2.1.2.1 Chức năng
PTC4 là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc tổng Công ty Điện Lực Việt Nam với các chức năng hoạt động là:
- Quản lý và truyền tải điện năng;
- Xây lắp đường dây và trạm điện cao thế; - Sửa chữa thiết bị điện;
- Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư thiết bị phục vụ ngành điện; - Tư vấn giám sát xây lắp công trình đường dây và trạm điện.
2.1.2.2 Nhiệm vụ
- Quản lý vận hành đường dây và trạm điện cao áp đến 500kV nhằm bảo đảm cung cấp điện an toàn, liên tục, chất lượng cho 21 tỉnh thành khu vực phía Nam từ Ninh Thuận đến Cà Mau.
- Sẵn sàng đáp ứng các phương thức huy động của Trung tâm điều độ hệ thống điện Quốc gia, áp dụng các giải pháp kỹ thuật và quản lý nhằm hạn chế tối đa các sự cố trên lưới điện truyền tải, khắc phục sự cố lưới điện. Từng bước kéo giảm tỷ lệ điện tổn thất trên lưới.
- Thực hiện công tác đầu tư xây dựng để nâng cao năng lực và chất lượng của hệ thống truyền tải.
- Thực hiện các hợp đồng tư vấn, giám sát, thi công xây dựng các công trình điện cho các đơn vị trong và ngoài ngành điện.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của PTC4
Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty được thiết kế theo kiểu trực tuyến-chức năng, được thể hiện trên Sơ đồ 2.1
h
Giám Đốc
P.Giám Đốc
Kỹ Thuật Xây dP.Giám ựng cđốơ bc ản
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của PTC4
Nguồn: Phòng TCHC & YT-PTC4
Phòng Tổ chức hành chánh và Y tế Phòng kỹ thuật an toàn Phòng Quản lý xây dựng Phòng Tài chính kế toán Phòng Thanh tra bảo vệ Phòng Vật tư Phòng kỹ thuật Phòng kế hoạch Đội Điều độ thông tin và máy tính Xưởng Bảo trì thí nghiệm điện Đội Xe máy Truyền tải điện Miền Tây Truyền tải điện Miền Đông 1 Truyền tải điện Miền Đông 2 Truyền tải điện Cao Nguyên
Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận được phân định như sau:
Ban Giám đốc:
+ Giám Đốc: điều hành chung các hoạt động của Công ty, là người đại diện công ty. + Phó Giám Đốc Kỹ Thuật: điều hành các công tác kỹ thuật, sản xuất, vận hành
+ Phó Giám Đốc Xây Dựng Cơ Bản: điều hành các công tác xây dựng, đầu tư phát triển.
Khối phòng ban: có chức năng tham mưu cho Ban Giám đốc trong việc điều hành
công ty và hướng dẫn, hỗ trợ hoạt động của các đơn vị trực thuộc công ty. Có tất cả 8 phòng bao gồm:
+ Phòng TCHC & YT: Là đơn vị tổng hợp 3 chức năng: Tổ chức lao động, hành chính quản trị và y tế. Với các chức năng này Phòng sẽ tham mưu giúp cho Ban Giám đốc chỉ đạo, quản lý các mặt công tác như: Thi đua tuyên truyền, lưu trữ và chuyển công văn đến, tổ chức bộ máy hoạt động, tổ chức cán bộ, lao động, tiền lương, BHXH, bảo hộ lao động, đào tạo nâng bậc, định mức lao động, chăm sóc sức khỏe, chăm lo đời sống cho toàn thể CBCNV.
+ Phòng Tài chính Kế toán: Tham mưu cho Ban Giám đốc về công tác quản lý tài chính theo các quy định của Nhà nước và của EVN, tổ chức hạch toán kế toán và báo cáo tài chính theo quy định.
+ Phòng Thanh tra Bảo vệ: Tham mưu cho Ban Giám đốc về công tác thanh tra, kiểm tra, bảo vệ an toàn tài sản và phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc trong phạm vi PTC4 phụ trách.
+ Phòng Vật tư: Tham mưu cho Ban Giám đốc về tổ chức cung ứng và tồn trữ vật tư, nguyên nhiên vật liệu, máy móc thiết bị từ các nguồn trong và ngoài nước nhằm phục vụ thi công các công trình, cho các công tác theo kế hoạch thường xuyên và đột xuất. Đồng thời thực hiện công việc đánh giá, quản lý các vật tư thiết bị thu hồi.
+ Phòng Kỹ thuật: Tham mưu giúp Ban Giám đốc chỉ đạo, điều hành về công tác quản lý kỹ thuật, vận hành sửa chữa và đào tạo cán bộ công nhân quản lý lưới điện.
