Nhiên liệu khí là các nhiên liệu được đốt cháy ở trạng thái khí trong không khí hay oxi tạo ra nhiệt sử dụng cho mục đích dân dụng hay công nghiệp. Đặc trưng chính của các nhiên liệu khí là không chứa các chất bẩn vô cơ, hàm lượng nhiên liệu cao, thuận tiện và hiệu quả trong sử dụng, nhưng hệ thống dẫn khí, bảo quản và tàng trữ lại đắt nhất trong tất cả các nhiên liệu. Các nhiên liệu khí quan trọng từ dầu mỏ và khí thiên nhiên là:
- Khí thiên nhiên (natural gas);
- Khí hóa lỏng - LPG (Liquified Petroleum Gas); - Khí từ nhà máy lọc dầu (refinery gas);
- Khí được sản xuất từ dầu (Oil gas from oil gasification Processes).
Hai khí quan trọng nhất là hiđro và axetilen được sử dụng rất rộng rãi để hàn, cắt kim loại, ... Các nhiên liệu khí còn lại được gọi tên là:
- Khí giàu, nếu nhiệt trị của nó lớn hơn 4000 kcal/Nm3; - Khí nghèo, nếu nhiệt trị của nó nhỏ hơn 1500 kcal/Nm3.
Các khí hiđrocacbon là những khí giàu, còn khí lò hay khí sản xuất là những khí nghèo.
Nhiệt trị không phải là thông số thỏa đáng trong phân loại công nghệ nhiên liệu khí. Nhiệt thoát ra từ một lò đốt dùng nhiên liệu khí phụ thuộc vào chỉ số Wobbe. Chỉ số này
được xác định như sau:
kcal/Nm3
trong đó C.V là nhiệt trị của khí hay hỗn hợp khí. Bảng 25. Phân loại nhiên liệu khí theo chỉ số Wobbe
Loại nhóm nhiên liệu khí Chỉ số Wobbe, kcal/Nm3
1 - 2 - 3 7650 ± 380 4 6790 ± 285 5 6400 ± 285 6 5870 ± 240 7 5350 ± 285 C.V Wobbe Index = √ Tỉ trọng khí
Chỉ số Wobbe có thứ nguyên cùng với thứ nguyên của nhiệt trị. Độ bắt cháy nhanh của khí phụ thuộc vào tốc độ truyền lửa của nó. Các khí giàu có chỉ số Wobbe > 8500 (ví dụ, khí thiên nhiên từ 9000 đến 13000, LPG từ 18000 đến 22000 kcal/Nm3).
Người ta có thể phân loại nhiên liệu khí dựa vào chỉ số Wobbe (bảng 25).
Thông thường các khí giàu thuộc về nhóm 1, 2; còn các khí nghèo thuộc về nhóm 5, 6, 7.
3.4.1.1 Khí thiên nhiên
Khí thiên nhiên thường là hỗn hợp của các hiđrocacbon parafin mà trong đó metan (CH4) là thành phần chủ yếu. Khí thiên nhiên tồn tại trong các mỏ khí trong lòng đất, đồng thời cũng tồn tại trong các mỏ dầu, gọi là khí đồng hành. Khí đồng hành sau khi lấy từ
giếng dầu lên, được xử lí loại bỏ hơi nước và bùn cát phân tán, sau đó được xử lí để thu hồi phần xăng và khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG). Khi khí thiên nhiên chứa rất ít phần condensat (< 5 mg/m3) có thể thu hồi được thì người ta gọi là khí thiên nhiên khô, còn khi khí thiên nhiên chứa phần condensat nhiều hơn (> 50 mg/m3), người ta gọi là khí thiên nhiên ướt. Phần condensat được thu hồi này chính là xăng tự nhiên và xăng này được sử
dụng để trộn với các nhiên liệu khác. Việc thu hồi condensat từ khí thiên nhiên được thực hiện bằng cách nén và làm lạnh, hay hấp phụ trên các vật liệu rắn xốp. Thành phần điển hình và tính chất của khí thiên nhiên được trình bày trong bảng 26.
Khí thiên nhiên ở một số mỏ chứa nhiều N2, CO2 và một lượng heli có khả năng thu hồi. Đôi khi H2S cũng có trong thành phần khí thiên nhiên, người ta có thể thu hồi lưu huỳnh dưới dạng nguyên tố. Khí thiên nhiên không có H2S được gọi là khí ngọt.
Khí thiên nhiên được dùng làm nhiên liệu để nấu nướng, sưởi ấm và đốt nóng công nghiệp. Khí thiên nhiên còn được dùng làm nguyên liệu đầu sản xuất phân bón, và là nguồn cung cấp cacbon và hiđro cho công nghiệp hóa học.
