Quy tắc vận hành các thiết bị

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại Công ty cổ phần sản xuất bột mỳ Bình An (Trang 58)

4.3.1 Gầu tải

− Trƣớc khi mở máy

+ Kiểm tra bôi trơn, hệ thống truyền động (motor, khớp nối, dây dẫn điện). + Kiểm tra gầu, dây gầu, hệ thống hút bụi.

− Vận hành máy

+ Nhấn nút khởi động, chạy không tải 5 phút. + Điều chỉnh độ căng dây gầu tải khi cần thiết.

+ Quan sát hoạt động để phát hiện kịp thời sự cố nghẹt, dây gầu chạm vỏ, rớt gầu

+ Khi chết gầu tải phải ngắt điện mở cửa xả đáy dưới chân gầu tải, lấy liệu ra, kiểm tra lại tình trạng gầu móc rồi mới cho gầu tải hoạt động lại.

+ Chỉ tiến hành xử lý sự cố khi máy đã được ngắt điện và các bộ phận dừng chuyển động hoàn toàn.

4.3.2 Thiết bị lọc túi

− Kiểm tra mở máy thổi khí nén cho lọc túi (ở lầu 4).

− Khí nén làm sạch túi vải lọc phải đạt áp suất 0.5 – 0.6bar.

− Kiểm tra đóng kín cửa buồng lọc.

− Kiểm tra hệ thống điện điều khiển bộ phận làm sạch túi lọc bằng khí nén,

kiểm tra độ kín của đường khí nén.

− Kiểm tra thường xuyên tình trạng làm việc của các túi vải lọc, thay thế sửa

chữa túi vải khi túi bị rách, nghẹt.

− Trong quá trình hoạt động thường xuyên quan sát đồng hồ áp suất trong

khoang gắn túi vải (nếu có). Nếu kim chỉ vượt quá trị số 10 phải tiến hành vệ sinh túi lọc.

4.3.3 Khâu nhập lúa khô vào hầm chứa − Các thiết bị trong hệ thống

+ Hệ thống quạt hút bụi gồm có: quạt hút bụi HTM 55.18, 2 cyclones lắng, 2 ngăn gió.

+ Vis tải số 1 + Gầu tải số 1

− Nhập lúa vào hầm chứa

+ Chuẩn bị

o Kiểm tra an toàn hệ thống thiết bị (hệ thống điện, truyền động).

GVHD: Cô Nguyễn Thị Hiền Trang 52

o Các của mở lúa vào các hầm của vis tải số 1 phải đóng kín trừ hầm lúa

chuẩn bị nhập vào.

+ Nhập lúa

o Mở quạt hút bụi lầu 5 và ngăn gió cyclones lắng tạp chất lầu 3.

o Mở vis tải lúa khô số 1 ở lầu 5.

o Mở gầu tải số 1. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

o Cho các thiết bị chạy khoảng 5 phút kiểm tra hoạt động không tải.

o Khi các bước đã chuẩn bị sẵn sàng thì báo để cho lúa lên.

o Kiểm tra bằng cảm quan lúa vừa đưa vào hầm có đúng như yêu cầu hay

không

Nếu trong quá trình nhập lúa mà có sự thay đổi lúa khác thì phải chờ

lúa cũ dứt hoàn toàn mới cho lúa khác nhập và cũng thực hiện các bước kiểm tra như trên.

o Thường xuyên theo dõi thiết bị và tình trạng hầm lúa để giải quyết kịp

thời các sự cố.

o Chỉ tiến hành giải quyết sự cố khi máy đã được ngắt điện và các bộ phận

chuyển động đã dừng lại hoàn toàn.

+ Tắt máy

Khi tắt máy ngưng hoạt động. những thiết bị nào mở trước thì tắt sau.

4.3.4 Hệ thống làm sạch – ủ ẩm

Năng suất tối đa ủ ẩm lần 1: 14 tấn/h, ủ ẩm lần 2: 12.5 tấn/h.

− Các thiết bị trong hệ thống

+ Sàng tạp chất.

