nguồn nước.
• Thiết kế hệ thống cấp nước, tiêu nước cho các khu
nuôi thuỷ sản đáp ứng đủ yêu cầu cấp nước và kênh tiêu phải tách rời khỏi kênh lấy nước.
• Thiết kế, xây dựng hệ thống cống lấy nước và lọc
phù sa đáp ứng tiêu chuẩn nuôi trồng để tôm có thể phát triển tốt trong môi trường nước được cấp.
• Hệ thống kênh dẫn, kênh tiêu đào đắp đi qua vùng
đất phèn cần lựa chọn các giải pháp hợp lý để hạn chế quá trình oxy hoá các vật liệu sinh phèn gây
chua cho các vùng xung quanh và nguồn nước phía hạ lưu.
• Xây dựng chế độ tưới, tiêu hợp lý cho các vùng quy
hoạch sản xuất lúa, vùng nuôi thuỷ sản, xây dựng quy trình đóng mở cống ngăn mặn hợp lý đáp ứng yêu cầu: Lấy nước mặn, ngăn mặn, xả phèn và trữ ngọt.
• Quản lý nước trong hệ thống kênh mương nội đồng
cần phải được tính toán theo chế độ rửa, chế độ tưới cho các loại cây trồng, cho từng loại đất và hướng dẫn người dân cách thức vận hành quản lý nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao về hệ số sử dụng nước và giảm mức độ gây ô nhiễm môi trường hoặc gây lãng phí nguồn nước.
• Xây dựng các tổ dùng nước nhằm sử dụng hợp ý, có
hiệu quả nguồn nước tưới tạo điều kiện tốt cho việc quản lý tài nguyên nước, sử dụng nước tiết kiệm và các hộ gia đình học hỏi lẫn nhau về kỹ thuật canh tác, nuôi trồng cũng như kỹ thuật sử dụng nguồn nước cho thuỷ sản.
• Lập các chương trình dự báo về diễn biến môi
trường nước trong các vùng bố trí quy hoạch nuôi thuỷ sản, trồng lúa theo các phương án thiết kế hệ thống công trình thuỷ lợi