Kiểm tra chi tiết

Một phần của tài liệu Kiểm toán chu trình bán hàng - athu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (Trang 27 - 30)

2.1 Xem sổ kế toán tổng hợp để tìm ra các giao dịch bất thường (đối ứng bất thường, nội dung bất thường…). Kiểm tra chứng từ và giải thích nội dung của các giao dịch này, chỉ ra những điểm bất hợp lý và ảnh hưởng của nó.

2.2 Đánh giá sự hợp lý của số dư các khoản phải thu:

- Kiểm tra danh mục chi tiết các tài khoản khách hàng, đảm bảo không có những điểm bất thường (số dư lớn bất thường, dư Có, phân loại không hợp lý để lẫn các nội dung khác như: phải thu nội bộ, phải thu nhân viên…)

- Kiểm tra đối với khách hàng có số dư Có. Thu thập các hợp đồng hoặc thỏa thuận bán hàng để kiểm tra tính hợp lý của các số dư này và đảm bảo rằng không có khoản nào đã đủ điều kiện ghi nhận doanh thu mà chưa được ghi nhận.

- Kiểm tra một số số dư có giá trị lớn… đối chiếu với các hợp đồng hoặc thỏa thuận bán hàng để xác định sự hợp lý của các số dư này.

- Kiểm tra việc tính toán và ghi nhận các khoản lãi chậm trả (nếu có), đối chiếu sang phần kiểm toán doanh thu hoạt động tài chính. - Đối chiếu số dư chi tiết với thông tin trên các Biên bản đối chiếu công nợ tại thời điểm khóa sổ (nếu có).

- Gửi các yêu cầu xác nhận về các khoản phải thu tới những người mua hàng thường xuyên hoặc các khách hàng có số dư vượt quá … (theo số tiền), có tuổi nợ vượt quá … (theo tuổi nợ). - Tóm tắt các kết quả xác nhận:

+ Tính tổng số các khoản phải thu đã được xác nhận và so sánh với tổng số các khoản phải thu.

+ Xem xét các khoản chênh lệch với sổ kế toán chi tiết và tìm lời giải thích.

việc thanh toán sau ngày khóa sổ hoặc việc ký nhận mua hàng trên Hóa đơn, Báo cáo xuất kho hàng bán của bộ phận bán hàng, Báo cáo hàng ra của bộ phận bảo vệ …

2.3 Kiểm tra chọn mẫu các đối tượng (phát sinh lớn, bất thường), kiểm tra các định khoản trên sổ kế toán để đảm bảo rằng các giao dịch được ghi nhận chính xác.

2.4 Kiểm tra việc chia cắt niên độ trong việc hạch toán các khoản phải thu.

Kiểm tra các giao dịch đến ngày… năm tiếp theo để đảm bảo không có giao dịch nào cần phải ghi nhận trong năm nay mà chưa được ghi nhận.

2.5 Đối với các khoản công nợ có gốc ngoại tệ

Kiểm tra sự hợp lý và nhất quán trong việc áp dụng tỷ giá khi hạch toán các khoản công nợ.

Kiểm tra việc đánh giá lại số dư các khoản công nợ có gốc ngoại tệ. Xác định chênh lệch tỷ giá phát sinh và chênh lệch tỷ giá đánh giá lại số dư.

2.6 Kiểm tra việc lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi

- Đánh giá cơ sở của các khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi được lập có phù hợp với quy định hiện hành không? Đảm bảo việc hạch toán chính xác đầy đủ các khoản dự phòng.

- Tìm kiếm các khoản công nợ đủ điều kiện lập dự phòng (số dư kéo dài, khách hàng mất khả năng thanh toán…) nhưng chưa ghi nhận. Trao đổi với khách hàng về biện pháp xử lý.

- Kiểm tra căn cứ để xóa nợ các khoản nợ đã xóa trong năm và đối chiếu với TK 004.

- Xem xét các sự kiện sau ngày khóa sổ kế toán để đánh giá mức độ ảnh hưởng của thông tin tới khả năng thanh toán của công nợ. Từ đó, có thể kết luận khả năng thu hồi của các khoản công nợ Lưu ý: Chỉ ra chênh lệch giữa số dư TK 139 theo kế toán thuế và kế toán tài chính (nếu có).

3. Kết luận

3.1 Đưa ra các bút toán điều chỉnh và những vấn đề được đề cập trong thư quản lý. Lập lại thuyết minh sau điều chỉnh.

3.2 Lập trang kết luận kiểm toán dựa trên kết quả công việc đã thực hiện.

3.3 Lập lại Thuyết minh chi tiết nếu có sự điều chỉnh của kiểm toán

2.2.4 Thực hiện kế hoạch kiểm toán

Trên cơ sở chương trình kiểm toán đã được thiết lập một cách khoa học, các KTV tiến hành kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền. Tùy vào đặc thù của từng khách hàng mà KTV sẽ triển khai chương trình kiểm toán cho phù hợp. Trong quá trình thực hiện, KTV kết hợp việc thực hiện kế hoạch với khả năng của mình để đưa ra những kết luận xác đáng về các khoản mục được kiểm toán.

Các công việc cụ thể của KTV trong giai đoạn bao gồm việc thực hiện các thủ tục phân tích và các thủ tục kiểm tra chi tiết đối với chu trình bán hàng - thu tiền.

2.2.5 Kết thúc kiểm toán

Hoàn thành giai đoạn thực hiện kiểm toán, các KTV thực hiện các bước công việc cuối cùng và đưa ra ý kiến kiểm toán. Giai đoạn này gồm các bước công việc:

 KTV soát xét lại hồ sơ kiểm toán trước khi rời Công ty khách hàng

 Tổng hợp toàn bộ công việc đã thực hiện

 Kiểm soát chất lượng kiểm toán qua ba cấp, lập bản dự thảo

 KTV gửi bản thảo đến khách hàng, họp thông báo kết quả kiểm toán

 Phát hành Báo cáo kiểm toán và Thư quản lý nếu khách hàng có yêu cầu.

AASC thiết kế bảng “Soát xét báo cáo trước khi phát hành” - nêu lên các thủ tục trợ giúp KTV tiến hành soát xét báo cáo – tương đối chi tiết. Qua đó có thể khẳng định AASC kiểm soát chất lượng kiểm toán khá chặt chẽ.

Một phần của tài liệu Kiểm toán chu trình bán hàng - athu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w