+ Quạt hút bụi HTM 55.18 (lầu 5), kênh hút bụi, cyclones lắng tạp chất, ngăn gió lắng tạp chất.

+ Sàng tách đá, sàng tròn phân loại. + Máy nghiền tạp chất (tầng trệt).

+ Hệ thống các lưu lượng lúa khô, lúa ẩm.

+ Máy gia ẩm lần 1 MOZJ 30/200, bộ định lượng nước lần 1MOZA 1000C + Máy gia ẩm lần 2 MOJK 30/100, bộ định lượng nước lần 2 MOZE 650, bộ điều khiển gia ẩm tự động MYFB + MYEB.

+ Các vis tải số 2, 3, 5, 6, vis tải đứng, vis tải nghiêng. + Các gầu tải số 2, 3, 4.

GVHD: Cô Nguyễn Thị Hiền Trang 53

+ Hệ thống cung cấp nước gia ẩm.

+ Hệ thống cung cấp khí nén lầu 2, máy sấy khí tầng trệt.

− Chuẩn bị

+ Kiểm tra hệ thống cung cấp nước, khí nén. Các hệ thống này phải mở.

+ Kiểm tra nguồn điện cấp cho các tủ điện MOZE, MYEB, MYFB. Các tủ này phải được cấp điện thường xuyên, chỉ ngưng cấp nguồn khi nghỉ sản xuất 1 ngày trở lên.

+ Kiểm tra sơ bộ các thiết bị, hệ thống điện động lực, điện điều khiển.

+ Xác định năng suất ủ, số lần ủ, thời gian ủ và lượng nước cho các lần ủ theo bảng thông số kỹ thuật. − Vận hành + Ủ ẩm lần 1: o Mở vis tải số 5. o Mở máy gia ẩm lần 1. o Mở gầu tải số 3.

o Mở ngăn gió cyclone lắng tạp chất lầu 3. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

o Mở quạt hút bụi HTM 55.18 lầu 5.

o Mở sàng tròn phân loại lầu 2 (nếu có sử dụng).

o Mở sàng đá lầu 3.

o Mở sàng tạp chất + kênh hút bụi lầu 4.

o Mở gầu tải số 2.

o Mở vis tải lúa khô số 2 + lưu lượng lúa khô.

o Mở máy nghiền tạp chất khi tạp chất đầy thùng chứa.

o Khi lúa vào máy gia ẩm lần 1, chỉnh lượng nước ở bộ định lượng nước

MOZA 1000C theo lượng nước yêu cầu.

+ Ủ ẩm lần 2:

o Mở vis tải số 6.

o Mở máy gia ẩm lần 2.

o Mở vis tải nghiêng.

o Mở gầu tải số 4.

o Mở vis tải số 3 đưa lúa vào ủ ẩm.

o Chế độ điều khiển bằng tay:

 Chuyển công tắc ở tủ điện sang chế độ bằng tay.

GVHD: Cô Nguyễn Thị Hiền Trang 54

 Chỉnh lượng nước ở bộ định lượng nước MOZE 650 theo lượng nước yêu

cầu.

 Có thể theo dõi thông số ẩm độ lúa sau khi ủ trên bảng điều khiển để chỉnh

lại lượng nước cho thích hợp.

o Chế độ điều khiển tự động:

 Chuyển công tắc ở tủ điện sang chế độ tự động.

 Đóng van nước chế độ điều khiển bằng tay.

 Chỉnh năng suất lúa gia ẩm, ẩm độ lúa sau khi ủ trên bảng điện, máy sẽ tự

điều chỉnh nước theo ẩm độ yêu cầu nhập liệu vào máy

+ Cách chỉnh năng suất lúa

o Dùng phím ▲▼ dời chỉ tiêu muốn điều chỉnh lên dòng đầu.

o Nhấn F6. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

o Dùng phím ►◄ dời dấu nháy đến vị trí cần chỉnh.

o Dùng các phím số 0 – 9 chỉnh dữ liệu theo yêu cầu.

o Nhấn phím TM để lưu dữ liệu vừa chỉnh.

