0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

PHẢN ỨNG TRUNG HỊA 75

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH HÓA ĐẠI CƯƠNG B DOC (Trang 75 -77 )

1. Phản ứng trung hịa trong dung dịch nước:

Phản ứng trung hịa là phản ứng trao đổi ion xảy ra trong dung dịch điện ly axit và baz tạo thành muối và nước (dung mơi là nước).

HA + MOH ⇔ MA + M2O

- Phản ứng giữa axit mạnh và baz mạnh, cân bằng lệch hẳn về phía thuận nên chỉ cĩ thể biểu diễn bằng dấu =

Phản ứng giữa axit yếu, baz mạnh hay axit mạnh baz yếu hoặc axit yếu baz yếu là những phản ứng thuận nghịch (chiều nghịch yếu hơn) nên được biểu diễn bằng dấu ⇔.

- Nhiệt phản ứng trung hịa : phản ứng phát nhiệt. - Mơi trường :

+ Phản ứng giữa axit mạnh baz mạnh : mơi trường trung tính.

+ Những trường hợp khác, mơi trường axit, baz hay trung tính tùy thuộc axit hay baz mạnh hơn hay tương đương.

2. Sự chuẩn độ axit – baz:

Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch được dùng làm cơ sở cho phép phân tích thể tích : Phương pháp chuẩn độ (phương pháp định phân).

+ Phản ứng trung hịa được dùng làm cơ sở cho p.pháp chuẩn độ axit baz.

+ Phản ứng tạo phức được dùng làm cơ sở cho phương pháp chuẩn độ complexon.

+ Phản ứng kết tủa được dùng làm cơ sở cho phương pháp chuẩn độ bằng AgNO3.

Phương pháp chuẩn độ axit baz, dựa vào phản ứng:

HA + MOH = MA + H2O

Tính tốn theo cơng thức : VHAC(N)HA = VMOHC(N)MOH

Ta xác định được lượng của chất này khi biết lượng chất kia.

Thường ta chọn trước VHA, CMOH rồi xác định VMOH phản ứng với VHA bằng thực nghiệm. Quá trình này gọi là quá trình chuẩn độ; dung dịch baz là dung dịch chuẩn độ.

Thời điểm tại đĩ axit và baz phản ứng vừa đủ với nhau gọi là điểm tương đương. Để xác định điểm tương đương, người tra dùng chất chỉ thị màu. Mỗi chất chỉ thị màu thích hợp với phản ứng trung hịa nhất định.

Ví dụ: Chuẩn axit mạnh bằng baz mạnh : HCl + NaOH = NaCl + H2O cĩ thể dùng phenolphtalein, lambromtimol, da cam me’thyl làm chất chỉ thị.

CHƯƠNG V. PHẢN ỨNG OXY HĨA KHỬ VAØ NGUỒN ĐIỆN

I.KHÁI NIỆM VỀ ĐIỆN HĨA HỌC

Điện hĩa học là khoa học nghiên cứu sự chuyển hĩa tương hỗ giữa hĩa năng và điện năng, tức là nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa phản ứng hĩa học và dịng điện.

Việc nghiên cứu sự chuyển hĩa tương hỗ giữa hai dạng năng lượng này cho phép chúng ta hiểu rõ những quá trình oxy hĩa – khử vì những quá trình này là cơ sở phát sinh dịng điện hĩa học. Từ đĩ, chúng ta cĩ thể rút ra được những quy luật và đại lượng đánh giá chiều hướng, mức độ diễn ra của các phản ứng oxy hĩa khử và cơng cĩ ích (điện năng) mà chúng cĩ thể sản sinh được.

Việc áp dụng những lý thuyết, quy luật rút ra được vào kỹ thuật cho phép chúng ta tạo ra những nguồn điện khác nhau (pin, acquy,…), các kỹ thuật điện phân khác nhau (chế tạo ra tinh thể kinh loại, mạ điện, đúc điện…), các thiết bị thơng tin (diod, bộ tích phân, bộ điều biến…), thiết bị nghiên cứu khoa học (máy đo pH, máy đánh bĩng điện phân…).

Tĩm lại, việc nghiên cứu điện hĩa học cĩ ý nghĩa to lớn về lý thuyết cũng như ứng dụng thực tế.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH HÓA ĐẠI CƯƠNG B DOC (Trang 75 -77 )

×