NGHỊCH LÍ VÀ NHỮNG ĐIỂM BẤT HỢP LÍ VÈ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

Một phần của tài liệu tiểu luận thuế thu nhập tại việt nam - thực trạng và giải pháp (Trang 36 - 41)

- Thunhập được miễn thuế:

6. Điều chỉnh thuế suất theo hướng giảm thuế suất cao nhất, thấp nhất, và tăng bậcthuế suất; thống nhất biểu thuế đối với người Việt Nam

NGHỊCH LÍ VÀ NHỮNG ĐIỂM BẤT HỢP LÍ VÈ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

NHẬP CÁ NHÂN

Tuy nhiên, Luật thuế thu nhập cá nhân cũng còn tồn tại một số hạn chế, bất cập mà thời gian qua, dư luận tranh luận rất nhiều, các tranh luận xoay quanh các vấn đề sau:

1.Luật chỉ đánh thuế đối với những người làm công ăn lương

Trong điều kiện cơ sở hạ tầng về kinh tế, xã hội của nước ta còn thấp, các chính sách an sinh xã hội, quy định pháp lý về thanh toán, kiểm soát nguồn thu chưa đồng bộ, người dân có thói quen sử dụng tiền mặt trong sinh hoạt thì tính khả thi của Luật thuế TNCN đến đâu? Hiện có một bộ phận rất lớn người dân hoạt động sản xuất kinh doanh tự do, không thực hiện luân chuyển tiền qua hệ thống ngân hàng, cơ quan thuế không thể kiểm soát được thu nhập của họ là bao nhiêu để đánh thuế. Luật thuế TNCN do đó chỉ đánh thuế đối với những người làm công ăn lương, cán bộ công chức. Điều đó dẫn đến những bất bình đẳng trong việc đóng thuế, đi ngược lại mục đích của luật là phân phối thu nhập, giảm khoảng cách giàu nghèo.

2.Bất cập về mức khởi điểm và mức giảm trừ gia cảnh

Tỷ lệ thống nhất mức khởi điểm bắt đầu phải chịu thuế thu nhập cá nhân là 4 triệuđồng/tháng cho người nộp thuế, giảm trừ thêm cho mỗi người phụ thuộc 1,6 triệu đồng/. Ngay tại thời điểm xây dựng Luật Thuế TNCN, đã có quá nhiều ý kiến chuyên gia phản biện rằng mức khởi điểm chịu thuế quá thấp. Đặc biệt, các mức thuế suất, giảm trừ gia cảnh...không tính đến yếu tố trượt giá. Tất cả các mức giảm trừ gia cảnh, khởi điểm chịu thuế... đều cho thấy sự bất cập giữa thu nhập chịu thuế và chi tiêu thực tế trong cơn bão giá. Luật chỉ khả thi và huy động được khả năng đóng góp của nhân dân

khi mức thu nhập phải đảm bảo nhu cầu tiêu dùng, sinh hoạt phí và tích luỹ tối thiểu. .

3.Bất cập về mức thuế lũy tiến

So sánh với mức thuế suất, sự bất hợp lý còn rõ hơn khi mức thuế đều rất cao. Cách đánh thuế luỹ tiến cao (bậc 7 lên đến 35%) thực chất sẽ phản tác dụng khi làm xói mòn sự hăng say làm giàu chính đáng; giảm năng suất lao động. Sẽ thật bất công nếu như người ta càng vắt óc,vắt sức ra để kiếm được nhiều tiền lại càng bị đánh thuế cao.- Các mức thuế luỹ tiến 5,6,7 trong bậc luỹ tiến (tương đương với mức 25%, 30% và 35%)đã đánh vào đối tượng là người có tài, người có khả năng làm giàu. Điều đó sẽ phản tác dụng vì sự cào bằng, bình quân chủ nghĩa và thực chất là sự tước đoạt của người này để chia cho người khác. Mức sống của dân ta hiện rất thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới, không nên áp dụng ngay một lúc mức mức lũy tiến lên đến 35% được.

