Băng thông danh định

Một phần của tài liệu báo cáo tốt nghiệp công nghệ số 2g và 3g (Trang 33 - 35)

L ỜI NÓI ĐẦU

2.9.5 Băng thông danh định

Tiêu chuẩn CDMA2000 đã được thiết kếđể được vận hành với một băng thông là 1,25 MHz tương tựnhư cdmaOne, trong khi WCDMA được thiết kếđể vận hành trong một kênh 5MHz. Tuy nhiên, điều này không ảnh hưởng đến năng suất tổng cộng của hệ

thống và cả 2 công nghệđều cung cấp những dung lượng tương tự khi được chuẩn hóa trong những băngthông tương tự. Ngoài việc sử dụng kỹ thuật băng tần trải phổ dãy trực tiếp, các hệ thống CDMA2000 còn có thể chỉđịnh ba sóng mang 1,25 MHz cho một băng

thông 5 MHz (3X). Trong kỹ thuật này, nhiều sóng CDMA2000 trải phổ trực tiếp (sóng

mang 1,25 MHz) được kết hợp lại để tạo ra một tín hiệu CDMA giải rộng hỗn hợp (5MHz). Phân biệt sóng mang điển hình là 1,25 MHz. Cách tiếp cận nhiều sóng mang

tương tự này có thểđược dùng để chỉđịnh đến 15 sóng mang CDMA2000 trong một băng

thông 20MHz.

2.9.6 Tốc độ chip

Vì băng thông danh định của WCDMA (5MHz) rộng hơn CDMA2000 (1,25MHz), tốc độ chip tương ứng cũng cao hơn. Tốc độ chip của WCDMA được chọn là 3,84 Mchip/s trong khi CDMA2000 dùng 1,2288 Mchip/s để giúp thực hiện tương thích ngược với các hệ

2.9.7 Đồng bộ hóa mạng

Các mạng cdmaOne và CDMA2000 đều được đồng bộ hóa, nghĩa là tất cả trạm gốc

đều có một định thời (Timing) chung. Cách dễ nhất để đồng bộ hóa các trạm gốc là dùng một hệ thống định thời dựa trên vệtinh như GPS (vệtinh định vị toàn cầu). WCDMA cho phép các trạm gốc của nó hoạt động không đồng bộ, độc lập với yêu cầu định thời GPS, mặc dù những hệ thống này cũng có lựa chọn bao gồm định thời đồng bộ.

2.9.8 Bộ mã hoá tiếng nói

Thiết bị CDMA tiếp tục duy trì tính tương thích ngược với những thiết bị cdmaOne hiện có bằng cách dùng một bộ mã hoá có tốc độthay đổi (1/8, ¼, ½ , 1) nâng cao dữ liệu

để biến đổi tiếng nói thành những tín hiệu truyền thông. Để duy trì tính tương thích ngược với các bộ mãhoá tiếng nói GSM, thiết bị WCDMA dùng một bộ mã hoá tiếng nói dạng tắt/ mở (on/off) .

2.9.9 Mạng lõi

Giống như các hệ thống có trước như AMPS, TDMA, và cdmaOne, CDMA2000

tiếp tục giao tiếp với mạng lõi ANSI-41, cộng thêm khảnăng giao diện với mạng lõi GSM_MAP và IP. WCDMA chỉ giao diện với các mạng lõi GSM-MAP vì nó được thiết kếđể làm tiến hóa các mạng GSM mặc dù một bộ tiêu chuẩn đã được phát triển để cho phép WCDMA dùng mạng lõi ANSI-41 và CDMA2000 dùng mạng lõi GSM-MAP đã không được triển khai thuơng mại. Mạng lõi CDMA2000 gồm 2 phần, một phần giao diện với các mạng bên ngoài như PSTN và một phần giao diện với mạng IP. Phần giao diện với PSTN hỗ trợ những thông điệp và giao thức được định nghĩa trong tiêu chuẩn IS- 41. Phần giao diện với mạng IP hỗ trợ tiêu chuẩn mạng IP vô tuyến IS-835, và còn được gọi là mạng lõi gói (PCN).

CHƯƠNG 3

TỔNG QUAN VỀ HSDPA

Truy nhập gói đường xuống tốc độ cao(HSDPA) là một tính năng mới được đề cập

trong các phiên bản R5 của 3GPP cho hệ thống truy nhập vô tuyến WCDMA/UTRA-

FDD và được xem như là một trong những công nghệ tiên tiến cho hệ thống thông tin di ddoongj3.5G, HSDPA bao gồm một tập các tính năng mới kết hợp chặt chẽ với nhau để

cải thiện dung lượng mạng, và tăng tốc độ dữ liệu đỉnh trên 10Mbps đối với lưu lượng gói đường xuống. Những cải tiến về mặt kỹ thuật cho phép các nhà khai thác có thể đưa

ra nhiều dịch vụ tốc độ bit cao, cải thiện QoS của các dịch vụ hiện có, và đạt chi phí thấp

nhất. Khả năng hỗ trợ tốc độ dữ liệu và tính di động của WCDMA/HSDPA là chưa từng

có trong các phiên bản trước đây của 3GPP, với các tính năng tiên tiến bao gồm:1,điều

chế và mã hóa thích ứng(AMC);2,kỹ thuật phát đa mã(multi-codes);3, thích ứng liên kết;4,HARQ nhanh. Chương này tập trung phân tích các khả năng tiên tiến cũng như các

giải pháp kỹ thuật của công nghệ WCDMA/HSDPA.

Một phần của tài liệu báo cáo tốt nghiệp công nghệ số 2g và 3g (Trang 33 - 35)