Yếu tố xã hội của cá nhân chịu ảnh hưởng tiêu cực của QC bao gồm 02 loại chỉ báo:
- Các yếu tố xã hội của cá nhân: tổn thất về thời gian; tổn hại về sức
khỏe; tổn thương về uy tín, danh dự.
- Các yếu tố xã hội nói chung: định kiến giới; phân biệt giàu – nghèo;
phân biệt tôn giáo – chủng tộc; kích động xung đột; lạm dụng hình ảnh người khuyết tật hay việc chê bai, khích bác thói quen, phong tục, tập quán.
Biểu đồ 4.3: Tổn thất về thời gian do QC gây ra
Mức độ tổn thất của QC gây ra thiệt hại cho cá nhân về thời gian cũng khá đáng kể. Có đến 24,4% số người được hỏi cho rằng QC làm họ bị tổn thất
về thời gian. Kết quả thu được từ nghiên cứu định tính cũng thể hiện rõ ràng
mức độ tổn thất về thời gian mà QC gây ra.
- QC xuất hiện hơi nhiều. Phim thì chỉ chiếu 30’ nhưng QC đã chiếm 10’- 15’ rồi. (PVS 1, nữ, 20 tuổi, sinh viên)
- QC ngày nay quá nhiều làm người ta cảm thấy khó chịu. Chẳng hạn như là đang xem một bộ phim thì QC đến 10’ -15’ làm người ta quên mất cả nội dung đằng trước như thế nào. Cái này nói chung là không thích, nhiều cái thái quá, không thiết thực. (PVS 8, nữ, 20 tuổi, sinh viên)
Xét về tổng chung mức tổn thất về thời gian đáng kể và rất đáng kể,
giữa nữ giới và nam giới không chênh lệch nhau quá nhiều (21,2% so với 27,3%). Tuy nhiên về mức độ tổn thất, xét giữa hai giới có sự khác nhau. Số nữ công chúng cho rằng họ bị tổn thất về thời gian một cách rất đáng kể là 7,3% trong khi không có nam giới nào cho rằng như vậy. Tuy nhiên, ở mức độ đáng kể, 27,3% nam giới thấy họ bị như vậy trong khi ở nữ giới là 14%.
Bảng 4.7: Tương quan giữa mức độ thiệt hại về thời gian mà QC gây ra với giới tính (%)
Mức độ thiệt hại về thời gian mà QC gây ra
Giới tính
Nam Nữ Tổng
Không đáng kể 41,3 43,3 42,3
Đáng kể 27,3 14 20,7
Rất đáng kể 0 7,3 3,7
Tổng 100 100 100
So sánh mức độ gây tổn thất của QC cho cá nhân về thời gian giữa các nhóm độ tuổi, nhóm chịu ảnh hưởng nhiều nhất là nhóm người trung niên (có tới 7% chịu thiệt hại rất đáng kể và 30% chịu thiệt hại đáng kể). Thấp hơn là nhóm người cao tuổi (22% chịu thiệt hại đáng kể). Thấp nhất là nhóm thanh niên (4% chịu thiệt hại rất đáng kể và 10% chịu thiệt hại không đáng kể).
Bảng 4.8: Tương quan giữa mức độ thiệt hại về thời gian mà QC gây ra với độ tuổi (%)
Mức độ thiệt hại về thời gian QC gây ra
Độ tuổi
Thanh niên Trung niên Người cao tuổi Tổng
Không có 28 28 44 33,3
Không đáng kể 58 35 34 42,3
Đáng kể 10 30 22 20,7
Rất đáng kể 4 7 0 3,7
Tổng 100 100 100 100
So sánh mức độ tổn thất của QC gây ra cho cá nhân về thời gian giữa các nhóm đối tượng chia theo môi trường sống, ta thấy có một sự chênh lệch khá lớn giữa những người sống ở nông thôn và những người sống ở thành thị. Có đến 33,3% số người được hỏi ở thành thị cho rằng họ bị tổn thất về thời
gian do QC gây ra, trong khi ở nông thôn con số này là 15,3%.
Bảng 4.9: Tương quan giữa mức độ thiệt hại về thời gian mà QC gây ra với môi trường sống chủ yếu (%)
Mức độ thiệt hại về thời gian mà QC gây ra
Môi trường sống chủ yếu
Nông thôn Thành thị Tổng Không có 42 24,7 33,3 Không đáng kể 42,7 42 42,3 Đáng kể 12,7 28,7 20,7 Rất đáng kể 2,7 4,7 3,7 Tổng 100 100 100 4.3.2. Tổn thất về sức khỏe
Có 9,7% người cảm thấy họ bị tổn thất về sức khỏe do QC gây ra. Nữ giới bị ảnh hưởng ở mức độ rất đáng kể nhiều hơn so với nam giới.