Bảng 26. Thành phần và tính chất của khí thiên nhiên Thành phần (% thể tích) Khí khô và ngọt Khí ướt và ngọt CH4 96,91 77,22 C2H6 1,33 11,18 C3H8 0,19 5,83 C4H10 0,05 2,34 C5H12 0,02 1,18 CO2 0,82 0,80 N2 0,68 1,39
Nhiệt trị thô, kcal/Nm3 (khô) 9000 11200
Sau khi đã được xử lí tại mỏ, khí thiên nhiên được đưa đến các căn hộ qua mạng lưới
ống dẫn (đường kính 0,5 ÷ 0,6 m) với áp suất từ 15 ÷ 30 kg/cm2.
Ở vùng khí hậu lạnh, khí thiên nhiên phải được loại nước (đehiđrat hóa) để tránh sự
tạo thành các tinh thể nước lẫn metan, etan, propan và iso-butan, các tinh thể này bền vững
ở nhiệt độ dưới 19°C.
3.4.1.2 Khí hóa lỏng (LPG)
LPG chủ yếu là hỗn hợp của propan và butan. LPG chủ yếu được sử dụng làm khí
đốt nấu ăn, đốt nóng công nghiệp trong các lò đốt. Các hiđrocacbon C3 và C4 dễ dàng bị
hóa lỏng ở nhiệt độ thường với áp suất nén không lớn lắm. Do đó propan và butan được hóa lỏng, lưu kho và vận chuyển trong các thiết bị hình trụ bằng kim loại nhẹ. Nói chung, LPG công nghiệp là hỗn hợp gồm khoảng 80% butan và 20% propan. LPG được sản xuất từ khí thiên nhiên ướt và từ khí nhà máy lọc dầu. Tính chất các cấu tử chính của LPG
được cho trong bảng 27.
Bảng 27. Tính chất của các cấu tử chính của LPG
Khí tinh khiết butan propan
Điểm sôi (°C) – 0,5 – 42
Áp suất hóa lỏngởnhiệtđộthường (at) 3 10
Nhiệt trị thô (kcal/Nm3) 30608 23670
Khí (không khí = 1) 2 1,52
Tỉ trọng
Lỏng 0,5844 0,5079
Giới hạn nổ trong không khí (%) 1,9÷8,5 2,2÷9,5
Lượng không khí cháy lý thuyết (Nm3/Nm3) 30,94 23,80
%S 0,02 0,02
Nhiệtđộbốc cháy (°C) 500 480
Nhiệtđộngọn lửa trong không khí (°C) 1925 1995
LPG có nhiệt trị cao, tỉ trọng cao, tỉ lệ cháy với không khí cao và tốc độ truyền lửa thấp. Vì LPG không mùi nên người ta thường thêm vào LPG các chất có mùi như
mecaptan hay H2S để phát hiện sự rò rỉ của vật chứa hay các đường ống dẫn.
LPG là nhiên liệu dân dụng rất phổ biến vì sử dụng tiện lợi và cho nhiều nhiệt, đồng thời LPG cũng là một nhiên liệu rất phổ biến cho đốt nóng công nghiệp mà những nhiên liệu khác khó có thể thay thế.
Propan và butan cũng còn được sử dụng để làm giàu các khí nghèo như “khí thành phố”. Butan được pha loãng bằng không khí tạo ra những nhiên liệu thích hợp cho tốc độ đốt nóng có thể điều khiển được. Ví dụ hỗn hợp gồm 20% butan và 80% không khí có nhiệt trị 6136 kcal/Nm3, và nằm ngoài giới hạn nổ của butan trong không khí. Trong thực tế, LPG được dùng rộng rãi làm nhiên liệu dân dụng đã được pha loãng bằng khí trơ như
nitơ hay không khí để giảm nhiệt trị của nó, và đảm bảo khống chế được tốc độ đốt nóng nhằm tránh các nguy hiểm có thể xảy ra khi nhiệt độ cháy quá cao.
Propan và butan còn được dùng để sản xuất nhiều sản phẩm hóa học khác như từ butan sản xuất axit axetic, butanđien, ... Vì LPG nặng hơn không khí nên LPG có xu hướng chìm xuống khi các vật chứa bị rò rỉ. Dưới dây là một sốđặc trưng của LPG công nghiệp.
LPG gồm 80% butan và 20% propan có nhiệt trị khoảng 29.275 kcal/Nm3, tỉ trọng là 1,9 (so với không khí là 1), lượng không khí cháy lý thuyết tương ứng là 29 Nm3/Nm3.
LPG gồm 70% propan và 30% butan (thường dùng cho mục đích dân dụng) có nhiệt trị khoảng 25.775 kcal/Nm3, tỉ trọng 1,65 (so với không khí là 1), lượng không khí cháy lý thuyết là 26 Nm3/Nm3.
