- Kết hợp giữa thông tin đời thường, thông tin giải trí và thông tin chiến đấu
b. Giải pháp cho truyền hình
Trước mắt, người ta tạm bằng lòng với những website trực tuyến mà tất cả các hãng truyền hình được phát sóng và những thông tin bổ sung được truyền tải trên mạng theo một cách thức khác, đã khiến cho truyền hình ngày càng phát huy sức mạnh của nó. Người ta tìm đọc những thông tin về một sự kiện nào đó được đưa trên mạng và nảy sinh nhu cầu xem hình ảnh về sự kiện đó trên truyền hình. Ngược lại khi xem truyền hình, khán giả bị lôi cuốn và thôi thúc tìm hiểu về tin tức đó kĩ hơn bằng cách truy cập vào internet. Và thật khéo là, không chỉ bổ sung cho nhau về mặt thông tin, cách thức tiếp cận thông tin mà hai loại hình này luôn biết cách quảng cáo cho nhau theo nghĩa đen của từ này, vì xét cho cùng, chúng đều thuộc về một hãng mà thôi. Có thể kể tên hàng loạt các website của các hãng lớn như là CNN.com, BBC.com, ABCnews.com, NBCi.com...
Danh mục các chương trình truyền hình luôn được chuyển tải trên mạng, thể hiện đầy đủ trên thanh công cụ của các trang web. Khi truy cập vào đây người đọc sẽ tiếp cận sâu hơn những vấn đề đã hoặc sẽ phát sóng. Phát huy ưu thế tương tác của mạng trực tuyến, các website này luôn có diễn đàn để người truy cập tham gia bàn luận sâu hơn về các sự kiện. Ví dụ như trong thời điểm xảy ra sự kiện 11/9/2001 tại Mỹ, trang web ABC.news.com đã xây dựng hẳn một diễn đàn trao đổi ý kiến trực tiếp với tên gọi: “Cầu Chúa phù hộ nước Mỹ, Tại sao? Tại sao?”. Chỉ sau 3 ngày, số lượng thông tin trao đổi đã lên quá con số 3 triệu.
Tuy nhiên xu hướng hợp tác, hợp nhất giữa truyền hình và internet không dừng lại ở đó, cũng không chỉ khởi nguồn theo ý đồ của các tập đoàn truyền hình lớn. Đó còn là tham vọng của các công ty tin học khổng lồ mà tiêu biểu nhất là Microsoft. Bill
Gates, chủ nhân của tập đoàn này nhân thấy rằng: trong tương lai, nếu muốn giữ sự phát triển thần kỳ của Microsoft thì nhất thiết phải nắm giữ lấy thị trường mà các nhà sáng chế của ông gọi là không gian truyền hình (television space). Vấn đề là ở chỗ, trong thị trường đó, ông sẽ chiếm một vị trí lớn đến mức nào.
Báo chí phương Tây ví sự hợp tác, hợp nhất giữa truyền hình và internet là một cuộc hôn phối giữa hàng loạt các tập đoàn truyền thông – truyền hình nắm trong tay quyền lực thông tin và các công ty tin học với ưu thế to lớn về công nghệ. Trong cuộc cạnh tranh nhằm thâu tóm tương lai của ngành truyền thông, phần thắng có thể thuộc về ông Bill Gates hay ông Ted Turner, đồng nghĩa với việc truyền hình lợi dụng Internet để phát triển hoặc ngược lại. Song đây là xu hướng có tính tất yếu, nếu xét trên phương diện khoa học công nghệ thuần túy. Bởi đó là sự kết hợp của một loại hình truyền thông tương tác với một phương tiện báo chí nghe nghìn để thực sự trở thành truyền thông đa phương tiện.
Người ta đã nhìn thấy: trong tương lai gần, chiếc máy thu hình thông thường hiện nay sẽ trở thành lạc hậu, thay vào đó là các thiết bị đa phương tiện – multimedia, tiện lợi và đa dụng hơn nhiều. Đó là một máy tính đa chức năng: tính toán, soạn thảo văn bản, tra cứu thông tin, đánh cờ, chơi điện tử, viết và nhận email và xem hàng trăm kênh truyền hình. Khi xem truyền hình nhiều kênh, khán giả chẳng cần bấm nút chuyển kênh liên hồi vì bên tay phải của màn hình sẽ có hàng loạt màn hình mini, hiển thị cho bạn biết kênh nào hiện đang chiếu gì, và lúc đó bạn sẽ dễ dàng lựa chọn. Ví dụ như khi bạn đang xem bóng đã, bạn chỉ cần bám điều khiển từ xa để hiển thị một khuôn hình nhỏ, giống như trên internet nằm hai bên lề màn hình, không chiếm diện tích lớn và vẫn đủ để bạn theo dõi bóng đá. Tuy đồng thời làm các việc như trên, người ta vẫn thao tác nhiều việc khác: khai thác thông tin về một cầu thủ nào đó từ trang web hay xem lại một vài pha gay kết hay kết quả các trận đấu khác, trao đổi cùng bạn bè hay xem một bản bình luận mới cập nhật.
