I. HỆ THỐNG NHỮNG QUAN ĐIỂM ĐỔI MỚI VÀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XUẤT BẢN
1. Phương hướng đổi mới & hoàn thiện pháp luật trong quản lý nhà nước về xuất bản
1. Phương hướng đổi mới & hoàn thiện pháp luật trong quản lý nhà nước về xuất bản nhà nước về xuất bản
Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật xuất bản, đồng thời tổ chức tốt việc thi hành, kiểm tra xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm, đấu tranh kiên quyết kịp thời để loại trừ tội phạm xuất bản là phương hướng chung nhằm đổi mới và hoàn thiện pháp luật xuất bản trong quản lý nhà nước về xuất bản, lâu dài vừa là cấp bách. Đúng như văn kiện đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VIII đã chỉ ra: “tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam”. Hiến pháp 1992 cũng đã ghi tại điều 12: “nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế, xã hội chủ nghĩa”. Sau đây là những phương hướng cụ thể :
Thứ nhất: hoàn thiện hệ thống pháp luật về xuất bản nhằm tạo môi trường và điều kiện cho hoạt động xuất bản theo định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền.
Một là: Mở rộng quyền xuất bản đồng thời đề cao trách nhiệm xuất bản.
Về quyền xuất bản của các tác giả có tác phẩm:
Theo luật xuất bản ngày 7/7/1993. Thì các tác giả có quyền phổ biến tác phẩm của mình dưới hình thức xuất bản phẩm thông qua nhà xuất bản. Điều đó có nghĩa tác giả không được phép đứng ra xuất bản tác phẩm của mình.
Dưới ánh sáng của quan điểm đổi mới, Nhà nước nên có chế độ riêng đối với các trường hợp tác giả muốn tự xuất bản tác phẩm của mình. Thực hiện vấn đề này xuất phát từ những yêu cầu sau:
- Khuyến khích những công dân bằng lao động của mình đã sáng tạo ra các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học. Đảm bảo các quyền lợi vật chất và tinh thần của tác giả phát sinh từ việc công bố và phổ biến các tác phẩm của mình dưới hình thức xuất bản phẩm.
Hiện nay lao động sáng tạo của các văn nghệ sĩ, tri thức chưa được bù đắp thoả đáng. Nhuận bút là quyền lợi vật chất của tác giả trong nhiều trường hợp là quá ít ỏi so với lợi nhuận có được từ việc xuất bản. Những mối lợi trong khả năng đối với nhiều tác phẩm, được những người làm sách tư nhân bỏ vốn in, phát hành để hốt bạc, trong khi người sáng tạo ra chỉ được trả nhuận bút 10% giá bán..
Quá trình nghiên cứu, xây dựng dự án luật xuất bản đã có nhiều ý kiến về sự cần thiết để tác giả tự xuất bản tác phẩm của mình, nếu tác giả có nhu cầu. Tại văn bản bảo lưu mộ số vấn đề về dự án luật xuất bản trước khi kết thúc nhiệm kỳ Quốc hội khoá VIII, Uỷ ban văn hoá - Giáo dục của Quốc hội cũng đã đề nghị ghi vào luật: “Việc xuất bản tác phẩm của cá nhân hoặc cá nhân đứng ra xuất bản tác phẩm của người khác không qua tổ chức xuất bản
chuyên nghiệp, cũng coi như hoạt động của một nhà xuất bản và phải tuân theo các quy định của luật này”.
Tuy nhiên, để thực hiện cần có biện pháp ngăn chặn việc lợi dụng pháp luật để trao lại quyền xuất bản cho người khác, cũng như các cá nhân lợi dụng tác giả để nhận quyền xuất bản kiếm lời. Chỉ những tác giả thực sự muốn tự xuất bản lấy tác phẩm của mình thì các cơ quan quản lý nhà nưóc có thẩm quyền mới xem xét cấp giấy phép xuất bản. Khi phát hiện tác giả trao quyền xuất bản cho người khác, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thu hồi giấy phép xuất bản và sử phạt tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm. Đề xuất này chỉ thực hiện với điều kiện giữ vững ổn định chính trị; các cơ quan quản lý nhà nước phải chứng tỏ năng lực và hiệu lực quản lý của mình.
Hai là: đa dạng hoá loại hình, quy mô tổ chức xuất bản; chống độc quyền trong hoạt động xuất bản.