3.4.1.3 Khí từ nhà máy lọc dầu
Khi chưng cất dầu thô và thực hiện các quá trình chế biến dầu ở nhà máy lọc dầu người ta thường thu được các khí:
- Parafin như metan, etan, propan, butan. - Olefin như etilen, propen, buten. - Các khí khác như hiđro sunfua, hiđro.
Thông thường các hiđrocacbon C3 và C4được tách ra khỏi khí nhà máy lọc dầu bằng cách hóa lỏng và bán trên thị trường dưới dạng các khí LPG. Từ hiđro sunfua người ta thu hồi lấy lưu huỳnh nguyên tố để sản xuất axit sunfuric. Hiđro và các hiđrocacbon cao hơn
được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất trong công nghiệp hóa dầu, còn các khí khác không thể thu hồi thì được đốt trong không khí để giảm ô nhiễm.
Tùy thuộc vào bản chất của dầu thô và phạm vi chế biến các sản phẩm dầu, thành phần các khí từ nhà máy lọc dầu có thể như sau: Propen + propan 40 ÷ 55% Buten + butan > 30% Etilen + etan 8 ÷ 12% Metan 8 ÷ 10% Hiđro 6 ÷ 8% Hiđro sunfua 6 ÷ 8%
Nhiệt trị, kcal/Nm3 (khô) 20,500
Tỉ trọng (so với không khí = 1) 1,35
Hiệu suất khí từ nhà máy lọc dầu dưới dạng LPG tùy thuộc vào các quá trình chế biến
ở nhà máy. Hiệu suất thu hồi LPG thông thường từ các quá trình chế biến được trình bày trong bảng 28.
Bảng 28
Hiệu suất thu hồi LPG từ các quá trình chế biến trong nhà máy lọc dầu
Quá trình chế biến Nguyên li(NLĐệ) u đầu Schản phủ yếẩu m Hiệu suất LPG, % trtheo NLĐọng luợng
Visbreakinh /cockinh Cặn, dầu nặng Cốc 5 ÷ 10
Refominh xúc tác Naphta nhẹ Aromat, xăng 5 ÷ 10
Ankyl hóa /polime hóa
Các khí C4H10 và
olefin Xăng 10 ÷ 15
Crackinh xúc tác Dầu gazoin Olefin Cdầu 2, C3 cho hóa 15 ÷ 20
3.4.1.4 Khí được sản xuất từ dầu - Khí dầu (Oil Gasification Processes - Oil gas)
Khí dầu được sản xuất bằng cách khí hóa các sản phẩm dầu. Khí dầu được sử dụng làm nhiên liệu khí hay được sử dụng làm khí tổng hợp dùng để sản xuất amoniac trong các nhà máy phân đạm. Nguyên liệu đầu dùng để khí hóa dầu là các phân đoạn nhẹ và trung bình hay các dầu nặng. Khí hóa dầu có thể là crackinh, crackinh với hơi nước hoặc oxi hóa không hoàn toàn dầu.
Khi môi trường khí hóa là oxi và hơi nước, thì quá trình khí hóa dầu được biểu diễn theo các phương trình phản ứng sau:
CxHy + x
2O2 → xCO + y
2H2
(phản ứng oxi hóa không hoàn toàn, phát nhiệt)
CxHy + xH2O → xCO + (x + y
2)H2
(phản ứng refominh với hơi nước, thu nhiệt)
CnH2n+2 + nH2O → nCO + (2n + 1)H2
(phản ứng crackinh với hơi nước, thu nhiệt)
Các quá trình khí hóa dầu được phân loại như sau:
- Quá trình vòng không xúc tác - quá trình Semet-Solvay;
- Quá trình vòng xúc tác - quá trình Segas và quá trình Onia-Gegi; - Quá trình refominh xúc tác với hơi nước liên tục;
- Quá trình đốt cháy không hoàn toàn - quá trình Koppers-Totzek, Shell và Texaw; - Quá trình hiđro hóa.
Trong số các quá trình trên, các quá trình Semet-Solvay, Segas, Onia-Gegi và refominh với hơi nước naphta là quan trọng.
a) Quá trình Semet-Solvay
Đây là quá trình quay vòng không xúc tác nhằm sản xuất nhiên liệu khí giàu từ các phân đoạn dầu nhẹ, nặng, ... Quá trình khí hóa dầu Semet-Solvay là quá trình refominh dầu với hơi nước ở nhiệt độ cao. Quá trình được thực hiện liên tục trong hai lò phản ứng đặt song song với nhau. Mỗi mẻ thực hiện trong 4 phút.