Biểu đồ 4.4: Tương quan giữa mức tổn thất về sức khỏe do QC gây ra với giới tính
Có đến 9,3% nữ giới cảm thấy bị ảnh hưởng rất đáng kể trong khi không có nam giới nào cảm thấy như vậy. Tuy nhiên, ở mức độ ảnh hưởng thấp hơn một chút, có 7,3% nam giới cho rằng họ bị ảnh hưởng sức khỏe
đáng kể do QC. Ở mức độ này, nữ giới chiếm tỷ lệ 2,7%.
Xét theo nhóm độ tuổi, nhóm chịu tổn thất về sức khỏe do QC gây ra nhiều nhất là nhóm trung niên. Có tới 16% số người trong nhóm trung niên cho rằng QC gây thiệt hại cho họ một cách rất đáng kể và đáng kể, trong đó ở nhóm thanh niên là 7% và nhóm người cao tuổi là 6%.
Bảng 4.10: Tương quan giữa thiệt hại về sức khỏe QC gây ra với độ tuổi
Mức độ thiệt hại về sức khỏe QC gây ra
Độ tuổi
Thanh niên Trung niên Người cao tuổi Tổng
Không có 50 49 60 53
Không đáng kể 43 35 34 37,3
Đáng kể 5 4 6 5
Rất đáng kể 2 12 0 4,7
Mức độ tổn thất của QC gây ra thiệt hại cho cá nhân về sức khỏe giữa các nhóm chia theo môi trường sống chủ yếu cũng có sự chênh lệch.
Bảng 4.11: Tương quan giữa mức độ thiệt hại về sức khỏe QC gây ra với môi trường sống chủ yếu (%)
Mức độ thiệt hại về sức khỏe mà QC gây ra
Môi trường sống chủ yếu
Nông thôn Thành thị Tổng Không có 63,3 42,7 53 Không đáng kể 30,7 44 37,3 Đáng kể 3,3 6,7 5 Rất đáng kể 2,7 6,7 4,7 Tổng 100 100 100
Người dân sống ở thành thị cảm thấy bị tổn thất nhiều hơn so với người dân sống ở nông thôn. Có 6,7% số người ở thành thị trả lời rất đáng kể trong
khi ở nông thôn chỉ có 2,7%. Cũng như vậy, có 6,7% người ở thành thị trả lời là đáng kể trong khi ở nông thôn có 3,3%.
4.3.3. Tác động tiêu cực tới uy tín – danh dự của cá nhân
30% mẫu nghiên cứu cho rằng các QC có ảnh hưởng không tốt đến uy tín – danh dự của cá nhân. Thậm chí, có tới 7% cho là ảnh hưởng ở mức đáng kể.
- Có những QC thiếu tôn trọng khán giả khi các nhân vật có những cử chỉ, hành động, lời nói coi thường, động chạm đến thiệt thòi của những người lao động vất vả. Coi công việc của người khác là thấp hèn, như trò cười. (PVS
3, nam, 22 tuổi, sinh viên)
Bảng 4.12: Tương quan giữa mức độ tổn hại về uy tín – danh dự với độ tuổi (%)
Mức độ thiệt hại về sức khỏe mà QC gây ra
Độ tuổi
Thanh niên Trung niên Người cao tuổi Tổng
Không có 32.4 28.6 39.0 70.0
Không đáng kể 26.1 47.8 26.1 23.0
Đáng kể 81.8 18.2 0.0 3.7
Tổng 100 100 100 100
Ở đây, một điều khá ngạc nhiên là thanh niên lại là nhóm công chúng cảm thấy bị tổn hại đến uy tín – danh dự nhiều nhất trong số những người có cùng câu trả lời. Lý giải cho điều này là bởi trong khi hai nhóm trung niên và người cao tuổi thường đã định hình và ổn định (bao gồm cả sự chấp nhận, an phận) về mặt vị thế, chỗ đứng trong xã hội thì thanh niên lại vẫn đang trong thời kỳ tìm kiếm chỗ đứng, vị trí của cá nhân mình. Do vậy, một hình ảnh QC nào đó sẽ là phản cảm, chạm đến lòng tự ái của họ khi lại lấy một mẫu hình giống họ để phục vụ cho mục đích QC nhưng theo hướng chê bai, đả kích.
4.3.4. Tác động tiêu cực tới một số yếu tố xã hội nói chung
Theo kết quả nhận được từ nghiên cứu định lượng, công chúng bắt gặp khá nhiều những QC có nội dung/hình ảnh mang tính tiêu cực tác động đến các yếu tố xã hội.