+ Phòng Kỹ thuật An toàn: Tham mưu cho Ban Giám đốc chỉ đạo, quản lý việc thực hiện công tác kỹ thuật an toàn, bảo hộ lao động và phòng chống cháy nổ.
+ Phòng Quản lý Xây dựng: Tham mưu giúp Ban Giám đốc chỉ đạo thực hiện việc quản lý công tác đầu tư xây dựng cơ bản.
+ Phòng Kế hoạch: Giúp Ban Giám đốc trong việc xây dựng chiến lược, kế hoạch hoạt động SXKD. Ngoài ra còn theo dõi, quản lý các hợp đồng kinh tế do PTC4 ký kết.
Khối phụ trợ: Gồm 03 đơn vị (Đội Điều độ Thông tin và Máy tính, Xưởng Bảo trì
Thí nghiệm điện và Đội Xe Máy). Nhiệm vụ chính của khối này nhằm hỗ trợ cho các đơn vị trong toàn PTC4 hoàn thành được nhiệm vụ của đơn vị mình.
Khối sản xuất trực tiếp: Bao gồm 04 đơn vị Truyền tải điện, các đơn vị truyền tải
điện này có các trạm biến áp và các tuyến đường dây, thực hiện nhiệm vụ trực tiếp vận hành truyền tải điện năng sao cho an toàn, liên tục, ổn định và giảm tổn thất. Có trụ sở tại các tỉnh, thành phố khác nhau:
+ Truyền tải điện Miền Tây: Trụ sở đặt tại số 41 Đường 3/2, Phường Xuân Khánh, Quận Ninh Kiều, Thành Phố Cần Thơ.
+ Truyền tải điện Miền Đông 1: Trụ sở đặt tại số 18 Đường 2A, Khu Công nghiệp Biên Hòa 2, Tỉnh Đồng Nai.
+ Truyền tải điện Miền Đông 2: Trụ sở đặt tại số E4/39/10 Quốc lộ 1A, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TP.HCM.
+ Truyền tải điện Cao Nguyên: Trụ sở đặt tại số 797 Đường Trần Phú, Phường B’Lao, Thị Xã Bảo Lộc, Tỉnh Lâm Đồng.
2.1.4 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh 2.1.4.1 Sản xuất chính 2.1.4.1 Sản xuất chính
- Hoạt động truyền tải điện năng, đây được xem như nhiệm vụ chính yếu của PTC4 và được hạch toán phụ thuộc EVN. Hoạt động truyền tải điện năng được mô tả là: Khâu sản xuất sản sinh ra điện năng và phát lên lưới, bằng các nguồn lực hiện có, PTC4 sẽ tiếp nhận sản lượng điện này (gọi là sản lượng điện nhận) và xác nhận khối lượng với các đơn vị phát thông qua các công tơ đo đếm. Trong quá trình tải điện đi, một phần điện năng sẽ hao hụt trên lưới (gọi là sản lượng điện tổn thất) mà nguyên nhân do sự cố, do tỏa nhiệt, do các tác dụng vật lý khác,... Khi điện được tải đến các ranh giới với các công ty điện lực (khâu phân phối điện), PTC4 sẽ giao sản lượng điện truyền tải được (gọi là sản lượng điện giao) và xác nhận khối lượng với các công ty này thông qua các công tơ đo đếm. Do điện năng là một sản phẩm đặc thù không có dở dang và hết sức thiết yếu nên vấn đề đối với PTC4 là vận hành lưới điện an toàn, liên tục, ổn định và kéo giảm sản lượng điện tổn thất để nâng cao hiệu suất truyền tải điện.
- Hoạt động đầu tư xây dựng, hoạt động này nhằm nâng cấp năng lực sản xuất hiện có hoặc đầu tư xây dựng mới các tuyến đường dây và trạm biến áp. Mục tiêu của mảng này để ổn định sự an toàn, liên tục của hệ thống và đáp ứng nhu cầu truyền tải điện năng ngày càng tăng.
