3 Khiếu kiện quyết định hành chính hành vi hành chính trong lĩnh vực đất đai ( Khoản 5 Điều 11 ).

Một phần của tài liệu Tài phán hành chính Việt nam (Trang 35 - 57)

vực đất đai ( Khoản 5 Điều 11 ).

Để xác định đợc các quyết định hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai, thuộc đối tợng xét xử của toà án hành chính , trớc hết cần xuất phát từ nội dung quản lý Nhà nớc về đất đai ( Điều 13 Luật đất đai 1993 ) bao gồm : - Điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá và phan dạng đất, lập bản đồ địa chính. - Quy hoạch về kế hoạch hoá sử dụng đất.

- Ban hành các văn bản Pháp luật về quản lý, sự dụng đất và tổ chức thực hiện các văn bản đó.

- Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất.

- Đăng ký đất đai, lập và quản lý sổ địa chính, quản lý các hợp đồng sự dụng đất, thống kê, kiểm kê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất.

Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung chỉ quy định là khiếu kiện các quyết định hành chính, hành vi hành chính, trong lĩnh vực quản lý đất đai, do đó có thể hiểu là tất cả các quyết định cá biệt và mọi hành vi hành chính của cơ quan Nhà nớc có thẩm quyền trong khi thực hiện các nội dung nói trên về quản lý Nhà nớc về đất đai thuộc đối tợng xét xử của Toà án .

2. 2. 4. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc cấp giấy phép, thu hồi giấy phép về xây dựng cơ bản, sản xuất, kinh doanh ( Quyết định Khoản 6 Điều 11 ).

Theo pháp lệnh về xử lý vi phạm hành chính, tớc quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc không có thời hạn đợc áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng quy tắc sử dụng giấy phép. Trong thời gian bị tớc quyền sử dụng giấy phép, cá nhân, tổ chức không đợc tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép. Quyết định của ngời có thẩm quyền theo quy định của Pháp luật khi bị khởi kiện sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án.

2. 2. 5 Khiếu kiện giải quyết hành chính, hành vi hành chính trong việc trng dụng, trng mua, tịch thu tài sản ( Khoản 7 Điều 11 )

Khi thực thi quyền hành pháp của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền, trong những trờng hợp vì lợi ích công cộng có thể buộc các công dân, tổ chức hợp tác, thì một số trờng hợp do luật định, các cơ quan cá nhân có thẩm quyền có quyền buộc công dân, tổ chức hợp tác với mình. Một trong những hình thức đó là ban hành các quyết định về trng dụng, trng mua tài sản, tịnh thu tài sản.

Về căn cứ trng dụng trng mua tài sản, Điều 175 Khoản 3 của Bộ luật dân sự quy định. “ Trong trờng hợp thật . . . của Pháp luật “ Đây là quy định về nguyên tắc bồi hoàn theo quan hệ dân sự. Nhng trớc khi thực hiện quan này là một quan hệ hành chính. Cho nên các quyết định hành chính về trng dụng, tr- ng mua có thể bị công dân, tổ chức khởi kiện tại toà hành chính và nó thuộc thẩm quyền của Toà án hành chính.

Tịch thu tài sản theo quy định của Pháp luật hành chính, mà cụ thể là tịch thu tang vật, phơng tiện đợc sử dụng để thực hiện vi phạm hành chính theo Điều 12 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ( năm 1995 ) thuộc đối tợng xét xử của toà hành chính.

2. 2. 6 Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc thu thuế trng thu thuế ( Quyết định Khoản 8 Điều 11 ).

Các quyết định về thu thuế, truy thu thuế ở đây là các quyết định ấn định mức nộp thuế cụ thể của tổ chức, cá nhân trên cơ sở luật thuế pháp lệnh chỉ quy định chung là “ quyết định về thu thuế, trng thu thuế “, không giới hạn loại thuế nào. Vì vậy, thẩm quyền xét xử của Toà án hành chính trong lĩnh vực này là tất cả các quyết định về thu thuế, trng thu thuế đối với các loại thuế. 2. 2. 7 Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc thu phí, lệ phí ( Khoản 9 Điều 11 ).

Lệ phí là Khoản thu của Nhà nớc vừa mang tính chất bù đắp chi phí để phục vụ ngời nộp lệ phí, vừa thực hiện một số thủ tục hành chính ( phạt cảnh cáo:

phạt tiền ); Các hình thức xử phạt bổ xung ( tớc quyền sử dụng giấy phép: chứng chỉ hành nghề, tịch thu tang vật, phơng tiện đợc sử dụng đề vi phạm hành chính ). Ngoài ra hình thức xử phạt trên, cá nhân và tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc các biến pháp sau:

+ Buộc phục hồi tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép.

+ Buộc đa ra khỏi lãnh thổ Việt nam hoặc buộc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phơng tiện.

+ Buộc tiêu huỷ những vật phẩm gây hại cho sức khoẻ của con ngời, vật nuôi và cây trồng, văn hoá phẩm độc hại. Trong xét xử hành chính thì toà án phán quyết cả việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn mặc dù Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính chỉ quy định là: “ khiếu kiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính “. Do đó có thể hiểu tất cả các quyết định xử phạt vi phạm hành chính trên mọi lĩnh vực bị khởi kiện đều thuộc thẩm quyền xử phạt của Toà án, với bất kỳ hình thức xử phạt nào ( xử phạt chính, xử phạt bổ sung ) và việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn . Điều 119 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 cũng đã quy định với tinh thần nh vậy.

2. 2. 8 Khiếu kiện quyết định hành vi hành chính trong việc áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ nhà ở công trình, vật kiến trực hiện có.

Điều 62 Hiến pháp 1992 quy định “ Công dân có quyền xây dựng nhà ở theo quy hoạch và Pháp luật, quyền lợi của ngời thuê nhà và ngời có nhà cho thuê đợc bảo hộ theo Pháp luật “. Nh vậy, quyền có nhà ở và quyền đợc xây dựng nhà ở là một trong những quyền cơ bản của công dân đợc Hiến pháp ghi nhận và bảo vệ hiện thực hoá quyền này Pháp luật nớc ta đã đặt ra nhiều bảo đảm pháp lý khác nhau và một trong những đảm bảo đó là cho phép công dân có quyền khiếu kiện ra toà án những quyết định hành chính, hành vi hành

chính trái Pháp luật trong việc áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ nhà ở, công trình vật kiến trúc kiên cố khác.

2. 2. 9 Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính với hình thức giáo dục tại xã phờng trị trấn, dựa vào trờng giáo dỡng, đa vào cơ sở giáo dục, đa vào cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính.

Hiến pháp 1992, quy định “ Công dân có quyền bất khả xâm phạm. . . ) Điều 71 Hiến pháp 1992.

Nh vậy, việc áp dụng 1 trong các biện pháp nói trên là một trong những chừng mực nhất định đã hạn chế các quyền, tự do của công dân, vì vậy việc bảo vệ các quyền tự do của họ bằng con đờng hành chính và tố tụng toà án có ý nghĩa rất quan trọng.

Theo Khoản 3 Điều 11 quy định, Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án về khiếu kiện giải quyết hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng hoặc thực thi biện pháp xử lý hành chính với một trong các hình thức giáo dục tại xã, phờng, thị trấn, đa vào trờng giáo dỡng, đa vào cơ sở giáo dục, đa vào chữa bệnh quản chế hành chính. Khi thực hiện thẩm quyền đối với các việc thuộc nhóm này cần phải xác định việc khiếu kiện giải quyết hành chính và việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã phờng thị trấn là thuộc thẩm quyền của toà án cấp huyện, còn lại đối với việc khiếu kiện hành chính về quyết định hành chính, khác đều thuộc thẩm quyền của Toà án Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ơng.

2. 2. 10. khiếu kiện các quyết định khác theo quy định của Pháp luật.

Đây là một “ quy định mở rộng “ cho việc bổ sung các việc khác thuộc thẩm quyền xét xử của toà án trong lĩnh vực hành chính khi có nhiều văn bản Pháp luật khác nhau liên quan đến nhiều lĩnh vực Điều chỉnh khác nhau.

2. 3. Thẩm quyền theo lãnh thổ ( cấp xét xử ).

Với t cách là cơ quan xét xử cao nhất của nớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam, Toà án Nhân dân tối cao có thẩm quyền xét xử hành chính nh sau: + Sơ thẩm đồng thời chung thẩm những vụ án theo quy định của Pháp luật. + Phúc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm cha có hiệu lực Pháp luật của toà án cấp dới trực tiếp bị kháng cáo, kháng nghị;

+ Giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án quyết định, đã có hiệu lực Pháp luật bị kháng nghị theo quy định của Pháp luật tố tụng.

+ Toà án Nhân dân tối cao giải quyết theo thủ tục sơ thẩm đồng thời chung thẩm những khiếu kiện hành chính thuộc thẩm quyền của toà án cấp tỉnh mà toà án Nhân dân tối cao lấy lên để giải quyết đối với khiếu kiện quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 12 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính và giải quyết hành chính, hành vi hành chính của thủ trởng các cơ quan đó liên quan đền nhiều tỉnh, phức tạp hoặc trong trờng hợp khó xác định đợc thẩm quyền của toà án cấp tỉnh nào; khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của Uỷ ban Nhân dân . chủ tịch uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh liên quan đến nhiều đối tợng, phức tạp hoặc trong trờng hợp các thẩm phán của toà án cấp tỉnh đó đều thuộc trờng hợp phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi.

Thẩm quyền xét xử hành chính trên đây của Toà án Nhân dân tối cao đợc thực hiện thông qua thẩm quyền theo quy định của các cơ chế sau:

- Toà hành chính Toà án Nhân dân tối cao Giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án và bản án, quyết định đã có hiệu lực Pháp luật của Toà án cấp tỉnh bị kháng nghị ( Theo Khoản 3 Điều 70 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính ).

- Toà phúc thẩm toà án Nhân dân tối cao có thẩm quyền xét xử phúc thẩm những vụ án mà bản án , quyết định sơ thẩm cha có hiệu lực Pháp luật của Toà án cấp dới trực tiếp bị kháng cáo, kháng nghị.