Chú ý:

o Nếu lưu lượng lúa mở quá thấp, bộ điều khiển gia ẩm không làm việc

được (van nước đóng mở liên tục).

o Phải thường xuyên theo dõi cột nước ở bộ định lượng nước MOZE 650. Nếu

nước không mở phải chuyển sang chế độ điều khiển bằng tay và báo người có trách nhiệm giải quyết.

o Không được để vật gì va chạm vào bộ đo ẩm tự động (cụm motor nhỏ

nằm phía dưới MYFB).

o Trong quá trình vận hành không được chạm vào các chi tiết máy đang

chuyển động như cánh vis tải, roto máy gia ẩm,… Chỉ tiến hành giải quyết sự cố khi máy đã ngắt điện và các chi tiết chuyển động đã ngưng hoàn toàn.

+ Trường hợp chỉ gia ẩm 1 lần bằng hệ thống gia ẩm lần 2:

o Chỉnh năng suất lúa vào ủ, ẩm độ yêu cầu trên bảng điều khiển.

o Mở vis tải số 6.

o Mở máy gia ẩm lần 2.

o Mở vis tải nghiêng.

o Mở gầu tải số 4.

GVHD: Cô Nguyễn Thị Hiền Trang 55

o Mở 2 máy xát vỏ REMO.

o Mở gầu tải số 3 đưa lúa vào ủ ẩm.

− Khi ngƣng hoạt động

Trình tự tắt máy theo thứ tự ngược lại.

4.3.5 Vis tải, băng cào, băng tải − Trƣớc khi mở máy

+ Kiểm tra hệ thống truyền động, dầu bôi trơn hộp giảm tốc.

+ Kiểm tra an toàn hệ thống điện (motor, hộp công tắc đóng mở, dây d ẫ n đ i ệ n ) Bơm mỡ bôi trơn các ổ bi và các gối đỡ trung gian đầu mỗi ca sản xuất.

Kiểm tra các cánh vis tải, xích tải (nếu có thể), dây băng tải.

Vận hành máy:

+ Nhấn nút cho máy chạy không tải 5 phút.

+ Kiễm tra chiều quay của vis tải, xích tải, băng tải. + Điều chỉnh độ căng dây xích tải, băng tải nếu bị chùng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Theo dõi hoạt động để phát hiện kịp thời sự cố nghẹt vis tải, băng tải, xích. + Tuyệt đối không chạm vào các bộ phận đang chuyển động.

+ Chỉ tiến hành xử lý sự cố khi máy đã được ngắt điện và các bộ phận chuyển động dừng lại hoàn toàn.

4.3.6 Máy gia ẩm lúa − Trƣớc khi mở máy

+ Kiểm tra bao che an toàn. + Kiểm tra hệ thống điện nước. + Mở vis tải lúa ẩm sau máy gia ẩm.

− Vận hành

+ Nhấn nút khởi động máy gia ẩm chho máy chạy không tải khoảng 5 phút. + Mở liệu vào máy.

+ Chỉnh lượng nước vào thiết bị cho phù hợp yêu cầu.

+ Thường xuyên theo dõi hoạt động của máy, khi có sự cố máy phải ngưng máy, cắt điện và tiến hành kiểm tra sửa chửa hay báo cho người có trách nhiệm.

+ Không thò tay vào trong guồng máy khi máy đang hoạt động.

GVHD: Cô Nguyễn Thị Hiền Trang 56

+ Khi ngưng sản xuất phải chờ hết liệu trong máy mới được tắt máy.

+ Chỉ tiến hành xử lý sự cố khi máy đã được ngắt điện và các bộ phận chuyển động đã dừng lại hoàn toàn.

4.3.7 Máy sàng vuông − Trƣớc khi mở máy

+ Kiểm tra hệ thống treo sàng: dầm trục, kẹp mây, dây mây.

+ Kiểm tra hệ thống truyền động đai, bơm mỡ định kì bôi trơn các ổ trục. + Kiểm tra các ống vải trên và dưới sàng.

