Phân tích hiệu quả tiêu thụ và tình hình tài chính của công ty

Một phần của tài liệu Luận văn: Tình hình tiêu thụ và biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty In Hà giang potx (Trang 58 - 65)

II/ Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm

5. Phân tích hiệu quả tiêu thụ và tình hình tài chính của công ty

gian qua.

Trong khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp luôn mong muốn những gì mình thu lại được phải lớn hơn thứ đã bỏ ra. Chính nhờ có sự chênh lệch giữa bỏ ra và thu lại mà doanh nghiệp mới có khả năng mở rộng hoạt động của mình. Hoạt động tiêu thụ chính là hoạt động để doanh nghiệp thu lại được đồng vốn đã bỏ ra và lợi nhuận do sử dụng đồng vốn đó đem lại. Nếu doanh nghiệp mua các yếu tố đầu vào và tiến hành sản xuất trong khi sản phẩm tạo ra không bán được, doanh nghiệp sẽ không còn vốn cho hoạt động sản xuất ở các chu kỳ kinh doanh tiếp theo và sẽ phải đối mặt với sự phá sản. Như vậy, hoạt động tiêu thụ chính là cơ sở để doanh nghiệp có điều kiện bảo đảm về mặt tài chính cho các chu kỳ kinh doanh tiếp theo. Khi hàng hoá tiêu thụ được doanh nghiệp sẽ thu hồi lại được số vốn đã bỏ ra và có lợi nhuận, nhờ có khoản tiền thu lại này mà doanh nghiệp có đủ nguồn lực về tài chính để tiến hành hoạt động mua các yếu tố đầu vào phục vụ cho hoạt động sản xuất. Cũng nhờ có

58 khoản lãi thu về mà doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng quy

mô hoạt động sản xuất của mình. Như đã trình bày ở trên, hoạt động sản xuất kinh doanh là hoạt động diễn ra liên tục và không thể gián đoạn. Nếu hoạt động tiêu thụ gặp khó khăn, sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp không thể sản xuất một cách bừa bãi để rồi sản phẩm tiêu thụ không kịp hay không tiêu thụ được phải đem tồn trữ trong kho. Nếu xảy ra vậy doanh nghiệp nhanh chóng bị mất hết vốn kinh doanh do vừa tốn chi phí nguyên vật liệu và chi phí chế tạo vừa mất chi phí lưu kho, đồng thời tổn thất khoản lợi nhuận thu được nếu không đầu tư vào sản xuất sản phẩm. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải căn cứ vào tình hình thị trường để xác định khả năng tiêu thụ, từ đó lập kế hoạch sản xuất cho phù hợp nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao.

Trước đây trong cơ chế quản lý tập trung, hoạt động tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp hầu như bị triệt tiêu, hầu hết các doanh nghiệp chỉ biết sản xuất mà không quan tâm gì đến chất lượng sản phẩm và công tác tiêu thụ sản phẩm hầu như không được quan tâm.

Bước sang nền kinh tế thị trường, hoạt động tiêu thụ mới được đặt đúng vị trí của nó, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. và bắt đầu từ đây hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty In Hà Giang mới được quan tâm đầu tư thích đáng, các biện pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ mới được đưa vào sử dụng, Trong thời gian đầu của sự đổi mới, tuy số lượng sản phẩm tiêu thụ chưa được cao, song so với thời kỳ trước đã có sự tiến bộ rõ rệt. Trong những năm gần đây, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tận dụng nguồn nhân lực dồi dào và nâng cao công suất máy móc thiết bị, Công ty đã tiến hành chuyên môn hoá và đa dạng hoá sản phẩm. Do đó tình hình tiêu thụ sản

59 phẩm của Công ty đã đạt được nhiều kết quả đáng tự hào, để hiểu rõ hơn về

hoạt đồng kinh doanh đó ta có bảng so sánh các chỉ tiêu qua các năm sau đây:

