Khai thác và sử dụng Internet trong dạy học vật lí

Một phần của tài liệu KHai thác sử dụng internet trong dạy học (Trang 25)

1.3.1. Kết nối và truy cập Internet

1.3.1.1. Kết nối Internet

Kết nối Internet là hình thức đăng nhập vào mạng để sử dụng dịch vụ Internet. Tùy theo loại hình dịch vụ của nhà cung cấp dịch vụ Internet mà có nhiều hình thức kết nối khác nhau:

- Kết nối Dial – up: Kết nối này có tốc độ tối đa chỉ là 56kb/s nên thích hợp dùng trong gia đình mà không phù hợp đối với các trường học.

- Kết nối ADSL: Đây là hình thức kết nối Internet tốc độ cao (ít nhất là hàng trăm kb/s), tốc độ lớn hơn rất nhiều lần so với kết nối dial-up tùy theo gói dịch vụ của nhà cung cấp. Vì vậy, hình thức kết nối ADSL rất phù hợp đối với các trường học để có thể sử dụng vào trong các hoạt động dạy và học.

- Kết nối LAN: Đây là hình thức sử dụng Internet thông qua mạng LAN. Máy tính chỉ cần đăng nhập vào hệ thống là có thể sử dụng dịch vụ.

Ngoài cách thức kết nối Internet thông qua đường dây điện thoại, các máy tính còn có thể kết nối không dây (wireless) thông qua sóng vô tuyến. Kết nối không dây hiện đang phổ biến đối với các máy tính xách tay.

1.3.1.2. Truy cập Internet

Sau khi kết nối, người sử dụng có thể truy cập Internet. Hình thức truy cập phổ biến nhất là xem thông tin trên các trang Web, hay còn gọi là duyệt Web. Để duyệt Web, máy tính cần phải có trình duyệt Web (Web browser). Một trình duyệt Web được sử dụng khá phổ biến hiện nay là Internet Explorer. Sau khi khởi động Internet Explorer, ta nhập địa chỉ trang Web hay Website vào thanh địa chỉ Address của trình duyệt, nhấn nút Enter, hoặc click vào nút Go bên cạnh thanh địa chỉ. Thông tin từ trang Web sẽ được tải xuống máy tính và hiển thị trên cửa sổ của trình duyệt Web. Như vậy, để truy cập được một trang Web nào đó, bắt buộc chúng ta phải biết địa chỉ Internet của nó.

Ví dụ, với địa chỉ http://groups.physics.umn.edu/demo/, có thể truy cập vào trang Web cung cấp các tư liệu minh họa cho các bài giảng Vật lí của trường Đại học Minnesota, Hoa Kỳ (hình 1.1). Nhấp chuột vào các liên kết trên trang Web đang duyệt, trình duyệt Web sẽ tự động truy cập tới địa

chỉ trang Web đã được nhúng siêu liên kết. Như vậy, các thông tin liên quan sẽ được mở rộng ra rất nhiều thông qua các siêu liên kết trên Internet.

Hình 1.1. Trang Web cung cấp các tư liệu minh họa cho bài giảng vật lí, Đại học Minnesota

1.3.2. Khai thác Internet trong dạy học vật lí

Internet là một nguồn tư liệu thông tin vô cùng phong phú. Do đó, việc tìm kiếm và khai thác các thông tin này nhằm hỗ trợ cho hoạt động giảng dạy là rất cần thiết.

1.3.2.1. Tìm kiếm thông tin trên Internet

Để tìm kiếm thông tin trên Internet một cách nhanh chóng và hiệu quả, chúng ta sử dụng các công cụ tìm kiếm như công cụ Search của trình duyệt Web hoặc sử dụng bộ máy tìm kiếm (Search Engine) của các trang Web tìm kiếm. Khi thực hiện tìm kiếm một tư liệu trên Internet, bắt buộc

chúng ta phải sử dụng từ khóa (keyword) để nhập vào ô tìm kiếm của công cụ tìm kiếm. Ta cần chú ý các quy tắc chung khi thực hiện tìm kiếm.

Các nguyên tắc chung

- Phân biệt giữa từ và nhóm từ: Công cụ tìm kiếm luôn phân biệt rạch ròi giữa một từ và một nhóm từ. Nếu muốn tìm kiếm chính xác một nhóm từ, cần phải đặt nhóm từ đó vào trong ngoặc kép. Ví dụ, với từ khóa “từ trường” có dấu ngoặc kép, kết quả là những trang Web có chứa đầy đủ cụm từ “từ trường”. Nếu không có ngoặc kép, kết quả là những trang Web có thể chỉ chứa một từ, hoặc nhiều từ trong số các từ “từ” và “trường”.

