Tiến sĩ Nguyễn Chương Nhiếp trong luận án có đề tài: “Thị hiếu thẩm mỹ và vai trò của nó trong đời sống xã hội” đã viết: “Thị hiếu thẩm mỹ tốt hay xấu đều phải do giáo dục luyện tập mà nên” [20, tr.54]. Thị hiếu điện ảnh của sinh viên là do chính bản thân sinh viên quyết định. Bởi vậy, muốn nâng cao thị hiếu của sinh viên thì phải đi từ đối tượng sinh viên.
Muốn có thị hiếu điện ảnh tốt thì trước hết sinh viên phải biết phân biệt như thế nào là tác phẩm điện ảnh thuộc thị hiếu lành mạnh và những tác phẩm thuộc thị hiếu không lành mạnh . Dưới đây là một vài dấu hiệu để phân biệt:
- Những tác phẩm điện ảnh nào sử dụng thủ pháp nghệ không lành mạnh, khơi dậy bản năng sinh vật trong con người như khiêu dâm hay kích thích tính bạo lực trong con người…đó là dấu hiệu của sự không lành mạnh. Ngược lại những tác phẩm nhằm hướng con người tới chỗ cao đẹp, bồi dưỡng tình cảm và nhân cách cho con người là những tác phẩm xuất phát từ thị hiếu không lành mạnh.
- Căn cứ vào tiêu chuẩn chính trị, đạo đức. Tác phẩm điện ảnh nào thể hiện quan điểm chính trị tốt như ca ngợi độc lập dân tộc, hoà bình chủ nghĩa, tự do bình đẳng thì thuộc thị hiếu lành mạnh. Ngược lại những tác phẩm điện ảnh được coi là không lành mạnh là những tác phẩm đi vào ca ngợi lối sống buông thả không mục đích, không lý tưởng tôn sùng bạo lực, kích động sung đột và chính trị chống độc lập dân tộc và ca ngợi nô dịch.
- Dựa trên cơ sở tính truyền thống và tính dân tộc. Những tác phẩm nào mà biểu hiện, củng cố và phát triển bản sắc dân tộc là lành mạnh. Ngược lại, những tác phẩm phá vỡ giá trị truyền thống là không lành mạnh.
Sinh viên phải tạo cho mình lối sống lành mạnh bằng cách tích cực tham gia vào các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao.
Để có thị hiếu điện ảnh cao và lành mạnh, sinh viên phải có những hiểu biết nhất định về văn hoá nghệ thuật đặc biệt là điện ảnh. Vì vậy, sinh viên phải tích cực trau dồi những kiến thức về văn hoá nghệ thuật.
Sinh viên phải biết sắp xếp thời gian một cách hợp lý để tham gia vào các hoạt động điện ảnh như: xem phim, đọc sách báo điện ảnh, tham gia vào câu lạc bộ điện ảnh, các cuộc thi tìm hiểu về điện ảnh, tham gia viết bài cho các tạp chí điện ảnh…
Trong các buổi gặp gỡ với nhà làm phim, với cơ quan điện ảnh sinh viên nên mạnh dạn nói lên sở thích của mình và những đề xuất để họ đáp ứng tốt hơn nhu cầu và thị hiếu của mình.
KẾT LUẬN
Qua quá trình khảo sát, người viết đã nắm được một vài thị hiếu điện ảnh của sinh viên. Sinh viên rất thích thưởng thức điện ảnh hay nói một cách đơn giản là xem phim. Khi xem phim, họ thường lựa chọn phim truyện, thể loại phim tâm lý xã hội, đề tài tình bạn, tình yêu, những phim có yếu tố vui vẻ nhẹ nhàng. Đa số sinh viên đều xem những phim lành mạnh, nhưng một bộ phận trong họ lại có thị hiếu không lành mạnh như xem phim sexy, phim bạo lực. Trong đánh giá phim, sinh viên thấy phim nước ngoài hay hơn phim Việt, phim thương mại Việt hấp dẫn hơn phim nghệ thuật, phim của điện cách mạng Việt Nam thật hơn phim đương đại. Từ đó hình thành trong họ sở thích xem phim nước ngoài, phim thương mại Việt, phim điện ảnh cách mạng Việt Nam. Không chỉ thưởng thức và đánh giá phim, sinh viên còn tham gia vào sáng tạo điện ảnh như đóng phim, phê bình phim, tuy nhiên hoạt động này chưa nhiều.