2.1.4.2 Sản xuất khác
Hoạt động nhận thầu: Ngoài các hoạt động sản xuất chính, công ty còn tổ chức thực hiện hoạt động nhận thầu. Đây là hoạt động phụ của công ty, hoạt động trên cơ sở sử dụng các tài sản, nguồn lực sẵn có của sản xuất chính. Để tiến hành, công ty ký hợp đồng nhận thầu thi công với các đối tác trong và ngoài ngành điện để thực hiện các công việc
như: Tư vấn, khảo sát, thiết kế, thi công các công trình điện; nhận quản lý vận hành thuê; thử nghiệm, trung tu, đại tu các thiết bị điện cao áp; sấy lọc dầu máy biến thế; cho thuê tài sản;... Mục tiêu của hoạt động này nhằm cải thiện thu nhập cho người lao động và góp phần nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống điện. PTC4 tự chịu trách nhiệm đối với các hợp đồng đã ký kết mà không phụ thuộc vào EVN, được hạch toán lãi (lỗ) và phân phối lợi nhuận sau thuế theo quy định. Kết quả qua các năm được thể hiện như sau:
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động SXKD khác qua các năm của PTC4
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm Doanh thu Chi phí Lợi nhuận
2006 17.457 16.023 1.434 2007 19.536 17.780 1.756 2008 20.016 17.923 2.093 2009 22.318 19.801 2.517
Nguồn: Phòng Tài chính kế toán-PTC4
2.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN 4 TRUYỀN TẢI ĐIỆN 4
2.2.1 Các hoạt động phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Truyền tải điện 4 2.2.1.1 Xây dựng kế hoạch nguồn nhân lực 2.2.1.1 Xây dựng kế hoạch nguồn nhân lực
Đối với công ty Truyền tải điện 4 việc hoạch định nguồn nhân lực là một bộ phận rất được quan tâm trong mảng chuẩn bị sản xuất của công ty. Hàng năm, căn cứ vào dự báo tình hình đường dây và trạm biến áp mới sẽ đưa vào vận hành, trên cơ sở định mức lao động sản xuất kinh doanh điện, công ty sẽ hoạch định nhu cầu về số lượng, cơ cấu cũng như trình độ nguồn nhân lực để đáp ứng công tác quản lý vận hành. Nhờ đó công ty không bị động, chưa bao giờ công ty để xảy ra tình trạng không đáp ứng nguồn nhân lực quản lý vận hành hệ thống điện mà công ty tiếp nhận trong phạm vi quản lý của mình.
2.2.1.2 Công tác tuyển dụng lao động
Với chủ trương công tác tuyển dụng phải được tiến hành quy cũ, đồng bộ và tập trung về một mối tuyển dụng là công ty, công ty đã xây dựng quy chế tuyển dụng lao động ban hành kèm theo Quyết định số 00245/EVN/TTĐ4.1 ngày 24/01/2000. Trong đó, phân công trách nhiệm và quyền hạn tuyển lao động, đồng thời quy định thủ tục, trình tự tuyển dụng, tiếp nhận lao động vào làm việc.
Một là, trách nhiệm tuyển dụng:
Trường hợp công ty có nhu cầu tuyển dụng từ 5 lao động trở lên cho mỗi đợt, có yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ tương đối đồng đều, cùng trình độ chức danh công việc
thì công ty trực tiếp thông báo tuyển dụng, ngoại trừ trường hợp công ty liên hệ trường chuyên ngành để tuyển dụng lao động.
Trường hợp tuyển dụng từ 4 lao động trở xuống thì tùy trường hợp cụ thể mà công ty ủy nhiệm cho phòng, đơn vị có nhu cầu sử dụng lao động tự liên hệ lao động, thu nhận hồ sơ tuyển dụng theo quy định trình công ty để xét duyệt.
Hai là, tiêu chuẩn tuyển dụng:
Tiêu chuẩn tuyển dụng được quy định trong Quy chế tuyển dụng và được PTC4 áp dụng trong thời gian qua như sau:
- Là công dân tốt, lý lịch rõ ràng, không có tiền án, tiền sự hoặc đang trong thời gian truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Trình độ học vấn, trình độ nghề nghiệp, sức khỏe, tuổi đời và các điều kiện, tiêu chuẩn khác phù hợp với yêu cầu ngành nghề.
Ba là, các bước của quy trình tuyển dụng:
Các bước của quy trình tuyển dụng hiện nay tại PTC4:
Chuẩn bị tuyển dụng Thu nhận, sơ tuyển hồ sơ Phỏng vấn Ra quyết định tuyển dụng Nguồn: Phòng TCHC – PTC4
- Bước chuẩn bị tuyển dụng:
Để chuẩn bị tuyển dụng, PTC4 cho thành lập Hội đồng tuyển dụng, Hội đồng này sau đó sẽ tiến hành xác định các tiêu chuẩn tuyển chọn cho từng đối tượng tuyển chọn.
Cơ cấu Hội đồng gồm:
+ Chủ tịch Hội đồng: Giám đốc
+ Thường trực Hội đồng: Trưởng Phòng TCHC
+ Các ủy viên: Chủ tịch Công đoàn, Trưởng phòng ban hoặc đơn vị trực thuộc đang có nhu cầu được bố trí thêm lao động, cán bộ phụ trách đào tạo, cán bộ phụ trách y tế và cán bộ phụ trách thi đua khen thưởng.