Theo tính toán chung của toàn ngành xuất bản, hàng năm lượng SGK do nhà xuất bản Giáo Dục in ấn và phát hành chiếm từ 80% tổng lượng sách toàn quốc. Chính vì thế mà giới in ấn mệnh danh nhà xuất bản này là "ông vua" ngành xuất bản. Có được con số mơ ước này là do Bộ Giáo dục - Đào tạo đã "ban" cho nhà xuất bản này lá bùa "độc quyền".
Theo một chuyên gia ngành xuất bản thì từ sự độc quyền trong in ấn, xuất bản đã dẫn đến độc quyền về giá. Đây là điều bất bình đẳng và tạo ra sự mất công bằng.
Thế nhưng câu hỏi đặt ra là tại sao hàng năm nhà xuất bản này lại in nhiều SGK đến thế? Những năm trước đây, hệ thống SGK đã được truyền tay từ lớp học sinh này sang lớp học sinh khác, thậm chí là truyền tay thế hệ. Có được điều này chính là SGK xưa đã dựa vào tiêu chí cơ bản là tính "phổ thông" của kiến thức và dưới dạng truyền tải dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ. Thế nhưng những năm gần đây, SGK đã liên tục bị thay đổi theo hướng "cải
cách". Nhưng thay cho tính "phổ thông", những kiến thức đã bị phức tạp hoá bằng ngôn ngữ, kiến thức rất xa vời thực tế.
Sai lầm càng nghiêm trọng hơn khi vấn đề "cải cách" lại không được thực hiện có hệ thống và triệt để; vì thế mỗi năm người ta lại thêm kiến thức này, bớt kiến thức kia, chuyển đổi kết cấu, vị trí của kiến thức trong SGK.
Việc năm nào cũng chỉnh sửa SGK đã giúp cho nhà xuất bản Giáo Dục có doanh số lớn. Thay 1 cuốn sách cho 1 môn học, nhà xuất bản GD có thể thu lãi 1 triệu USD.
Ví dụ quyển ngữ văn lớp 1 tập 1 có giá 9.000đ/cuốn, tập 2 cũng giá 9.000đ/cuốn. Lấy 9.000đ nhân với 1,7 triệu học sinh vào lớp 1 năm 2003 thì tổng số thu đã là 15,3 tỉ đồng. Với chi phí in ấn, phát hành cuốn sách chỉ hết khoảng 1,3 tỉ đồng. Hàng năm nhà xuất bản GD in mới gần 2.500 đầu sách. Đó là siêu lợi nhuận trong khi NXB này lại còn được hưởng chế độ ưu đãi không phải nộp 5% thuế VAT.
Áp dụng những phép tính này với các bậc học cao hơn, bộ sách nhiều hơn thì "đặc quyền" về lợi nhuận của nhà xuất bản này thực sự là con số khổng lồ.
Nghịch lý rõ nét nhất là trong khi lương giáo viên thấp, cơ sở hạ tầng cho giáo dục còn kém... thì ngành giáo dục mỗi năm lãng phí hàng trăm tỉ đồng từ việc SGK chỉ dùng 1 năm rồi bỏ.
Nghịch lý hơn nữa là trong khi VN là bộ phận của nhân loại, vậy nền tảng kiến thức phổ thông của nhân loại cũng là của mình. Việc biên soạn vì thế cần có sự kế thừa.
Ngược với chương trình SGK phổ thông, sinh viên ĐH hiện nay lại không có sách để học. Vì thế có nghịch lý "bội thực SGK phổ thông, học chay ở ĐH". Một nghịch lý nữa là trong khi nhiều nhà xuất bản cam kết có thể
giảm tới 20% giá in ấn, XB SGK thì lại không được tham gia vì sự "độc quyền" của nhà xuất bản GD.
Tuy nhiên, vấn đề mang tính xã hội đặt ra là: Vì sách thay đổi liên tục làm cho nền giáo dục bất ổn. Và kiến thức không chuẩn thì sẽ di hại cho các thế hệ học sinh.
Kể từ năm 1945 đến nay, VN có 5 lần thiết kế lại chương trình và thay SGK. 3 lần đầu là năm 1945, 1955 và năm 1975, làm tập trung và thay đồng loạt từ lớp 1 đến lớp 12. Những lần sau là năm 1981 và năm 2002.
Việc thiết kế chương trình và biên soạn SGK theo kiểu cắt khúc, cuốn chiếu và thay dần. Cách làm này không khoa học. Kết quả là đến nay vẫn không có chương trình và SGK chuẩn để ổn định giáo dục.