Đây cũng chỉ là vài thị hiếu mang tính điển hình của sinh viên nhưng người viết cũng mong đóng góp một vài nhận biết của mình giúp ngành điện ảnh, nhà trường nắm được để kịp thời thoả mãn và có biện pháp để nâng cao thị hiếu, giúp sinh viên nắm xu thế của thị hiếu để điều chỉnh cho phù hợp.
Cuối cùng, người viết xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình và chu đáo của giáo viên hướng dẫn Th.s Trần Thị Diên cùng các giảng viên của khoa Quản lý văn hoá, trường đại học Văn hoá Hà Nội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Quang Chính - Trần Luân Kim – Lưu Danh Hùng - Đặng Vũ Thảo (1997), Nhu cầu và thị hiếu khán giả điện ảnh, Tạp chí văn hoá nghệ thuật, số 5, số 6, số 7
2. Phạm Vũ Dũng (1997), Mấy thực trạng về điện ảnh hiện nay, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật số 8
3. Phạm Vũ Dũng (1999), Điện ảnh ấn tượng và suy ngẫm, NXB Văn hoá dân tộc, Hà Nội.
4. Hoàng Trần Doãn (2006), Nhận diện khán giả Việt Nam hôm nay, Tạp chí văn hoá nghệ thuật, số 11
5.Hoàng Trần Doãn (2006), Nghiên cứu nhu cầu điện ảnh của sinh viên, luận án TS TLH, Hà Nội
6. Trần Độ (1987), Thoả mãn nhu cầu văn hoá và nâng cao thị hiếu nghệ thuật, NXB Văn hoá Hà Nội
7. Nguyễn Ánh Hồng (2002), Phân tích về mặt tâm lý học lối sống của sinh viênthành phố Hồ Chí Minh, luận án TS TLH
8. Nguyễn Phương Hồng (1997), Thanh niên, học sinh với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, NXB Chính trị quốc gia
9. Trần Thanh Hiệp (2004), Điện ảnh của nhu cầu phát triển, NXB Văn hoá Hà Nội
10.Đỗ Huy (2000), Mỹ học với tư cách là một khoa học, NXB Chính trị quốc gia
11. Đặng Minh Liên (2005), Dòng phim giải trí ở Việt Nam, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, số 5
12. Đặng Minh Liên (2005), Dòng phim truyền thống, Tạp chí văn hoá nghệ thuật, số 3
14. B.Ph. Lomov(2000), Những vấn đề lý luận và phương pháp luận của tâm lý học, NXB ĐHQG Hà Nội
15. Luật Điện ảnh, năm 2006
16. Hiền Lương (2006), Buồn vui phim Việt, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, số 10
17. Hiền Lương(2005), Mấy nét thực trạng phát hành phim hiện nay, tạp chí Văn hoá nghệ thuật, số 8
18. Macrcel Martin (1994), Ngôn ngữ điện ảnh, Cục Điện ảnh xuất bản, Hà Nội
19. Đặng Minh (1997), Phim nghệ thuật và phim thương mại gợi mở về loại hình, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật
20. Nguyễn Chương Nhiếp (2000), Thị hiếu và vai trò của nó trong đời sống thẩmmỹ, luận án TS Triết học, Hà Nội, 2000
21. Nguyễn Văn Thủ (1993), Nhu cầu điện ảnh của công chúng điện ảnh Việt Namhiện nay, luận án phó TS XHH, Hà Nội
22. Từ điển Tiếng Việt, NXB Từ điển Bách khoa, 2005
23. Kon I. X (1971), Giới sinh viên phương Tây là một nhóm xã hội, Tạp chí Triết học số 191
24. http//www.dienanh.net 25. http//yxine.com.vn
PHIẾU TÌM HIỂU ĐIỆN ẢNH CỦA SINH VIÊN
Bạn hãy tích vào những đáp án bạn cho là đúng
1.Bạn có thích xem phim không? Tại sao?
