Hình thái cấu tạo và hình thái sắp xếp

Một phần của tài liệu sử dụng vật liệu hữu cơ (Trang 26 - 27)

Hình thái cấu tạo: trong một mạch polymer dài có thể có các hình thái cấu tạo khác nhau. Ví dụ như polyisopren có hai hình thái cấu tạo bền vững:

Cấu tạo trans – guttapers

Hình 1.1 : cấu tạo trans-guttapersa. Hình 1.2 : cấu tạo cis-cao su thiên nhiên

Một ví dụ khác là polypropylen cũng có hai hình thái cấu tạo bền vững là isotactic và syndiotactic :

H CH3 CH3 H CH3 H H CH3 Cấu tạo loại syn diotactic có dạng sau (dạng đối xứng) :

Hình 1.4 : Cấu tạo Syndiotactic

Muốn biến đổi từ trạng thái trans sang trạng thái cis hoặc từ trạng thái isotactic sang trạng thái sindiotactic không thể bằng cách quay nội tại trong phân tử, vì trong cấu tạo của hai polyme này đều có gốc R tương đối lớn, chúng sẽ làm cản trở sự quay của phân tử.

Muốn thắng sức cản này, cần phải cung cấp một năng lượng rất lớn. Do đó hai dạng hình thái cấu tạo trên không thể biến đổi lẫn nhau được.

Như vậy : hình thái cấu tạo là sự sắp xếp các nguyên tử trong không gian theo những vị trí cố định ứng với cấu tạo hoá học xác định.

Hình thái sắp xếp : là sự thay đổi vị trí các nguyên tử trong không gian và năng lượng của phân tử do chuyển động nhiệt làm xuất hiện sự quay nội tại trong phân tử. Trong trường hợp này không làm đứt các liên kết hoá học.

Tóm lại : hình thái cấu tạo của polymer là hình thái bền vững, không thể biến đổi lẫn nhau được. Còn hình thái sắp xếp là do chuyển động nhiệt làm cho các nhóm nguyên tử hoặc mắt xích trong phân tử luôn luôn thay đổi vị trí trong không gian.

Một phần của tài liệu sử dụng vật liệu hữu cơ (Trang 26 - 27)