- Uỷ ban thẩm phán Toà án Nhân dân tối cao có thẩm quyền Giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bán ản quyết định đã có hiệu lực Pháp luật bị kháng

nghị theo quy định của Pháp luật tố tụng hành chính. Uỷ ban thẩm phán Toà án Nhân dân tối cao Giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực Pháp luật của các toà phúc thẩm.

- Hội đồng Thẩm phán Toà án Nhân dân tối cao ( cơ quan xét xử cao nhất theo thủ tục Giám đốc thẩm, tái thẩm ) có thẩm quyền Giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực Pháp luật của Uỷ ban thẩm phán Toà án Nhân dân tối cao bị kháng nghị.

2. 3. 1. 2. Thẩm quyền xét xử hành chính của Toà án Nhân dân cấp tỉnh.

Toà án Nhân dân tỉnh, thành phố thuộc trung ơng ( gọi chung là Toà án cấp tỉnh ) giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ án sau đây:

- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của Bộ, cơ quan ngang Bô, cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nớc, Văn phòng Quốc hội, Toà án Nhân dân tối cao, Viện kiểm sát Nhân dân tối cao và quyết định hành chính, hành vi hành chính của thủ trởng các cơ quan đó mà ngời khởi kiện có nơi c trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng lãnh thổ.

Việc quy định thẩm quyền này đối với Toà án cấp tỉnh dựa vào một số lý do sau: Các cơ quan Nhà nớc nói trên đều là cơ quan quản lý Nhà nớc cấp Trung ơng, quản lý nghành hoặc lĩnh vực nào đó trên phạm vi toàn quốc có thể có những quyết định hành chính, hành vi hành chính tác động đến cơ quan Nhà nớc, tổ chức, cá nhân ở bất kỳ địa phơng nào. Nếu quy định thẩm quyền giải quyết khiếu kiện thuộc Toà án Nhân dân tối cao thì trong nhiều trờng hợp sẽ gây khó khăn cho đơng sự thực hiện quyền khởi kiện nếu họ ở vùng sâu, vùng xa. Mặt khác, quy định nh vậy tránh việc dồn nhiều vụ án hành chính về Toà án Nhân dân tối cao theo thủ tục sơ thẩm đồng thời chung thẩm, phù hợp với xu hớng cải cách t pháp ở nớc ta hiện nay.

- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan chức năng thuộc một trong các cơ quan Nhà nớc nêu trên và của cán bộ, công chức

các cơ quan chức năng đó mà ngời khởi kiện có nơi cu trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng lãnh thổ.

- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan Nhà nớc cấp tỉnh trên cùng lãnh thổ và của cán bộ, công chức của cơ quan Nhà nớc đó; - Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của ngời đứng đầu cơ quan, tổ chức đối với cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý của cơ quan tổ chức đó, trừ những khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của ngời đứng đầu cơ quan, tổ chức từ cấp huyện trở xuống.

- Trong trờng hợp cần thiết, Toà án cấp tỉnh có thể lấy lên để giải quyết vụ án thuộc thẩm quyền của Toà án cấp huyện, đối với khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của Uỷ ban Nhân dân , chủ tịch uỷ ban Nhân dân cấp huyện liên quan đến nhiều đối tợng, phức tạp hoặc trong trờng hợp các thẩm phán của Toà án cấp huyện đó đều thuộc trờng hợp phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi.

Toà án Nhân dân cấp tỉnh còn có thẩm quyền nh sau:

- Phúc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm cha có hiệu lực của Toà án cấp dới bị kháng cáo, kháng nghị.

- Giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực Pháp luật của Toà án cấp dới bị kháng nghị.

Thẩm quyền trên đây của Toà án Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung - ơng đợc thực hiện thông qua quyền hạn giải quyết vụ án hành chính, cụ thể nh sau:

- uỷ ban thẩm phán Toà án Nhân dân cấp tỉnh có quyền Giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án quyết định đã có hiệu lực Pháp luật của Toà án cấp dới kháng nghị.

- Toà hành chính Toà án Nhân dân cấp tỉnh có quyền xét xử sơ thẩm những vụ án do Pháp luật quy định: xét xử phúc thẩm những bản án, quyết định sơ thẩm cha có hiệu lực Pháp luật của Toà án cấp dới bị kháng cáo, kháng nghị.

2. 3. 1. 3 Thẩm quyền xét xử hành chính của Toà án Nhân dân cấp huyện. Toà án Nhân dân cấp huyện, quận thị xã thành phố thuộc tỉnh ( gọi chung là Toà án cấp huyện ) giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ án sau đây: - Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan Nhà nớc trên cùng lãnh thổ và của cán bộ, công chức của cơ quan Nhà nớc đó.

- Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của ngời đứng đầu cơ quan, tổ chức từ cấp huyện trở xuỗng trên cùng lãnh thổ đối với cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý của cơ quan tổ chức đó.

Một phần của tài liệu Tài phán hành chính Việt nam (Trang 35 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w