Tuy nhiên sự hội nhập giữa truyền hình và internet không có nghĩa biến truyền hình thành một thứ hình ảnh động được chuyển tải trên mạng và hòa tan và đó. Về
bản chất, mặc dù cả hai loại hình dều mang tính báo chí và giải trí. Song chiếc máy vi tính là phương tiện để làm việc, trong khi máy thu hình còn là một sản phẩm văn hóa của gia đình. Máy thu hình sẽ được nối mạng internet nhưng sẽ không làm nhiệm vụ giống máy tính, việc sử dụng sẽ dễ dàng hơn và dịch vụ của nó đơn giản hơn. Như vậy trong gia đình vẫn sẽ có cả hai loại máy kỹ thuật tương đối giống nhau. Khi đó, máy thu truyền hình sẽ đảm bảo việc quản lý hàng trăm kênh truyền hình, những dịch vụ như: mua hàng qua truyền hình, các trò chơi truyền hình, kiểm tra tài khoản ngân hàng… Còn máy tính sẽ đảm nhiệm các chức năng phức tạp hơn như xử lý, quản lý thu nhập gia đình, xử lý văn bản, hội thảo, hội nghị qua mạng, xử lý hình ảnh…
Cũng như tốc độ phát triển của internet, người ta dự đoán rằng chỉ trong vòng một thập kỷ tới, một thế hệ truyền hình thông minh sẽ quen thuộc với nhiều gia đình. Với công nghệ sản xuất các màn hình cực mỏng, bạn có thể treo trên tường mỗi phòng một máy thu hình như một bức tranh treo tường. Bạn chỉ cần ngồi trên ghế, nói lên bạn muốn gì, toàn bộ hệ thống này sẽ thực hiện ý muốn của bạn: tìm chương trình bạn thích xem, ghi lại các chương trình chưa kịp xem, xem tin tức mới cập nhật…
4.2 Xu hướng phát triển của truyền hình
Với sự cạnh tranh khốc liệt từ các loại hình báo chí khác, đặc biệt là từ internet, truyền hình cần phải tự thay đổi bản thân mình để đáp ứng được yêu cầu của công chúng hiện đại cũng như tự cứu sống bản thân mình. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng tin bài, chất lượng phát sóng… thì một yêu cầu đặt ra cho truyền hình là phải tạo ra được những chương trình mới hấp dẫn khán giả. Ta có thể thấy một vài thay đổi của truyền hình trong tương lai:
•Truyền hình kỹ thuật số: Giữa năm 2008 và 2012, truyền hình công nghệ tương tự (analogue TV) sẽ chấm dứt tại Anh để hoàn toàn chuyển sang dịch vụ truyền hình kĩ thuật số với chất lượng tốt hơn. TV kĩ thuật số có thể thu sóng từ dây anten, vệ tinh, cáp hoặc các đường dây điện thoại. Để chuyển sang truyền hình công nghệ số, yêu cầu phải có bộ chuyển đổi để xem truyền hình kĩ thuật số trên TV thông thường (set-top box) hoặc bộ giải mã cho TV.
•TV độ nét cao: TV với độ nét cao hay HDTV (High-definition television) là định dạng mới cho phép người xem có được những hình ảnh sắc nét, rõ ràng, màu sắc trung thực, độ tương phản cao và chất lượng âm thanh cũng tốt hơn nhiều nhờ có thêm nhiều điểm ảnh hơn trên từng cm. Những chiếc TV được coi là HDTV nếu màn hình có đủ điểm ảnh (pixel) để thể hiện được những hình ảnh sắc nét với độ phân giải 720p (1280x720 pixel) hoặc 1080i (1920x1080 pixel). Bạn cần phải có một chiếc HDTV và bộ chuyển đổi HD hoặc bộ giải mã để xem được truyền hình kĩ thuật số.
•Máy ghi hình cá nhân PVR: Với PVR (Personal video recorder), người xem
có thể ghi lại nội dung truyền hình trực tiếp vào PC để xem lại sau đó. Trong quá trình ghi lại các chương trình, chúng ta cũng có thể tạm dừng (pause), xem lại (replay), tua hình (fast forward)… Hầu hết PVR đều được kết hợp với các dịch vụ TV kĩ thuật số như: Sky, Freeview
•Xem video theo yêu cầu (on demand): “On demand” có nghĩa là người xem có thể xem danh sách các chương trình để lựa chọn chương trình muốn xem và không bị bó buộc về thời gian xem. Với dịch vụ theo yêu cầu, đài truyền hình sẽ gửi tới khách hàng những show diễn hay những bộ phim được yêu thích thông qua việc kết nối băng thông rộng nhờ bộ chuyển đổi cho TV.
•Sự kết hợp giữa TV và máy tính: Gìờ đây, việc kết nối TV với máy tính (PC)
hay một thiết bị có thể đảm nhận cả 2 chức năng này không còn là điều khó tưởng tượng. Nó sẽ mở ra một thư viện khổng lồ các đoạn video từ mạng internet và có thể xem trực tiếp chúng trên TV. Điều này cũng gần giống như việc sử dụng bộ nhớ PC như một chiếc PVR. Người tiên phong trong lĩnh vực này là Microsoft với Media Centre. Bên cạnh đó, chiếc iTV của Apple cũng mang đến những tiện nghi tương tự. Còn phải kể tới Xbox 360 cho phép tải các show để xem trực tiếp trên TV.
•Truyền hình di động: Hiện nay xem TV trên màn hình di động là điều khá phổ biến. Nhờ kết nối mạng tốc độ cao 3G, việc tải về các gói dịch vụ để xem
trực tiếp trên di động đơn giản hơn bao giờ hết. Các công nghệ cạnh tranh như: DAB-IP và DVB-H đang được các nhà sản xuất điện thoại đưa vào để thu hút nhiều hơn nữa khách hàng. Cũng như điện thoại, việc xem show trên iPod và máy nghe nhạc MP3 ngày càng phổ biến hơn.
(Hiện nay ở Việt Nam khái niệm truyền hình theo yêu cầu, truyền hình thực tế và truyền hình tương tác vẫn còn có sự lẫn lộn với nhau, thực tế đó là 3 hình thức hoàn toàn khác nhau.)