- Sử dụng chữ hoa và chữ thường: Một số công cụ tìm kiếm không biệt chữ hoa và chữ thường, một số lại chú ý đến kiểu chữ. Nhập từ khóa là chữ thường thì kết quả sẽ đầy đủ hơn, gồm cả chữ hoa và chữ thường.

- Sử dụng các toán tử: Công cụ tìm kiếm có thể loại bỏ những từ khóa thông dụng khỏi kết quả tìm kiếm. Do đó, để tìm kiếm chính xác, có thể sử dụng các toán tử. Ví dụ, sử dụng toán tử AND (+) giữa các từ để xác định tất cả các từ đó phải hiện diện trong kết quả, đặt toán tử OR giữa các từ để xác định một trong các từ đó phải hiện diện trong kết quả, đặt toán tử NOT (-) trước một từ thì từ đó bị loại khỏi kết quả tìm kiếm, còn toán tử * dùng để thay thế cho nhiều kí tự cần tìm,…

- Sử dụng các trường (field): Các trường thật ra là các từ khóa đặc biệt cho phép thực hiện tìm kiếm nâng cao. Ví dụ:

Trƣờng Cú pháp Chức năng

applet applet:bfield Tìm các trang Web chứa Java applet có tên gọi bfield

image image:magnet.jpg Tìm các trang có chứa ảnh với tên magnet.jpg

title title:“physics applets” Tìm các trang có chứa cụm từ “physics applets” trong tiêu đề của nó.

Ngoài các trường trên, còn có một số trường khác như: anchor, domain, host, link, url,…

- Sử dụng dấu ngoặc đơn: Các dấu ngoặc đơn được sử dụng để nhóm các từ, cụm từ tìm kiếm thành các mẫu truy vấn phức tạp. Ví dụ, từ khóa physics AND (animations OR applets) sẽ cho phép tìm những trang Web có từ physics animations hoặc physics applets. [19], [35]

Sử dụng các công cụ tìm kiếm

Ta có thể sử dụng công cụ Search của Internet Explorer. Cách tìm kiếm này chủ yếu sử dụng kết quả của một dịch vụ tìm kiếm đã được chỉ định trước. Tuy nhiên, cách tìm kiếm phổ biến nhất là vào trực tiếp các trang Web chuyên về tìm kiếm trên mạng Internet. Một trang tìm kiếm phổ biến nhất và có phạm vi rộng lớn nhất hiện nay chính là Google, có địa chỉ http://www.google.com (hoặc http://www.google.com.vn). Chỉ cần nhập từ khóa vào hộp tìm kiếm rồi click nút Google Search (hoặc Tìm với Google), kết quả tìm kiếm sẽ được trả về.

Nếu muốn tìm kiếm theo chủ đề thì Yahoo! là một trong những trang đầy đủ nhất, có địa chỉ là http://www.yahoo.com hay http://vn.yahoo.com (Yahoo! Việt Nam). Ngoài ra, một số trang Web tìm kiếm khá nổi tiếng khác như Alta Vista http://www.altavista.com, Lycos http://www.lycos.com, MSN của Microsoft http://www.msn.com,...

Đối với lĩnh vực vật lí, trang Intute: Science, Engineering & Technology http://www.intute.ac.uk/sciences/physics/ có thể nói là một thư mục cung cấp đầy đủ nhất về các chủ đề liên quan đến vật lí học. [40]

Trong dạy học vật lí, sử dụng các công cụ tìm kiếm, có thể tìm được rất nhiều các tư liệu phục vụ cho hoạt động dạy học, đặc biệt là các tư liệu đa phương tiện.

Các trang Web ở Việt Nam, các tư liệu dạy học thường rất nghèo nàn, nếu có thì đa số là sưu tầm từ các trang Web nước ngoài. Vì vậy, khi tìm kiếm các tư liệu này, từ khóa sử dụng nên là tiếng Anh thì kết quả tìm kiếm sẽ đầy đủ hơn. Ví dụ, ta sử dụng từ khóa “magnet” thay vì sử dụng từ khóa tiếng Việt là “nam châm”.

Tìm kiếm hình ảnh

Để tìm kiếm hình ảnh, ta có thể sử dụng trang chuyên tìm kiếm hình ảnh của Google http://images.google.com.vn, trang tìm hình ảnh của Yahoo! http://images.search.yahoo.com/ hoặc trang chia sẻ hình ảnh Flickr http://www.flickr.com,...

Tìm kiếm video

Các video dùng cho dạy học vật lí có thể tìm thấy rất nhiều ở các địa chỉ sau: http://video.search.yahoo.com (trang tìm kiếm video của Yahoo!), http://youtube.com (trang chia sