Hoàn thiện cơ chế quản lý xuất khẩu

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU ppt (Trang 34 - 41)

II. Các kiến nghị đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt amy Việt Nam sang thị

4. Hoàn thiện cơ chế quản lý xuất khẩu

Để thực hiện giải pháp này, trước hết cần đơn giản hoá thủ tục nhập nguyên vật liệu, hàng mẫu, bản vẽ. Ngành dệt may cần được hưởng chế độ thuế quan ưu đãi hợp lý, cần có chế độ trợ cấp giá thoả đáng cho các doanh nghiệp và thị trường EU. Cơ chế phân bổ hạn ngạch phải được thay đổi căn bản theo hướng sử dụng hạn ngạch làm công cụ thúc đẩy các doanh nghiệp tiến ra thị trường không hạn ngạch. Việc phân bổ hạn ngạch bình quân như

hiện nay sẽ dẫn đến tình trạng một số doanh nghiệp thừa, ttrong khi một số khác thiếu hạn ngạch nên có hiện tượng mua bán hạn ngạch giữa các doanh nghiệp, ảnh hưởng không nhỏ đến việc cân đối thị trường.

KẾT LUẬN

Như vậy, góp phần vào sự phát triển kinh tế Việt Nam, chiến lược: Hướng vào xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang dạng chế biến sâu, mở ra những mặt hàng mới có giá trị thặng dư cao sẽ là vấn đề trọng tâm để phát triển kinh tế nước nhà. Đặc biệt là ngành dệt may xuất khẩu, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nhận thức được tầm quan trọng của ngành dệt may xuất khẩu là giải quyết việc làm cho lao động, cung cấp hàng hoá trong nước, tạo điều kiện mở rộng thương mại quốc tế, đem lại lợi nhuận cao... ngành dệt may Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển mới và đầy hứa hẹn.

Mặt khác, thị trường EU hiện nay lại đang là một thị trường tốt, đầy tiềm năng để xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam. Với các chính sách quốc gia, quốc tế đang dần tiến tới nới lỏng, tạo mọi điều kiện để cho các nước hợp tác quốc tế và phân công lao động quốc tế một cách có hiệu quả.

Nhân thức rõ điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT) của ngành dệt may Việt Nam khi xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU cần phải tăng tốc trên mọi lĩnh vực: đầu tư, sản xuất, xuất khẩu... nhằm tăng sức cạnh tranh hàng dệt may trên thị trường thế giới nói chung và EU nói riêng. Các doanh nghiệp dệt may phải hướng tới đạt được các chứng chỉ quốc tế ISO 9000 về quản lý chất lượng, ISO 14000 về quản lý môi trường, SA 8000 về quản lý lao động... phải giải quyết ngay những vấn đề cơ bản về nguyên liệu, tăng sản lượng bông trong nước, giảm thiểu sự mất cân đối giữa ngành dệt và ngành may nhằm đáp ứng tốt hơn những yêu cầu khắt khe về chất lượng, mẫu mã, chủng loại và tính thời trang cao của thị trường đầy tiềm năng EU.

Từ những phân tích trên đây, ta có thể khẳng định việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào EU hiện nay là rất cần thiết; song

điều đó đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa Chính phủ và các cơ quan Bộ, ngành cũng như các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sản phẩm dệt may để tạo điều kiện đây nhanh hơn nữa hiệu quả của việc xuất khẩu mặt hàng này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tạp chí công nghiệp

1.Số 1+2/01 Bài: “Ngành dệt may Việt Nam tăng tốc trên đưòng hội nhập” của Mạnh Trung-Hải Tùng.

2.Số 4/01 Bài: “Tìm hiểu khả năng cạnh tranh của ngành CN dệt may Việt Nam” của Dương Đình Giám.

3.Số13/01 Bài: “Ngành dệt may Việt Nam với những thách thức trên thị trường xuất khẩu” của Hải Tùng.

4.Số 17/ 01 Bài: “Hoàn thiện chất lượng lao động để ngành CN dệt may Việt Nam cất cánh” của Phước Trung.

5.Số 15/01 Bài: “Chính sách về sản phẩm hội nhập của EU-cơ hội và thách thức mới cho các nhà xuất khẩu Việt Nam” của:

Chủ tịch hội khuyến trợ Việt Nam GS.TS.Hans_Heiz Seiz Seyfarth Phó chủ tịch hội khuyến trợ Việt Nam TS.Lê Văn Tâm.

I. Thương nghiệp thị trường Việt Nam.

1. Số 6/01 Bài: “Ngành dệt may và biện pháp hoá giải thách thức” của Phi Hổ.

2. Số 4/00 Bài: “Tổ chức Marketing hàng may mặc sang thị trường EU. Những vấn đề cần lưu tâm” của Trần Diễm Hương.

II. Tạp chí thương mại.

1. Số 3+4/99 Bài: “Mở rộng khả năng xuất khẩu-thách thức lớn với ngành dệt may” của Lâm Giang.

2. Số 4/01 Bài: “Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trước những cơ hội và thách thức” của Lê Văn Đạo.

3. Số 2+3/01 Bài: “Đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường EU; ngành dệt may tăng tốc” của Lê Quốc Ân .