Bảng 4.13: Mức độ ảnh hưởng của các QC có nội dung tiêu cực (%)
STT Nội dung Tiêu cực Rất tiêu cực Tổng
1 Định kiến giới 13,7 1,7 15,3
2 Phân biệt giàu nghèo 22 10 32
3 Phân biệt tôn giáo, chủng tộc 14,3 5 19,3
4 Kích động xung đột 16,3 8,3 24,7
5 Lạm dụng hình ảnh người
khuyết tật, thiểu năng 15,3 7 22,3
6 Chê bai, khích bác thói quen,
phong tục, tập quán 10 10 20
Từ bảng trên ta thấy, mức độ ảnh hưởng tiêu cực do những QC mang nội dung/hình ảnh phân biệt giàu nghèo là lớn nhất. Có đến 32% mẫu khảo sát cho rằng những QC phân biệt giàu nghèo có tác động tiêu cực, thậm chí rất
tiêu cực. Đánh giá tác động ở mức rất tiêu cực, mức độ ảnh hưởng của những
dung/hình ảnh chê bai, khích bác thói quen, phong tục, tập quán (cũng chiếm 10%). Mức độ ảnh hưởng tiêu cực do những QC mang định kiến giới gây ra theo đánh giá của những người được hỏi là thấp nhất.
Trong cuộc sống hiện đại, vấn đề bình đẳng nam nữ ngày càng được chú trọng. QC trên các PTTTĐC vẫn còn mang những nội dung định kiến về giới gây những ảnh hưởng tiêu cực cho người tiếp nhận. Có 15,4 % người được hỏi cho rằng ảnh hưởng QC định kiến giới có mức độ tiêu cực hoặc rất
tiêu cực. So sánh giữa các nhóm nông thôn và thành thị ta thấy có sự chênh
lệch: có đến 20% số người được hỏi ở thành thị cho là tiêu cực hoặc rất tiêu
cực, trong khi ở nông thôn là 10,7%.
Bảng 4.14: Tương quan giữa mức độ ảnh hưởng của QC
có nội dung / hình ảnh định kiến giới với môi trường sống chủ yếu (%)
Mức độ ảnh hưởng của QC có nội dung / hình ảnh định kiến giới
Môi trường sống chủ yếu
Nông thôn Thành thị Tổng
Rất tích cực 5,3 6,0 5,7
Tích cực 17,3 13,3 15,3
Tiêu cực 10 17,3 13,7
Rất tiêu cực 0,7 2,7 1,7
Chưa thấy bao giờ 66,7 60,7 63,7
Tổng 100 100 100
Ngoài các QC có nội dung, hình ảnh định kiến giới, so sánh tương quan giữa tác động của những QC có nội dung/hình ảnh mang tính tiêu cực khác được đề cập phía trên với độ tuổi, giới tính, môi trường sống chủ yếu, giữa các nhóm công chúng được nghiên cứu không có sự chênh lệch nhiều.
*
Ngày nay, QC ảnh hưởng khá nhiều đến thói quen mua sắm của người tiêu dùng, trong đó có ảnh hưởng tiêu cực đến công chúng. Việc mua một sản
phẩm QC về không dùng tới xảy ra khá nhiều, 25,3% số người được hỏi đã
mã… không tốt như trong QC. Hiện tượng hết tiền chi tiêu, phải vay nợ do mua sản phẩm QC cũng có xảy ra. Mức độ ảnh hưởng tiêu cực của QC về yếu
tố kinh tế của cá nhân đối với mỗi nhóm nghiên cứu chỉ có sự chênh lệch đôi chút. Xét tương quan về độ tuổi, nhóm người trung niên chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực của QC nhất. Xét tương quan về môi trường sống chủ yếu thì nhóm người ở thành thị chịu ảnh hưởng tiêu cực nhiều hơn so với nhóm người sống ở nông thôn. Những kết luận này đã phần nào chứng minh cho giả thuyết thứ ba“Vấn đề chi tiêu tài chính của cá nhân có xu hướng thiệt hại
ngày càng tăng do ảnh hưởng của QC báo chí” là đúng.
Về mặt chính trị, theo người trả lời tự đánh giá thì những ảnh hưởng tiêu cực của QC cũng có những tác động nhất định. 31% người được phỏng vấn có tư tưởng sùng ngoại và 25% bị suy giảm lòng tự hào dân tộc khi xem QC. Một tỷ lệ công chúng không nhỏ cho rằng những hình ảnh, nội dung nhạy cảm về chính trị trên QC làm ảnh hưởng xấu đến thái độ chính trị của họ.