+ Kiểm tra sơ đồ lắp sàng, lưới sàng. + Kiểm tra siết chặt các cửa buồng sàng.

− Vận hành máy

+ Nhấn nút khởi động cho máy chạy không tải 5 phút, kiểm tra hoạt động sàng.

+ Kiể

kiểm tra chiều quay của các sàng phải cùng một chiều quay.

+ Thường xuyên theo dõi hoạt động của sàng, khi có sự cố phải dừng sàng đ

kiểm tra.

+ Quan sát sản phẩm ra sàng để phát hiện sự cố rách lưới và chất lượng làm việc của sàng. Thận trọng khi lấy mẫu kiểm tra khi sàng đang làm việc.

+ Chỉ tiến hành xử lý sự cố khi máy đã được ngắt điện và các bộ phận chuyển động dừng lại hoàn toàn.

Lưu ý: không nhấn nút khởi động lại sàng khi sàng chưa ngừng chuyển động hoàn toàn.

4.3.8 Máy nghiền 4 trục − Trƣớc khi mở máy:

+ Kiểm tra độ căng dây đai, độ an toàn hệ thống điện điều khiển máy.

+ Dùng tay quay puly chính kiểm tra tình trạng hoạt động của cặp trục nghiền.

+ Kiểm tra dầu nhờn bôi trơn trong các hộp bánh răng và bơm mỡ định kì tại các vị trí cần thiết.

GVHD: Cô Nguyễn Thị Hiền Trang 57 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Kiểm tra dao (chổi) làm sạch bề mặt trục nghiền, hệ thống nước làm mát trục nghiền.

− Vận hành máy:

+ Nhấn nút khởi động, cho máy chạy không tải 5 phút, kiểm tra chiều quay trục và hoạt động của máy không tải.

+ Đóng cần ly hợp, đưa liệu xuống trục nghiền.

+ Điều chỉnh khe hở hai bề mặt làm việc của trục nghiền, điều chỉnh lưỡi gà trên trục rải liệu, bảo đảm nguyên liệu trải đều trên toàn bộ bề mặt làm việc của cặp trục nghiền.

+ Kiểm tra làm sạch bề mặt trục nghiền của dao (chổi). Thay thế dao (chổi) khi không còn bảo đảm yêu cầu.

+ Cấm chạm tay vào các bộ phận đang chuyển động. + Khi máy có sự cố, phải dừng máy để kiểm tra.

+ Chỉ tiến hành xử lý sự cố khi máy đã được ngắt điện và các bộ phận chuyển động dừng lại hoàn toàn.

+ Trước khi tắt máy, phải hạ cần ly hợp.

4.3.9 Máy bổ sung phụ gia − Trƣớc khi mở máy

+ Kiểm tra truyền động

+ Kiểm tra hệ thống dây dẫn điện

− Vận hành

+ Nhấn nút mở máy

+ Mở biến tần điều chỉnh phụ gia theo yêu cầu

+ Thường xuyên theo dõi hoạt động của máy để xử lý kịp thời. + Không thò tay vào trong guồng máy khi máy đang hoạt động.

+ Chỉ tiến hành xử lý sự cố khi máy đã được ngắt điện và các bộ phận chuyển động dừng lại hoàn toàn.

4.3.10 Máy đánh vỏ cám − Trƣớc khi mở máy

+ Kiểm tra hệ thống truyền động đai + Kiểm tra lưới sàng

+ Kiểm tra hộp nút nhấn khởi động máy

− Vận hành máy

+ Nhấn nút hộp điện điều khiền cho máy chạy không tải khoảng 5 phút

+ Kiểm tra máy hoạt động không tải nếu không có sự cố nào thì mở liệu vào máy.

GVHD: Cô Nguyễn Thị Hiền Trang 58

4.3.11 Hệ thống vận chuyển bán thành phẩm

(Quạt cao áp + quạt hút lầu 4, đường ống thép, cyclones, ngăn gió, lọc túi vải, máy thổi)

− Trƣớc khi mở máy

+ Kiểm tra các mối lắp ghép của hệ thống đường ống phải kín + Van điều chỉnh gió tại quạt cao áp phải ở vị trí đóng hoàn toàn

+ Bôi trơn định kì tại các vị trí cần thiết: motor điện, các ổ bi của quạt, bạc ngăn gió.