Thành phần và tính chất của khí dầu được sản xuất theo phương pháp này như sau:
CH4 40% CnHm 30%
H2 18% N2 6,5%
CO 35% CO2 2,5%
Nhiệt trị thô 10.000 kcal/Nm3 (khô)
Tỉ trọng so với không khí (= 1) 0,72
b) Quá trình Segas
Đây là quá trình quay vòng xúc tác, và có thể tái sinh. Thiết bị của quá trình này gồm 3 bộ phận chính:
- Buồng hóa hơi nguyên liệu đầu (hóa hơi dầu) và sản xuất hơi nước. - Buồng ở giữa chứa xúc tác (gồm MgO + 1% CaO) - buồng phản ứng. - Buồng cuối đốt nóng sơ bộ không khí - buồng thu hồi nhiệt.
Quá trình được vận hành như sau: hơi nước được đưa vào đáy buồng thứ nhất để
chuyển thành hơi nước quá nhiệt. Dầu nguyên liệu được phun vào buồng này từ phía trên. Hỗn hợp dầu và hơi nước quá nhiệt đi qua buồng xúc tác (buồng thứ hai), trong buồng này quá trình khí hóa xúc tác xảy ra. Khí nóng được dẫn vào buồng thứ 3 để đốt nóng sơ bộ
không khí dùng cho các quá trình khác. Cuối cùng khí dầu đi vào bộ phận rửa và ngưng tụ. Nhiệt độở buồng xúc tác được giữở 1000°C
Thời gian một vòng phản ứng khoảng 4 phút.
Thành phần và tính chất điển hình của khí dầu được sản xuất theo phương pháp này như sau:
CO2 5,8% CnHm 4,2%
O2 0,4% CO 8,3%
H2 50,3% CH4 16,2%
N2 4,8%
Nhiệt trị thô 4.700 kcal/Nm3 (khô)
c) Quá trình Onia-Gegi
Đây là quá trình vòng và xúc tác như quá trình Segas. Xúc tác được dùng ở đây là Ni/chất mang.
Nguyên liệu đầu cho quá trình này là các hiđrocacbon nhẹđến dầu nặng.
Khí dầu được sinh ra dưới tác dụng của xúc tác, nhiệt độ cao (800 ÷ 900°C) và hơi nước.
CnHm + nH2O → nCO + (
2 1
m + n) H2
Quá trình Onia-Gegi còn sinh ra cốc và một số sản phẩm phụ khác. Thiết bị của quá trình Onia-Gegi gồm các bộ phận sau:
- Bộ phận chứa xúc tác Ni;
- Bộ phận tái sinh bằng không khí nóng; - Bộ phận phát hơi nước.
Vận hành quá trình Onia-Gegi gồm hai bước:
- Bước đầu tiên đốt nóng vùng xúc tác lên tới 800 ÷ 900°C;
- Bước thứ hai là khí hóa dầu. Dầu được phun vào vùng xúc tác cùng với hơi nước. Tại
đây dầu được chuyển thành khí dầu. Khí dầu đi qua bộ phận thu hồi nhiệt và đi vào bộ
phận rửa để thu khí đem đi dùng. Sản phẩm khí này cũng còn được gọi là “khí thành phố”. Thành phần và tính chất điển hình của khí thành phố sinh ra từ khí hóa dầu nặng như sau: CO2 10,2% CnHm 5% CO 17,2% H2 43,8% CnH2n+2 13,5% O2 0,9% N2 9,4%
Nhiệt trị thô 4.316 kcal/Nm3
d) Quá trình refominh xúc tác với hơi nước naphta
Naphta sau khi được loại lưu huỳnh được khí hóa bằng hơi nước với sự có mặt của xúc tác niken.
Quá trình này được thực hiện trong các lò ống chứa xúc tác, được gọi là lò phản ứng khí hóa. Lò này có dạng 3 lớp ống thép không gỉ chứa đầy xúc tác. Chúng được đốt nóng trong một lò đốt ở 960°C. Khí thải của lò đốt được dùng để phát hơi nước quá nhiệt.
Hỗn hợp hơi naphta sau khi đã được loại hết lưu huỳnh, hiđro và hơi nước quá nhiệt đi vào ống phản ứng từ trên đỉnh ống. Phản ứng khí hóa xảy ra tại đây ở áp suất 28 at, nhiệt
Quá trình refominh với hơi nước naphta được thực hiện hầu hết để sản xuất khí nhiên liệu và một phần để sản xuất khí tổng hợp trong các nhà máy phân đạm. Sơ đồ quá trình refominh với hơi nước naphta để sản xuất khí dầu - khí thành phố của hãng ICI được minh họa trong hình 8.
Hình 8
Quá trình ICI sản xuất khí thành phố bằng refominh với hơi nước
Thành phần và tính chất của khí dầu được sản xuất theo phương pháp này như sau:
CH4 4,8% CO 41,8%
H2 51,7% CH4 0,3%
N2 1,4%
Nhiệt trị thô 2.870 kcal/Nm3 (khô)
Chương 4
PHÂN TÍCH NHIÊN LIỆU