Về mặt xã hội, QC gây ảnh hưởng trên nhiều khía cạnh: tổn thất về thời
gian, sức khỏe… Đặc biệt những QC có nội dung/hình ảnh phân biệt giàu nghèo, kích động xung đột… có ảnh hưởng rất tiêu cực đến công chúng. Trong
những tổn thất thực tế hoặc những nguy cơ đối với bản thân do QC gây nên, nhưng tổn thất về sức khỏe là đáng kể nhất.
Từ những phân tích trên, ta thấy những yếu tố kinh tế, chính trị và xã hội của cá nhân đều chịu ảnh hưởng tiêu cực từ QC. Trong những yếu tố đó, những yếu tố xã hội của cá nhân chịu thiệt hại do QC gây ra chịu tổn thất trên nhiều mặt, nhiều khía cạnh. Ở những yếu tố khác về kinh tế và chính trị, số người chịu ảnh hưởng tiêu cực đều chiếm vào khoảng 1/5 đến 1/4 mẫu khảo sát. Như vậy, QC trên các PTTTĐC đã gây ra khá nhiều ảnh hưởng tiêu cực về các yếu tố kinh tế, chính trị và xã hội cho công chúng.
KẾT LUẬN
1. QC đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử. Bản thân QC đã chứa đựng trong nó yếu tố của truyền thông. Hay nói khác đi, QC chính là một dạng thông tin, một kênh truyền thông đặc biệt ngày càng trở nên không thể thiếu trong đời sống xã hội. Chính vì thế, giữa QC và báo chí là một mối quan hệ đặc biệt: gắn bó, hỗ trợ lẫn nhau. QC góp phần thúc đẩy sự phát triển của báo chí và ngược lại, những loại hình báo chí ưu việt ra đời càng lúc càng cung cấp cho QC những nền tảng mới.
Ở Việt Nam, QC trên các PTTTĐC còn khá mới mẻ và non trẻ so với nhiều nước trên thế giới. Từ khi công cuộc đổi mới báo chí vì sự nghiệp đổi mới đất nước do Đảng và Nhà nước chủ trương tiến hành, QC mới thực sự khởi sắc. QC trên báo chí được pháp luật thừa nhận và quy định rõ trong nhiều văn bản pháp quy như: Luật Báo chí; Pháp lệnh QC (thông qua ngày
16/11/2001 và có hiệu lực từ ngày 1/5/2002); các Nghị định, Chỉ thị, Thông tư như Nghị định 32/1999/NĐ-CP về khuyến mại, QC thương mại và hội chợ, triển lãm thương mại; Thông tư Số 43/2003/TT-BVHTT quy định chi tiết thi hành pháp lệnh QC... Như vậy, luật pháp nước ta đã coi QC là một bộ phận
không thể tách rời hoạt động của báo chí.
Hoạt động QC trên các PTTTĐC ở nước ta những năm vừa qua đã diễn ra thực sự sôi động với sự phát triển hết sức mạnh mẽ. Nguồn thu từ QC đối với các cơ quan báo chí ngày càng lớn và quan trọng. Doanh thu từ QC đã nuôi sống hầu hết các cơ quan báo chí.
Bên cạnh những lợi ích về kinh tế, QC trên báo chí cũng có mặt trái của nó. Đó là nguy cơ sa vào thương mại hóa đơn thuần, làm mất đi ý nghĩa đặc biệt của báo chí đối với đời sống xã hội: QC những hàng hóa không được QC (thuốc lá); QC quá diện tích cho phép (10%); QC với những nét văn hóa lạc lõng, xa lạ với bản sắc văn hóa Việt Nam… Điều này đặt ra những cảnh báo về sự tác động trái chiều của QC đối với công chúng hiện nay.
2. Kết quả khảo sát với 300 phiếu điều tra Anket, các TLN, PVS đã giúp tác giả luận văn đưa ra được những con số chỉ báo về thực trạng tiếp cận QC trên các PTTTĐC của công chúng. Từ đó, các tác động tiêu cực đến yếu tố Tâm lý – Đạo đức – Lối sống, Kinh tế - Chính trị - Xã hội của công chúng cũng được phân tích làm rõ và rút ra một số kết luận trong phạm vi đề tài.
Các phương thức tiếp cận QC không có sự khác biệt nhiều mặc dù công chúng thuộc những giới tính, độ tuổi, môi trường sống khác nhau. Công chúng đều có mục đích và thái độ rõ ràng khi tiếp cận các QC trên các PTTTĐC. Mức độ tiếp cận các QC của công chúng cũng không khác nhau: thường tiếp cận nhiều nhất là truyền hình, rồi mới đến báo/ tạp chí, Internet, phát thanh. Các nội dung QC đều thu hút được công chúng theo dõi. Và mức độ ghi nhớ thông tin liên quan đến sản phẩm QC được thể hiện khi công