Với những nội dung như đã trình bày ở trên thì luật thuế thu nhập cá nhân vẫn còn những rào cản phúc tạp

4.Chưa bình đẳng, công bằng về nghĩa vụ thuế:

Cùng là thu nhập của cá nhân, nhưng thu nhập từ kinh doanh không được trừ khởi điểm mà nộp thuế theo mức 28%; thu nhập từ tiền công, tiền lương trên mức khởi điểm 5 triệu đồng mỗi tháng mới nộp thuế và áp dụng thuế suất lũy tiến từng phần từ 10% đến 40%;

- Áp dụng khởi điểm chịu thuế, biểu thuế khác nhau giữa người Việt Nam và người nước ngoài.

- Chưa phù hợp với thông lệ quốc tế.

*Bên cạnh những rào cản phức tạp như ở trên đã trình bày thì thuế thu nhập cá nhân vẫn tồn tại những nghịch lí cụ thể như sau:

+ Vấn đề thứ nhất đáng quan tâm ở đây là thu nhập hơn 1 triệu đồng/tháng vẫn phải tính thuế thu nhập như người thu nhập cao, bị khấu trừ 10%, quy định tạm nộp 10% thuế với các khoản thu nhập trên 500.000 đồng vô tình tạo ra nghịch lý này.

Đối với cơ quan thuế thì dù chưa rõ người dân có thu nhập đến mức chịu thuế hay không, nhưng để tránh thất thu thuế, Bộ Tài chính đã quy định

thuế, tức là có thu nhập dưới 48 triệu đồng/năm với người độc thân, họ sẽ phải đến cơ quan thuế để đề nghị xin hoàn thuế đã nộp và lấy lại số tiền thuế đã tạm nộp. Nhưng mà cùng với đó, những rắc rối trong việc hoàn thuế đã khiến không ít người nản lòng với ý định lấy lại tiền thuế đã tạm nộp. Vì sao lại có chuyện này. Thật vậy, đến cuối năm quyết toán, không ít người thuộc diện được hoàn lại toàn bộ tiền thuế đã nộp. Đành rằng, số thuế này theo quy định chỉ là tạm thu và nó sẽ được hoàn lại nếu người nộp thuế chứng minh được mình thu nhập dưới mức chịu thuế. Nhưng liệu họ có đủ "kiên nhẫn" để lấy lại số tiền thuế đã tạm nộp hay không thì lại là chuyện khác.Muốn lấy lại tiền bạn phải đủ “kiên nhẫn” vì con đường lấy lại tiền từ kho bạc Nhà nước không hề đơn giản. Để lấy được tiền hoàn thuế, người nộp thuế sẽ phải trải qua một “ma trận” thủ tục, giấy tờ mà nếu kê khai ra đây sẽ có thể khiến không ít người "chóng mặt" mà bỏ cuộc. Mỗi khi phát sinh khoản khấu trừ thuế, thì người bị khấu trừ cần đề nghị cơ quan chi trả thu nhập, xuất hồ sơ chứng từ khấu trừ thuế.

Như vậy là để có thể lấy lại số tiền vốn là của mình (do không thuộc đối tượng nộp thuế thu nhập nhưng vẫn bị khấu trừ), người dân phải hoàn tất hàng chục loại giấy tờ rắc rối phức tạp Rồi sau đó họ lại phải gửi hồ sơ đến cơ quan thuế, nếu sai sót còn phải bổ sung, sau đó chờ quyết định hoàn thuế rồi mới đi kho bạc rút tiền. Người không rành thủ tục có thể phải thuê người tư vấn, ngoài ra còn chi phí đi lại,

cước bưu điện...