III. Tạp chí kinh tế thế giới.

1. Số 3 (65)/2000 Bài: “Ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam với các thách thức mới” của Thạc Sĩ.Nguyễn Thu Thuỷ-Khoa QTKD-ĐH Ngoại Thương.

2. Số 6 (68)/00 Bài: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dệt may Việt Nam” của TS.Lưu Ngọc Trịnh và Nguyễn Ngọc Mạnh- Viện kinh tế thế giới.

IV. Nghiên cứu Châu Âu.

1. Số 5/99 Bài: “Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Châu Âu. Thực trạng và triển vọng” của Trần Lê Giang.

V. Tạp chí kinh tế phát triển.

1. Số 52 T10/01 Bài: “Một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam” của Vũ Bá Định- Bộ KH&ĐT.

2. Số 139/02 Bài: “Hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam thực trạng và giải pháp” của PGS.PTS.Đặng Đình Hào và Ngô Thị Mỹ Hạnh.

VI. Thời báo kinh tế Việt Nam.

1. Số 84/02 Bài : “ Ngành dệt may chạy đua với thời gian. Gia tăng chất lượng sản phẩm và xuất khẩu ” của Nguyễn Anh Thi.

2. Số 103/02 Bài : “ Cơ chế mới xuất khẩu dệt may ” của Đức Vương. 3. Số 24/02 Bài : “ Dệt may tăng tốc đầu tư ” của Đức Vương.

VII. Tạp chí ngoại thương.

1. Số 21(31/8/2001) Bài : “Tin tức dệt may thế giới 5 tháng đầu năm ” của Tấn Hải.

2. Số 1 (10/8/2001) Bài : “ Lịch sử, hiện tại và tương lai chính sách mậu dịch của EU đối với hàng dệt may” của Thanh Hương.

VIII. Sách.

1. “Hợp tác kinh tế và thương mại với EU ” của NXB Hà Nội – 1995. 2. “Chiến lược và chất lượng và giá cả của các nghành công nghiệp nhẹ Việt Nam ” của NXB Chính trị quốc gia-1999.

3. “Văn kiện đại hội toàn quôc lần thứ IX”

4. Giáo trình “ Kinh tế và quản lý công nghiệp” của trường ĐH KTQD HN.

5. Giáo trình “ Quản trị hoạt động thương mại” của trường ĐH KTQD HN.

MỤC LỤC

Lời mở đầu ... 1

Chương I: Cơ sở lý luận của hoạt động xuất khẩu... 3

I. Khái niệm và vai trò của hoạt động xuất khẩu:... 3

1. Khái niệm và đặc điểm:... 3

a. Khái niệm... 3

b. Đặc điểm... 3

2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu... 4

2. Nhân tố khoa học và công nghệ... 8

3. Nhân tố chính trị, xã hội và quân sự:... 8

4. Nhân tố liên minh, liên kết về kinh tế – chính trị:... 9

Chương II : Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU... 10

I. Vị trí của ngành dệt may và thị trường EU:... 10

1. Vị trí của ngành dệt may... 10

2. Vị trí của thị trường EU... 11

a. EU: Một thị trường rộng lớn và thống nhất... 11

b. EU: trung tâm kinh tế hùng mạnh, có vai trò lớn trong nền kinh tế thế giới... 12

c. EU: nền ngoại thương phát triển thứ hai thế giới... 12

II. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU... 13

1. Về kim ngạch xuất khẩu... 13

2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu ... 15

4. Về cơ cấu thị trường... 18

5. Cạnh tranh với các đối thủ ở thị trường EU... 20

III. Đánh giá tình hình xuất khẩu Việt Nam sang EU... 22

1. Những thành tựu đạt được... 22

2. Những khó khăn còn tồn tại... 23

3. Nguyên nhân ... 25

IV.Dự báo tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU đến năm 2010... 27

1. Thời cơ... 27

2. Những thách thức... 28

Chương III. Các kiến nghị và giải pháp đâye mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU... 30

I. Phương pháp phát triển xuất khẩu hàng dệt may sang EU... 30

2. Hình thức xuất khẩu... 30

3. Phẩm cấp của sản phẩm... 31

II. Các kiến nghị đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt amy Việt Nam sang thị trương EU... 32

1. Mở rộng thị trường, thị phần... 32

2. Thu hút vốn đầu tư và quản lý vốn... 32

3. Nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành dệt may... 33

4. Hoàn thiện cơ chế quản lý xuất khẩu... 33

Kết luận... 35

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU ppt (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)