- Bước thu nhận và sơ tuyển hồ sơ:
Tất cả các hồ sơ đều được chuyển về Phòng TCHC, tại đây chủ yếu kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ: Đơn xin việc, Bản khai lý lịch có chứng thực của địa phương, Giấy khám sức khỏe của các cơ quan y tế có thẩm quyền và bản sao có công chứng các bằng cấp, Giấy chứng nhận trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tất cả bộ hồ sơ đều theo mẫu chung thống nhất của Nhà nước, PTC4 chưa có bộ mẫu hồ sơ riêng cho từng loại ứng viên vào các chức vụ và cho công việc khác nhau.
- Bước phỏng vấn:
Phỏng vấn được tiến hành rất hình thức, chủ yếu để hỏi thêm các thông tin về ứng viên vì đa phần các hồ sơ xin việc đều do CBCNV trong Công ty “gửi” hoặc học viên tốt nghiệp từ Trường Cao đẳng Điện lực TP.HCM, chưa quan tâm đúng mức vào các kiến thức và kỹ năng liên quan đến khả năng thực hiện công việc.
- Bước ra quyết định tuyển dụng:
Các hồ sơ sau khi phỏng vấn gần như được Hội đồng tuyển dụng ra quyết định tuyển dụng tất cả, có rất ít các ý kiến trái ngược nhau trong Hội đồng tuyển dụng vì chưa có tiêu chuẩn rõ ràng. Trong quyết định tuyển dụng có nêu rõ: Chức vụ, nơi làm việc, lương bổng, thời gian thử việc theo quy định (thường là 1 tháng),... Khi đã có quyết định tuyển dụng, ứng viên tiến hành thử việc và được hưởng 85% hệ số lương cấp bậc. Kể từ khi ký hợp đồng lao động, người lao động được hưởng 100% hệ số lương cấp bậc, được tham gia BHXH, BHYT theo quy định.
2.2.1.3 Bố trí sử dụng nguồn nhân lực
Khi công ty tuyển dụng được nhân sự sẽ bố trí về các phòng, đơn vị có nhu cầu và do trưởng phòng, đơn vị phân công công việc cụ thể (ứng viên sẽ không biết trước mình sẽ đảm nhận công việc cụ thể nào trong phòng, đơn vị ấy cho đến khi được phân công). Đối với những người đang làm việc, thỉnh thoảng cũng được trưởng phòng, đơn vị phân công thêm, giảm bớt hay hoán chuyển công việc trong nội bộ một phòng ban, đơn vị. Đôi khi vì lý do điều phối lại lao động, Giám đốc Công ty ra quyết định điều động CBCNV từ phòng ban, đơn vị này sang phòng ban, đơn vị khác.
2.2.1.4 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Nhận thức và quan tâm đến tầm quan trọng của công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và trình độ lành nghề đối với nguồn nhân lực, ngày 20/01/2000 PTC4 ra Quyết định số 00126/EVN-TTĐ4-TCHC&YT ban hành Quy chế đào tạo áp dụng thống nhất trong PTC4. Từ đó tạo được sự thống nhất về hình thức, nội dung, trình tự thủ tục cho công tác đào tạo cũng như quy định cụ thể về trách nhiệm và quyền lợi của người được đào tạo.
Về hình thức đào tạo, các hình thức đào tạo PTC4 đang áp dụng gồm có: Đào tạo dài hạn thời gian từ 12 tháng trở lên (cao học, đại học, cao đẳng, trung cấp) và đào tạo ngắn hạn (đào tạo mới, đào tạo lại, bồi huấn nâng bậc, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, tham quan học tập…). Cụ thể tình hình đào tạo tại PTC4 qua các năm thể hiện qua Bảng 2.4.
Bảng 2.4: Các hình thức đào tạo của PTC4 Lượt người Tỷ lệ (%) Lượt người Tỷ lệ (%) Lượt người Tỷ lệ (%) Lượt người Tỷ lệ (%) 1. Do PTC4 chủđộng tổ chức 1.1. Tựđào tạo phục vụ thi nâng bậc 412 18,74 398 17,85 420 18,62 497 21,79 1.2. Tựđào tạo nâng cao
trình độ chuyên môn nghiệp vụ
26 1,18 45 2,02 42 1,86 60 2,63 1.3. Gửi đi đào tạo ngắn
hạn trong nước kiến thức về
chuyên môn nghiệp vụ, luật pháp, ngoại ngữ, tin học, lý luận chính trị
200 9,10 273 12,24 289 12,81 337 14,77
1.4. Gửi đi đào tạo ngắn hạn ở nước ngoài kiến thức chuyên môn nghiệp vụ
15 0,68 17 0,76 15 0,66 19 0,83 1.5. Gửi đi đào tạo dài hạn
trong nước kiến thức chuyên môn nghiệp vụ
11 0,50 11 0,49 16 0,71 24 1,05