Quả là quá nhiêu khê, rắc rối và tốn kém, đến mức hầu như không ai làm, chỉ trừ trường hợp số tiền hoàn thuế tương đối lớn

Thực ra để đơn giản hoá thủ tục, tránh phiền hà cho việc khấu trừ rồi lại hoàn thuế, Bộ Tài chính có quy định, nếu cá nhân ước lượng thu nhập trong năm chưa đến mức phải nộp thuế thì chỉ cần làm giấy cam kết, hàng tháng khi trả thu nhập, cơ quan chi trả không khấu trừ thuế. Tuy nhiên, thực tế các đơn vị chi trả thường sợ người lao động khai man thu nhập, khi cơ quan thuế phát hiện truy thu, nên các đơn vị thường làm cách "chắc ăn" là tạm khấu trừ thuế cho tất cả khoản thu nhập trên 500.000 đồng của người lao

động. Như vậy, thực tế cơ quan thuế không bao giờ chịu thiệt, vì họ đã sớm nắm "đằng chuôi". Còn người nộp thuế, nếu không biết hoặc không đủ "chịu khó" đi làm thủ tục hoàn thuế thì họ sẽ phải vui vẻ chấp nhận khoản tiền đã tạm khấu trừ nhưng bị mất thật.

+ Vấn đề thứ hai cần nói tới ở đây là theo Thông tư số 84/2008/TT- BTC nêu rõ: “Việc hoàn thuế thu nhập cá nhân chỉ áp dụng đối với những cá nhân đã đăng ký thuế và có mã số thuế”. Nghĩa là những người chưa đăng kí thuế và chưa có mã số thuế không được nhận lại số tiền thuế đã bị khấu trừ, mặc dù đúng ra họ không thuộc diện phải nộp thuế thu nhập. Đây là một quy định vô lý, gây thiệt thòi cho người dân.

+ Vấn đề thứ ba là liệu chúng ta có nên khấu trừ thuế 10% từ một khoản thu nhập phụ chỉ có 500 nghìn đồng lấy ví dụ đó là số tiền nhuận bút khá là ít ỏi của nhiều bài báo hay không. Điều đó cho thấy giá “chất xám” ở nước ta vốn rẻ mạt. Vậy mà, chế độ thuế hiện hành còn đánh thuế vào số tiền trả nhuận bút vốn rất rẻ mạt ấy thì đúng là một chuyện đáng buồn và không nên. Thủ tục khấu trừ thì rất đơn giản: chỉ cần xem hồ sơ thấy số tiền thù lao, nhuận bút...từ 500.000 đồng trở lên là cơ quan thuế khấu trừ ngay từ 10- 20%, thế nhưng thủ tục để nhận lại tiền hoàn thuế thì quả là “thiên nan vạn nan”.

Mặt khác, chỉ với số tiền nhuận bút ít ỏi hơn 500.000 đồng/tháng cũng bị khấu trừ thuế, liệu có công bằng hay không? Hiện nay, cơ quan thuế chỉ thu được tiền từ các cơ quan, công sở, doanh nghiệp có hồ sơ, giấy tờ đầy đủ (đối tượng “có tóc”), còn những giao dịch dân sự thiên hình vạn trạng, không có hồ sơ, giấy tờ (đối tượng “trọc đầu”) thì hoàn toàn “ngoài vùng phủ sóng” của cơ quan thuế. Nghĩa là thuế thu nhập cá nhân chỉ mới thu chủ yếu vào đối tượng là đại bộ phận người làm công ăn lương và chi trả qua ngân hàng. Rất nhiều người đóng thuế chân chính, tuân thủ các quy định của pháp luật song cũng không ít đối tượng có thu nhập bên ngoài khá cao nhưng không quản lý được những khoản tiền này để tính thuế. Đây là một trong những vấn đề tồn tại, cách thức quản lý của chúng ta chưa tốt và cần