Biểu số 9

KẾT QUẢ TIÊU THỤ VÀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 1999 - 2000 - 2001 - 2002 VÀ 2003

(đơn vị tính Triệu đồng)

Các chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 2003

-Trang in (Triệu trang) 43,18 44,8 48 50,6 53,7

1. Doanh thu 3.240 3.370 3.626 3.834 4.082,5 2. Chi phí 3.079,5 3.204,7 3.453,2 3.642,6 3.877,5 3. Lợi nhuận 160,5 165,3 172,8 191,4 205 4. Lao động (người) 72 72 72 72 72 5.Thu nhập bình quân 0,45 0,501 0,502 0,559 0,565 6. Tài sản 1.329 2659,2 3.418 3.418 3.518 + Vốn cố định 573,2 2.084 2.582,8 2.258 2.358 + Vốn lưu động 756,7 575,2 835,2 1.160 1.160 Trong đó: - TSLĐ & ĐTNH 82 162 205 230 225 7. Nguồn vốn 1.329,9 2.659,2 3.418 3.418 3.518 + Vốn ngân sách 1.119.2 1.680 2.438,8 2.438,8 2.438,8 + Vốn tự bổ xung 210,7 267,1 58,8 123,8 223,8 + Vốn vay 712,1 920,4 855,4 855,4 Trong đó: - Nợ phải trả 39 78 100 110 100 Tỷ lệ % VCĐ/VKD 43,03 78,37 75,56 66,06 67,03 Tỷ lệ % VLĐ/VKD 56,97 21,63 24,44 33,94 32,97 Tỷ lệ % VCSH/VKD 100 73,22 73,07 74,97 75,69 Tỷ lệ % Vốn vay/VKD - 26,78 24,76 25,03 24,31

60

TSLĐ & ĐTNH/NPT 2,1 2,07 2,05 2,09 2,25

NPT/Ng.Vốn CSH 0,03 0,04 0,04 0,04 0,04

Tỷ lệ lợi nhuận/T.Ng.Vốn 12,07 6 5,06 5,6 5,83

Lợi nhuận/ doanh thu 4,95 4,91 4,77 4,99 5,02

Doanh thu/GTtài sảnbq 2,44 1,27 1,15 1,12 1,16

(Nguồn: Báo cáo tài chính - Phòng Kế toán)

Xem xét kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy:

- Về doanh thu hàng năm tăng đều ~ 5% đó là chỉ tiêu đáng kích lệ, nó cho phép lãnh đạo Công ty có thể đưa ra những chiến lược mới nhằm thu hút được những hợp đồng hấp dẫn hơn và chắc chắn hơn, đặc biệt quy mô vốn ngày càng mở rộng nhất là vốn cố định. Qua đó ta thấy quy mô sản xuất của công ty đã tăng cao, máy móc thiết bị mới, tương đối hiện đại đã làm ra được nhiều loại sản phẩm, đa dạng về kính thước mẫu mã, cao về chất lượng thu hút được nhiều đơn đặt hàng từ phía khách hàng.

- Tổng lợi nhuận tăng qua các năm. Năm 1999 đạt 160,5 triệu thì đến năm 2003 đạt 205 triệu đồng tăng 27% so với năm 1999. Chỉ tiêu này là quan trọng nhất đối với Công ty nó thúc đẩy mạnh mẽ mọi hoạt động sản xuất và ảnh hưởng trực tiếp hiệu quả kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên lợi nhuận qua các năm tăng không cao lắm nguyên nhân do giá nguyên liệu đầu vào ngày càng tăng, máy móc thiết bị cũ kỹ lạc hậu thường xuyên phải bảo dưỡng sửa chữa... những điều đó đã dẫn tới tình trạng tổng chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty tăng cao, do vậy giá thành sản phẩm ngày càng cao. Do đó khả năng cạnh tranh của công ty giảm.