+ Kiểm tra an toàn hệ thống truyền động ngăn gió, quạt, đường dây điện, hộp nút nhấn điều khiển. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

− Vận hành máy

+ Khởi động quạt hút 55.19 hút khí từ hai lọc túi vải. + Nhấn nút khởi động motor ngăn gió, kiểm tra hoạt động.

+ Nhấn nút khởi động quạt hút cao áp, khi quạt chạy đủ vòng tua mở van điều chỉnh gió ở vị trí thích hợp (dòng điện làm việc khi không có tải không vượt qua 130A).

+ Quan sát liệu lắng dưới cyclones, điều chỉnh lại lượng gió hút khi cần thiết. + Chỉ tiến hành xử lý sự cố khi máy đã được ngắt điện và các bộ phận chuyển động dừng lại hoàn toàn.

4.3.12 Hệ thống thổi bột vào bồn chứa

(Năng suất tối đa thổi bột F1: 11 tấn/h, bột F2: 3 tấn/h)

− Các thiết bị trong hệ thống:

+ Cân bột V120, V60, ngăn gió cân bột V120/V60.

+ Ngăn gió thổi bột F1 MPSE 36/38, bột F2 MPSH 22/22.

+ Máy thổi bột F1, F2.

+ Máy tiệt trùng bột F1, bột F2, van khí nén làm sạch máy tiệt trùng F1.

+ Các van chuyển hướng MAYH – 120, MAYH – 65 đưa bột vào bồn chứa. + Lọc MVRP – 16, ngăn gió lọc bột 16, quạt HTM 35.10.

+ Máy thổi khí cho lọc bột GM 38.

+ Máy nén khí lầu 2, máy sấy khí tầng trệt.

+ Các vis tải bột số 16, 17 đưa bột vào cân bột V120, V60. + Tủ điện điều khiển lầu 1 (tủ mới CKLA).

GVHD: Cô Nguyễn Thị Hiền Trang 59

+ Máy nén khí và máy sấy khí phải hoạt động để cung cấp khí nén cho hệ

thống điểu khiển cân bột, máy tiệt trùng bột F1.

+ Kiểm tra tình trạng các bồn chứa bột để chọn bồn chứa cho thích hợp. + Kiểm tra sơ bộ các thiết bị, hệ thống truyền động, hệ thống điện. + Kiểm tra lượng nhớt bôi trơn của các máy thổi, máy nén khí.

− Vận hành

+ Chọn bồn chứa bột theo chế độ tự động (Auto) hay bằng tay (Man). + Xác định chế độ ngả thông của các van MAYH đưa bột vào bồn.

o Nếu để chế độ Man thì tất cả các contact đều để vị trí Man.

o Nếu để chế độ Auto thì tất cả các contact đều để vị trí Auto.

+ Mở máy tiệt trùng bột F1 (lưu ý: trước khi mở máy tiệt trùng F1, phải mở

van khí nén trước 10 giây và tắt van khí nén sau khi tắt máy tiệt trùng 60 giây).

+ Mở ngăn gió máy thổi bột F1.

+ Mở máy thổi bột F1, theo dõi đồng hồ áp suất phải ở trong khoảng giá trị

quy định.

+ Mở ngăn gió dưới cân V120 cho bột F1.

+ Mở vis tải số 16 cho bột F1. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Mở máy tiệt trùng bột F2.

+ Mở ngăn gió máy thổi bột F2.

+ Mở máy thổi bột F2, theo dõi đồng hồ áp suất phải ở trong khoảng giá trị

quy định.

+ Mở ngăn gió dưới cân V60 cho bột F2.

+ Mở vis tải số 17 cho bột F2.

+ Chế độ điều khiển bằng tay:

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại Công ty cổ phần sản xuất bột mỳ Bình An (Trang 58)