Một nghịch lý nữa là những người lao động có thu nhập từ 500.000 trở lên đã bị khấu trừ thuế, trong khi đó đối tượng được nhận kiều hối thì được miễn thuế thu nhập, dù số tiền có lớn đến mức nào. Từ đó, thiết nghĩ Nhà nước cần xem xét lại những quy định về khấu trừ thuế, xem xét nâng mức trần thu nhập phải khấu trừ, đơn giản hoá thủ tục hoàn thuế để tạo sự công bằng, thuận lợi cho người dân. Không nên thực hiện chính sách kiểu “nắm thằng có tóc”, “thà khấu trừ nhầm còn hơn bỏ sót”, đẩy cái khó và sự thiệt thòi về phía người dân. Và bây giờ là lúc chúng ta hãy cùng nhau nhìn và điểm lại một trong số những sự kiện lớn liên quan đến thuế thu nhập cá nhân. Để tìm ra câu trả lời rằng liệu chính sách thuế thu nhập cá nhân hiện nay đã công bằng cho tất cả mọi người hay chưa.?

Năm 2006, Cục Thuế TPHCM đã chốt danh sách 10 người đóng thuế thu nhập cao nhất trong năm 2006 với tổng mức thuế đã đóng của “top ten” này là 5,2 tỉ đồng. Đây được cho là sự kiện “bùng nổ” trong ngành thuế, bởi so với hàng trăm ngàn đối tượng nộp thuế TNCN là người VN, mức này... cao chót vót.

Thiếu công bằng...!

Giải thích sự đột biến nói trên là nhờ tinh thần tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế của những người có thu nhập cao đang làm việc cho các đơn vị nước ngoài. Đồng thời, với sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) trong năm qua cũng có tác động gián tiếp. Cụ thể, các hãng, công ty “mẹ” thường luôn yêu cầu các công ty “con” hoặc Văn Phòng Đại Diện thực hiện chặt chẽ việc kê khai thu nhập và nộp thuế của nhân viên theo quy định của nước sở tại. Nay Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO, thông lệ quốc tế đòi hỏi các thành viên “chung sân” phải thực hiện chính sách thuế chặt chẽ hơn.

Ngành thuế cũng đã nhìn nhận một thực trạng rằng việc kiểm soát và hành thu thuế Thu nhập cá nhân đối với các lao động đang làm việc cho các Văn Phòng Đại Diện nước ngoài trong vài năm gần đây chưa đúng mức. Trong số các Văn Phòng Đại Diện có người đóng thuế thu nhập cao, còn rất

nhiều “đại gia” trong các ngành “đỉnh” như dược, bảo hiểm, thực phẩm... vắng bóng! Hiện có khoảng 2.500 Văn Phòng Đại Diện đang hoạt động tại TPHCM. Trong số này, do quy định (tại Nghị định 45/2000/NĐ-CP) về trách nhiệm nộp thuế Thu nhập cá nhân của lao động tại Văn Phòng Đại Diện còn lỏng lẻo nên dẫn tới tình trạng Văn Phòng Đại Diện muốn khai bao nhiêu thì khai.

Sự kiện trên làm lộ diện một thực tế trái khoáy khác, đó là những người có thu nhập cao, chính đáng, ý thức chấp hành quy định thuế tốt, phải đóng thuế cao. Trong khi đó, những người có thu nhập cao khác, như các nhà đầu tư chứng khoán chẳng hạn, lại được miễn trừ theo quy định tại Pháp lệnh Thuế Thu nhập hiện hành. Dù Luật Thuế TNCN tương lai nhắm đến những người chơi chứng khoán (ví dụ, mức thuế đánh vào lợi nhuận chuyển nhượng chứng khoán là 25%) nhưng đến năm 2009 mới có hiệu lực. Như vậy, phải mất ít nhất 2 năm nữa mới tìm được sự công bằng giữa các đối tượng nộp thuế.

Tham khảo thuế thu nhập cá nhân của một số nước:

Các nước đều áp dụng tỷ lệ thu thuế cao đối với người có thu nhập cao nhằm rút bớt khoảng cách giàu nghèo. Ngược lại, các nước cũng chú trọng đến tình trạng kinh tế và gia đình củangười nộp để được miễn giảm.

Một phần của tài liệu tiểu luận thuế thu nhập tại việt nam - thực trạng và giải pháp (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w