Về việc lập ngừng hoạt động và đóng của nhà xuất bản:
Việc lập nhà xuất bản, ngừng hoạt động, và đóng cửa nhà xuất bản phải được quan niệm đầy đủ dưới ánh sáng của các cơ quan điểm đổi mới và nhằm tạo ra cơ hội tăng trưởng nhanh, hình thành một số tập đoàn xuất bản mạnh, có vị trí trong khu vực và quốc tế.
Với tinh thần đó, việc ra đời một chủ thể xuất bản mới việc ngừng hoạt động và đóng cửa chủ thể xuất bản là những hiện tượng xã hội bình thường. Điều đó diễn ra không tuỳ thuộc vào ý chí muốn của các cá nhân ở các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền. Lý do đầu tiên và cơ bản là các điều kiện và tiêu chuẩn được hình thành từ các quy phạm pháp luật về xuất bản. Nếu một cơ qua Nhà nước, tổ chức chính trính trị - xã hội có đủ điều kiện, thì không thể từ chối cấp giấy phép thành lập về xuất bản. Cũng như một nhà xuất bản đang hoạt động mà thiếu điều kiện, thì phải tạm ngừng hoạt động. Nếu vi phạm pháp luật, thì tuỳ theo tính chất và mức độ có thể phải đa dạng hoá các loại hình, quy mô tổ chức xuất bản. Pháp luật về xuất bản phải được
bổ sung hoàn thiện tạo cơ sở pháp lý để hình thành các loại hình, quy mô tổ chức xuất bản theo hướng sau:
- Lập các nhà xuất bản chuyên sản xuất các trương trình băng âm nhạc, thanh đĩa âm thanh, băng đĩa hình; nhà xuất bản chuyên sản xuất các loại điện tử thuộc loại hình xuất bản phẩm ghi tại điều 4 Luật xuất bản.
- Về hình thức của tổ chức nhà xuất bản có thể là công ty đối với hoạt động xuất bản băng đĩa âm thanh, băng và đĩa hình, sách điện tử. Cũng có thể là nhà xuất bản có nhiều thành viên trực thuộc gồm xuất bản và các tạp chí chuyên ngành in, dịch vụ về vật tư, kỹ thuật bản in, phát hành.
- Bổ sung nhiệm vụ xuất nhập khẩu xuất bản phẩm cho một số công ty kinh doanh phát hành xuất bản phẩm. Cho phép tư nhân hoạt động xuất khẩu xuất bản phẩm, nhằm tạo đối tác, mở rộng hoạt động xuất nhập khẩu đáp ứng công tác tuy truyền đối ngoại, giao lưu văn hoá với các nước, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Tạo điều kiện pháp lý cho các nhà xuất bản nước ngoài đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam, các nhà xuất bản tại Việt Nam đặt văn phòng đại diện tại nước ngoài, nhằm đầy mạnh quá trình đổi mới công nghệ, thiết bị, đón đầu các công nghệ cao, nâng cao chất lượng ấn phẩm.
Về vịêc chống độc quyền trong xuất bản.
Trong kinh tế thị trường cạnh tranh là thuộc tính vốn có nó đảm bảo đẩy nhanh các quá trình phát triển. Hoạt động xuất bản sẽ đơn điệu và trì trệ khi thiếu các đối trọng lành mạnh. Vì vậy, pháp luật xuất bản phải tại ra cơ sở pháp lý thuận lợi, bình đẳng cho các chủ thể cạnh tranh phát triển. ở môi trường đó, các chủ thể xuất bản hoà mình trong không khí dân chủ, tụ do, hoạt động kinh doanh. Nó kích thích năng lực chủ động, sáng tạo trong việc khai thác các tiềm năng, rút ngắn thời gian xuất bản, nâng cáo chất lượng và hạ giá thành xuất bản phẩm. Đồng thời nó bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu
dùng xuất bản phẩm. Vấn đề này đặt ra phù hợp với tư tưởng chỉ đạo của Đảng ghi tại văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VIII: “nghiên cứu ban hành luật bảo đảm cạnh tranh và kiểm soát độc quyền trong kinh doanh, chống cạnh tranh không lành mạnh và chống hạn chế thương mại”.
