Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến cho người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu 217486 (Trang 56 - 58)

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QLNN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI NỘI ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI GIA

2. Hệ thống giải pháp để nâng cao hiệu quả QLNN đối với hoạt động thương mại nội địa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

2.3.5. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến cho người tiêu dùng.

dùng.

Tuyên truyền giáo dục là một trong ba phương pháp quản lý của Nhà nước và là một phương pháp rất quan trọng. Phương pháp này tác động chủ yếu đến ý thức, đến tinh thần của đối tượng, để từ đó tạo ra “sức mạnh bên trong” giúp đối tượng nâng cao ý thức, từ đó nâng cao hiệu quả công việc. Để nâng cao công tác QLNN đối với hoạt động thương mại nội địa, phương pháp này nên tiến hành như sau:

Đối tượng tuyên truyền

- Các doanh nghiệp kinh doanh thương mại đã, đang và sắp hoạt động: công tác tuyên truyền giáo dục sẽ tác động đến tư tưởng, đạo đức sẽ giúp điều chỉnh, uốn nắn kịp thời định hướng cũng như hoạt động của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp hoạt động theo đúng khuôn khổ pháp luật hiện có và các chuẩn tắc khác trong xã hội.

họ có nhận thức đúng đắn về công tác QLNN đối với hoạt động TMNĐ. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, cũng giúp họ có được một sự lựa chọn về hình thức tổ chức kinh doanh, khuyến khích họ tham gia kinh doanh để làm giàu hợp pháp.

Nội dung tuyên truyền

Thông tin tuyên truyền bao gồm: các thông tin về môi trường pháp lý – kinh doanh; thông tin về quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội và thông tin về các dịch vụ trực tiếp hỗ trợ kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh thương mại. Cụ thể như sau:

- Những chính sách, chủ trương, đường lối, định hướng phát triển và quy định pháp;

- Quy hoạch, kế hoạch phát triển thương mại nội địa;

- Định hướng, chính sách phát triển kinh tế của tỉnh và cả nước;

- Những chính sách hỗ trợ của tỉnh về hoạt động trao đổi, buôn bán và lưu thông hàng hóa, dịch vụ;

- Những bước phát triển, những đóng góp của thương mại nội địa đối với kinh tế và xã hội;

- Những hành vi vi phạm, những hoạt động vi phạm pháp luật của thương nhân và hình thức xử lý của pháp luật đối với những vi phạm đó.

Kênh thông tin tuyên truyền

- Thông qua báo chí, bản tin, website của Sở, Tỉnh và Diễn đàn Hiệp hội doanh nghiệp, HTX, … của tỉnh.

- Thông qua các cuộc trao đổi, tiếp xúc giữa các doanh nghiệp với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và giữa các doanh nghiệp với nhau.

- Thông qua các cuộc họp tổ dân phố, các cuộc tiếp xúc cử tri,…

Lực lượng thực hiện công tác tuyên truyền

Lực lượng nòng cốt là các cán bộ công chức trong các cơ quan QLNN. Ngoài ra, cần phối hợp và nâng cao vai trò của các tổ chức đoàn thể như: Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội doanh nhân,…

Phương pháp tuyên truyền có ý nghĩa to lớn trong QLNN đối với hoạt động thương mại nội địa, vì đối tượng quản lý là con người – thương nhân, với

những đặc điểm, nhu cầu về tinh thần, tâm lý khác nhau. Đặc trưng của phương pháp này là tính thuyết phục, giáo dục làm cho thương nhận biết được đúng, sai, tốt, xấu,… để từ đó nâng cao ý thức và tinh thần tự giác tuân thủ pháp luật. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp này không bộc lộ nhanh như hai phương pháp còn lại mà cần phải trải qua một quá trình. Do đó, cần căn cứ vào tình hình, đặc điểm cụ thể của từng địa bàn, giai đoạn mà sử dụng phương pháp này sao cho hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu 217486 (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)