14901,5 (lít/ngày)

6.2.4. Nước dùng trong nhân men giống và rửa men

Nước dùng trong thùng rửa sữa men trong một ngày khoảng 4000 lít. Nước dùng cho vệ sinh thùng gây men giống cấp I, cấp II, rửa sữa men chiếm 5% thùng, tức là:

0,05 x (17,84 + 5,95 + 16) = 1,99 (m3) = 1990 lít. Vậy lượng nước dùng cho nhân giống và rửa sữa men là:

V4 = 4000 + 1990 = 5990 (lít)

6.2.5.1. Nước ra bock

Mỗi ngày sử dụng 4000 bock, nước rửa cần 10 lít/bock. Mỗi ngày lượng nước cần cho rửa bock là:

4000 x 10 = 40000 (lít)

Nước rửa máy chiết bock là 800 lít/ngày.

Vậy tổng lượng nước dùng trong rửa bock và máy chiết bock là: V51 = 40000 + 800 = 40800 (lít)

6.2.5.2. Nước ra chai

Mỗi ngày dùng 397388,6 chai, mỗi chai rửa hết 1 lít. Vậy lượng nước cần dùng để rửa là:

397388,6 x 1 = 397388,6 (lít)

Lượng nước dùng cho rửa máy chiết chai là 1000 lít/ngày Vậy tổng lượng nước dùng cho rửa chai và máy chiết chai là:

V52 = 397388,6 + 1000 = 398388,6 (lít/ngày)

6.2.5.3. Lượng nước dùng cho thanh trùng

Lượng nước cần cho thanh trùng là:

V53 = 4 x (4000 + 3000 + 3200 + 7000) = 68800 (lít)

6.2.5.4. Lượng nước dùng cho v sinh tank cha bia thành phm

Lượng nước dùng để vệ sinh tank chứa bia thành phẩm chiếm 5% thể tích tank.

V54 = 4 x 0,05 x 62,5 = 12,5 (m3/ngày)

6.2.5.5. Nước dùng để ra phân xưởng hoàn thin

Diện tích phân xưởng hoàn thiện khoảng 42 x 24 = 864 (m2) 1m2 diện tích phân xưởng hoàn thiện cần 3 lít nước rửa. Vậy tổng lượng nước rửa sàn phân xưởng hoàn thiện là:

V55 = 864 x 3 = 2592 (lít/ngày)

Vậy tổng lượng nước dùng cho phân xưởng hoàn thiện trong một ngày là: V5 = V51 + V52 + V53 + V54 + V55

= 40800 + 398388,6 + 68800 + 12500 + 2592 = 523080,6 (lít/ngày)

6.2.6. Nước dùng cho nồi hơi

Theo tính toán thì lượng nước dùng cho nồi hơi bằng lượng hơi cung cấp cho nhà máy. Nhưng thường để tiết kiệm, ta cần thu hồi khoảng 80% lượng nước ngưng. Vậy lượng nước dùng cho nồi hơi bằng 20% lượng hơi cung cấp.

V6 = 4030,63 x 24 x 0,2 = 19347,02 (lít/ngày)

6.2.7. Nước dùng để pha loãng cho ra bia thành phẩm

Theo thông số ban đầu, sản xuất bia nồng độ cao từ đó pha loãng thành 60% bia chai và 40% bia hơi nên ta có thể tích nước dùng để pha trong một ngày là:

V7 = 100000 x 0,1456 + 100000 x 0,42 = 56560 lít/ngày

6.2.8. Nước dùng cho việc khác

Nước vệ sinh và các yêu cầu phụ khác tính bình quân theo đầu người là 38 lít/người/ngày.

Tổng số người trong nhà máy là 250 người. Vậy tổng lượng nước cần dùng là:

V8 = 250 x 38 = 9500 lít/ngày

6.2.9. Tổng lượng nước dùng cho nhà máy

Tổng lượng nước dùng cho nhà máy là:

V = V1 + V2 + V3 + V4 + V5 + V6 + V7 + V8

= 483473,57 + 994889,61 + 14901,5 + 5990 + 523080,6 + 19347,02 + 56560 + 9500 = 2107742,3 (lít/ngày)

Tính kích thước cho khu xử lý nước:

Lượng nước dùng cho nhà máy trong một ngày là 2107742,3 lít/ngày trong đó: nước dùng cho phân xưởng nấu là 483473,57 lít/ngày, nước dùng làm lạnh nhanh là 994889,61 lít/ngày, nước dùng cho phân xưởng lên men là 14901,5 lít/ngày, nước dùng cho nhân men giống và rửa men là 5990 lít/ngày, nước dùng để pha loãng cho ra bia thành phẩm là 56560 lít/ngày, nước rửa chai 398388,6 lít/ngày, nước rửa bock là 40800 lít/ngày.

Tổng cộng là 1995003,28 lít/ngày, lượng nước này chủ yếu là dùng nước máy, còn lại 112739,02 lita/ngày có thể bổ sung nước giếng có xử lý. Vì vậy cần có khu chứa nước và xử lý nước có:

Diện tích: 216 m2

Kích thước: 18 x 12 x 4,8 (m)

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy bia năng suất 50 triệu lít/năm từ nấu và lên men bia nồng độ cao 14oBx, sử dụng 50% nguyên liệu thay thế, trong đó 25% là đại mạch Việt Nam và 25% là đường (Trang 122 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)