- Tình hình thực hiện nộp ngân sách nhà nước cũng tăng đều theo hàng năm điều này có nghĩa rằng Công ty đã làm tròn nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.

- Lao động bình quân không tăng nhưng cũng góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động ở địa phương và cho xã hội.

61 - Thu nhập tăng giúp người lao động yên tâm với cuộc sống vật chất và

toàn tâm toàn ý tập trung vào việc nâng cao tay nghề, năng suất lao động giúp công ty đạt được những kết quả càng ngày càng tốt.

- Nguồn vốn kinh doanh của Công ty qua các năm tương đối ổn định. Tỷ lệ VLĐ/VKD giảm điều đó chứng tỏ lượng hàng tồn kho của Công ty không lớn, không bị ứ đọng; Ng.Vốn CSH/T.Ng.Vốn từ 73 - 100%; Hệ số Nợ phải trả/Ng.VốnCSH là <1; Khả năng thanh toán hiện thời và thanh toán nhanh bình quân là 2,1. Từ kết quả trên ta thấy rằng tình hình tài chính của Công ty lành mạnh.

Như vậy, qua 4 năm, qua bao hình thức chuyển đổi tổ chức quản lý công ty In Hà giang đã đạt được những thành công đáng kể, đã vượt qua những khó khăn ban đầu và ngày càng đứng vững trên thị trường ngày một đòi hỏi đa dạng về mẫu mã, cao về chất lượng sản phẩm.

Bên cạnh mục tiêu kinh doanh vì lợi nhuận mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng theo đuổi thì uy tín và chất lượng là tiêu chí mà Công ty In Hà giang đặt lên hàng đầu. Những năm qua sản phẩm của Công ty ngày càng được nâng cao, chất lượng được bạn hàng tín nhiệm điều đó được thể hiện qua doanh thu năm nay cao hơn năm trước, số lượng trang in khổ chuẩn (13 x 19) cũng tăng hơn. Để đạt được điều đó Ban Lãnh đạo Công ty và CBCVN cùng thống nhất quan điểm: “Tất cả vì chất lượng”. Vì thế những năm mới thành lập Công ty chưa có bộ phận KCS thì nay đã thành lập tổ KCS có chính sách đãi ngộ riêng. Nhiệm vụ của Tổ KCS là kiểm tra chất lượng sản phẩm trên mọi công đoạn: Từ chất lượng vật tư nhập kho đến hoàn thiện sản phẩm.

Ngoài ra Công ty xây dựng hệ thống kho tàng phù hợp với tính chất sản xuất, đảm bảo chất lượng vật tư và thành phẩm đồng thời thuận tiện cho quá trình sản xuất.

Như vậy qua một số kết quả mà Công ty In Hà giang đã đạt được trong các năm qua ta khẳng định rằng: Công ty In Hà giang là một công ty làm ăn có

62 hiệu qủa, không ngừng đổi mới và phát triển, ngày càng giữ vững được thị

trường. Công ty luôn chú trọng thực hiện tốt các dịch vụ bổ trợ sau khi in, phục vụ mọi đòi hỏi, vướng mắc của khách hàng. Bên cạnh đó việc đẩy mạnh công tác quảng cáo là một quá trình hoạt động bao gồm nhiều nội dung từ xây dựng mục tiêu trên cơ sở định hướng thị trường nhằm thiết lập các mối quan hệ hợp tác lâu dài với khách hàng cũ, đồng thời thu hút sự tin tưởng, chú ý của khách hàng mới.