Hoạt động xuất bản ở Việt Nam hiện được phân công theo hướng vừa có loại hình các nhà xuất bản chuyên ngành, vừa có loại hình các nhà xuất bản đề tổng hợp. Như vậy, bản thân các nhà xuất bản tổng hợp đã có những mảng đề tài và nội dung tạo ra sự cạnh tranh. Đối với các nhà xuất bản thuộc loại hình chuyên ngành cũng có các mảng đề tài, nội dung đan xen lẫn nhau. Nó cũng tạo ra cơ hội cho sự cạnh tranh. Từ đó vấ đề đặt ra, pháp luật xuất bản phải được bổ sung, hoàn thiện nhằm tạo lập cơ chế vừa đảm bảo chuyên môn hoá, vừa thúc đẩy cạnh tranh giữa các nhà xuất bản. Đồng thời, pháp luật cũng phải tạo ra cơ chế để thực hiện vai trò cân đối và điều phối xuất bản của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền, nhằm đảm bảo sự lành mạnh có trật tự. Sau đây là một số hướng chính cần mở ra sự cạnh tranh:
- Cho phép cùng xuất bản tại thời điểm nhất định, khi có nhu cầu xuất bản đối với tác phẩm cũng như tác giả khác nhau, có đề tài, nội dung tương đồng, gần gũi nhau; những bản dịch cùng một nguyên bản của các dịch giả khác nhau.
- Cho phép xuất bản những đề tài, nội dung gần gũi với chức năng, nhiệm vụ của nhà xuất bản có nhu cầu xuất bản.
- Thiết lập cơ chế mới, phù hợp về hoạt động xuất bản, in và phát hành sách giáo khoa theo hướng có đối trọng, nhằm nâng cao chất lượng phục vụ.
Ba là: tham gia công ước quốc tế về quyền lực tác giả là bảo vệ quyền lợi của các tác giả Việt Nam, hoà nhập bình đẳng trong cộng đồng quốc tế về xuất bản.
Ngày nay chúng ta đang sống trong một thế giới giao lưu và hòa nhập. Mỗi nền văn hoá đều mang trong mình thuộc tính giữ gìn bản sắc dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. Đảng và Nhà nước ta chủ trương đa phương hoá và đa dạng hoá các quan hệ quốc tế.
Thứ hai: Đổi mới và hoàn thiện pháp luật về tổ chức và cơ chế quản lý tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước đối với xuất bản.
Hệ thống quản lý về xuất bản hiện phù hợp với hệ thống quản lý Nhà nước nói chung. ở trung ương, chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, đồng thời là cơ quan hành động xuất bản. Bộ văn hoá - thông tin còn thực hiện việc quản lý Nhà nước nhiều lĩnh vực khác nhau về văn hoá, thông tin. Vì vậy, mọi hoạt động tác nghệp về xuất bản đều giao cho Cục xuất bản, cũng như việc quản lý, xử lý ở tầm vĩ mô Bộ văn hoá - thông tin đều dựa vào Cục xuất bản. Thẩm quyền được giao thì lớn, nhưng địa vị pháp lý chưa tương xứng. Do đó thẩm quyền chưa được thực hiện thi đầy đủ, hiệu lực quản lý thấp. Đây là nguyên nhân chủ quan cơ bản dẫn đến sự trì trệ, hữu khuynh và yếu kém trong hoạt động quản lý Nhà nước về xuất bản. Từ đó phải đặt vấn đề cho việc hình thành một chủ thể quản lý Nhà nước trong lĩnh vực xuất bản tương xứng với yêu cầu quản lý do pháp luật xuất bản đặt ra. Pháp luật về xuất bản cần được đổi mới, hoàn thiện về địa vị pháp lý của cơ quan tham mưu, có thẩm quyền điều hành tác nghệp, tương xứng thuộc Bộ văn hoá - thông tin, theo hướng hình thành Tổng cục xuất bản. Với địa vị pháp lý đó trong hệ thống quản lý Nhà nước về văn hoá, thẩm quyền quản lý Nhà nước về xuất bản sẽ được đề cao và có hiệu lực trong thực tế, bởi sự đầu tư có chất lượng về đội ngũ quản lý, cơ sở vật chất và phương tiện quản lý.
Hoàn thiện pháp luật về xác định quyền hạn và cơ chế kiểm soát, phối hợp hoạt động giữa các cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động quản lý xuất bản.
- Thiết lập cơ chế kiểm soát lẫn nhau và phối hợp có hiệu quả giữa những cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp trong quản lý Nhà nước về xuất bản, chống các hoạt động lộng quyền dễ xảy ra ở cơ quan hành pháp và