... ... 2. Mục đích xem phim của bạn là gì?
TT Mục đích đến với điện ảnh Mức độ quan trọng
Rất quan trọng Quan trọng Ko quan trọng 1 Giải trí
2 Nắm bắt những thông tin có ích cho học tập 3 Làm giàu kiến thức và kinh nghiệm sống 4 Trải nghiệm những tình huống mà thực tế
chưa trải qua
5 Làm tăng hiểu biết về nghệ thuật
6 Tìm thấy ý nghĩa tốt đẹp của cuộc sống 7 Tìm cho mình thần tượng để mình noi theo 8 Tìm những rung động nghệ thuật
9 Tái tạo nghệ thuật
3. Bạn hay xem phim bằng cách nào?
Số lần/tuần Xem trên TV Xem bằng đĩa Xem trên Internet
0 lần 1 lần 2 lần 3 lần Hơn 3 lần
4. Bạn có hay đến rạp xem phim không?
Số lần đến xem phim ở rạp 1 tháng
0 lần 1 lần 2 lần 3 lần Hơn 3 lần
5. Bạn thích xem thể loại phim nào?
TT Thể loại điện ảnh Rất Mức độ yêu thích
thích Thích
Bình thường
Ko thích
1 Tài liệu, phóng sự, khoa học
2 Phim truyện 3 Phim hoạt hình
6. Bạn thích xem thể loại phim truyện nào?
TT Thể loại phim truyện
Mức độ yêu thích
Rất thích Thích thườngBình thíchKo 1 Phim tâm lý xã hội
2 Chuyển thể văn học 3 Phim hành động 4 Phim viễn tưởng 5 Phim thần thoại 6 Phim lịch sử 7 Phim chưởng
7. Bạn thích xem đề tài phim truỵện nào?
TT Đề tài phim truyện Mức độ yêu thích
rất thích Thích Bình thường Ko thích 1 Chiến tranh
2 Sản xuất, kinh doanh, học tập
3 Các vấn đề gia đình 4 Các vấn đề xã hội 5 Tình bạn, tình yêu 6 Lịch sử
8. Bạn thích lựa chọn chủ đề phim nào? TT Chủ đề phim Mức độ yêu thích Rất thích Thích thườngBình Ko thích 1 Các vấn đề chính trị,xã hội 2 Các vấn đề gia đình 3 Tình bạn, tình yêu 4 Cuộc sống sinh viên 5 Các vấn đề khác của con
người
9.Khi xem phim, bạn quan tâm đến yếu tố nào trong bộ phim?
TT Các yếu tố Mức độ quan tâm
Quan tâm Bình thường quan tâmKhông 1 Nội dung của tác phẩm
2 Vấn đề đặt ra trong tác phẩm 3 Yếu tố nghệ thuật: âm thanh,
ánh sáng, quay phim… 4 Diễn xuất của diễn viên 5 Các yếu tố khác
10.Bạn thích xem phim Việt Nam hay phim nước ngoài hơn? Vì sao?
……… ……… 11. Bạn thích xem phim thương mại Việt Nam hay phim giải trí Việt Nam? Vì sao?
……… ………....
12. Bạn có thích xem phim của điện ảnh cách mạng Việt Nam không? Vì sao? ……… ………
Bạn hãy cho biết một số thông tin cá nhân
Họ và tên :……….. Trường :…...