Để làm tốt các công tác trên với mục tiêu thu hút khách hàng thì các khoản chi phí cho sản xuất cũng rất đáng kể mà trọng tâm là chi phí kinh doanh cho tiêu thụ sản phẩm. Chi phí kinh doanh tiêu thụ sản phẩm là mọi chi phí gắn với hoạt động tiêu thụ. Tại đây chỉ phân tích tình hình chi phí bán hàng, quản lý của Công ty Biểu số 10 CHI PHÍ BÁN HÀNG, QUẢN LÝ (đơn vị: 1000) Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 2003 Chi phí bán hàng, quản lý 360,5 380,6 432,44 435,6 464,75 Trong đó: + CF công cụ, dụng cụ 23,7 23,98 27,24 27,44 29,55 + CF sửa chữa TSCĐ 118,15 127,5 142,7 143,7 165,8 + CF vận chuyển 55,3 57,9 64,87 65,34 65,25 + CF bảo quản 44,3 45,7 51,9 52,3 54 + CF giao dịch 107,91 93,92 92,73 98,07 99,15 + Thuế và lệ phí 11,14 31,6 53 48,75 51

(Nguồn: Báo cáo tài chính - Phòng Kế toán)

Theo bảng số liệu trên: Chi phí bán hàng, quản lý qua các năm tỷ lệ tăng không đáng kể, nhưng so với Tổng chi phí trong một năm (số liệu doanh thu

63 dùng so sánh lấy tại biểu 5 - KQKD 5 năm) chiếm từ 11 - 13 % tổng chi phí.

Nguyên nhân là do chi phí sửa chữa tài sản của Công ty phần lớn có thời gian sử dụng dài, khấu hao gần 50 % một số tài sản đã hết thời gian sử dụng nhưng Công ty chưa có điều kiện thay thế vì vậy chi phí TSCĐ lớn là nguyên nhân khách quan.

Chi phí giao dịch: cũng tương đối lớn do khâu quản lý kém và ở đây cũng có nguyên nhân do muốn thu hút khách hàng để tăng doanh thu.

Hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng đòi hỏi ban lãnh đạo công ty phải xác định được kế hoạch sản xuất, kinh doanh của công ty mình trong ngắn hạn và trong dài hạn. Để xác định được nội dung của những kế hoạch này phải dựa trên kết quả hoạt động của những kỳ trước đó và phải căn cứ vào bối cảnh trên thị trường cộng với tiềm lực hiện có hiện có của doanh nghiệp.

Hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp là một hoạt động đóng vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy để hoạt động tiêu thụ sản phẩm đạt được hiệu quả cao đòi hỏi phải xây dựng kế hoạch cụ thể cho hoạt động sau này.

Thực tế hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty luôn vượt kế hoạch đặt ra. Điều đó được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Biểu số 11

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TIÊU THỤ

(đơn vị: TRiệu đồng)

2001 2002 2003

KH T.Tế % KH KH T.Tế % KH KH T.Tế % KH

3.300 3.626 109,9 3.500 3.834 109,6 3.700 4.083 110,4

64 Qua bảng số liệu trên ta thấy công ty luôn thực hiện vượt mức kế hoạch

đề ra. Cụ thể:

+ Năm 2001 kế hoạch tiêu thụ đặt ra là 3.300 triệu đồng, kết quả thực hiện là 3.626 triệu đồng vượt mức kế hoạch 9,9%.

+ Năm 2002 kế hoạch tiêu thụ đặt ra là 3.500 triệu đồng, kết quả thực hiện là 3.834 triệu đồng vượt 9,6% so kế hoạch.

+ Năm 2001 kế hoạch tiêu thụ đặt ra là 3.700 triệu đồng, nhưng đã thực hiện được là 4.083 triệu đồng tăng 10,4% so kế hoạch.

Để đạt được kết quả trên là do Công ty đã tích cực thực hiện các biện pháp xúc tiến nhằm kích thích nhu cầu khách hàng như: Giảm giá đối với số lượng sản phẩm đặt in lớn, vận chuyển đến nơi yêu cầu của khách không tính cước vận chuyển.... Do những hoạt động như vậy nên doanh thu của công ty ngày một tăng cao.

Một phần của tài liệu Luận văn: Tình hình tiêu thụ và biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty In Hà giang potx (Trang 58 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)