Tổ chức bộ máy kế toán của xí nghiệp.

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại xí nghiệp xây lắp số 2 (2) (Trang 36 - 39)

3. Đặc điểm tổ chức sản xuất và tổ chức bộ máy của xí nghiệp:

3.31 Tổ chức bộ máy kế toán của xí nghiệp.

Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý, để đáp ứng yêu cầu quản lý và trình độ của các cán bộ kế toán, bộ máy kế toán xí nghiệp đợc tổ chức theo hình thức: bộ máy kế toán tập trung. Theo hình thức này, toàn bộ công tác kế toán, vào sổ . . . đều tập trung ở phòng kế toán của xí nghiệp. Dới tác đội sản xuất không tổ chức bộ phận kế toán riêng biệt mà chỉ bố trí các nhân viên làm nhiệm vụ kiểm tra, thu nhận chứng từ và chuyển về phòng kế toán xí nghiệp. Do đó mọi công tác kế toán đợc thực hiện ở bộ phận kế toán của xí nghiệp từ việc thu thập kiểm tra chứng từ, ghi sổ chi tiết đến việc lập báo cáo tài chính. Chính vì vậy mà xí nghiệp nắm đợc toàn bộ các thông tin, từ đó có thể kiểm tra, đánh giá kịp thời.

Mọi nhân viên kế toán trong phòng kế toán đợc điều hành trực tiếp từ ngời lãnh đạo đó là trởng phòng kế toán. Bộ phận kế toán của xí nghiệp hiện nay gồm có 8 nhân viên kế toán, nhiệm vụ của từng kế toán viện nh sau:

- Trởng phòng kế toán: là ngời giúp việc cho Giám đốc về chuyên môn,

phổ biến chủ trơng và chỉ đạo công tác chuyên môn của bộ phận kế toán, chịu trách nhiệm trớc cấp trên về việc chấp hành luật pháp, thể lệ chế độ tài chính, kế toán hiện hành. Trởng phòng kế toán là ngời kiểm tra định hình hạch toán kinh tế, kiểm tra tình hình tài chính, huy động vốn và sử dụng vốn. Trởng phòng kế toán có trách nhiệm tổ chức sử dụng vốn có hiệu quả, khai thác khả năng tiềm tàng của tài sản, cung cấp cac thông tin về tình hình tài chính một cách kịp thời, chính xác và toàn diện để ban giám đốc ra quyết định kinh doanh. Cùng với các bộ phận liên quan trởng phòng kế toán tham gia ký kết các hợp đồng kinh tế, xây dựng các kế hoạch tài chính của xí nghiệp. Ngoài ra, trởng phòng kế toán còn có nhiệm vụ theo dõi phụ trách công việc chung của phòng kế toán.

- Kế toán chi phí và giá thành: tiến hành phân bổ các chi phí sản xuất cho từng đối tợng sử dụng, tính giá thành cho từng công trình và xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ. Kế toán chi phí và tính giá thành còn có nhiệm vụ thanh quyết toán công trình về mặt tài chính với các đơn vị chủ quản.

- Kế toán nguyên vật liệu, CCDC: là ngời theo dõi tình hình nhập xuất các

loại nguyên vật liệu, CCDC tronng kỳ. Hàng ngày, kế toán nguyên vật liệu, CCDC phải ghi các số liệu từ các chứng từ vào sổ chi tiết, tính giá thực tế vật liệu xuất kho. Cuối tháng lập bảng kê số 3, nhật ký chứng từ số 5... bảng phân bổ nguyên vật liệu, CCDC còn có nhiệm vụ theo dõi tình hình sử dụng vật t theo hạn mức và số tồn kho.

- Kế toán TSCĐ: là ngời theo dõi tăng, giảm khấu hao TSCĐ

- Kế toán tiền lơng: theo dõi việc tính trả lơng và phân bổ chi phí tiền lơng vào các đối tợng tính giá thành.

- Kế toán ngân hàng: theo dõi tình hình thu chi tiền gửi ngân hàng.

- Thủ quỹ: là ngời quản lý số lợng tiền mặt tại xí nghiệp chịu trách nhiệm thu tiền công trình và chi tiết tiền mặt.

- Kế toán tổng hợp: có nhiệm vụ thu thập toàn bộ các số liệu của xí nghiệp và lập báo cáo vào cuối tháng.

Tổ chức bộ máy kế toán đợc mô tả theo sơ đồ:

Bộ máy kế toán của công ty

Ghi chú: : Mối quan hệ trực tuyến

: Mối quan hệ chức năng

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại xí nghiệp xây lắp số 2 (2) (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w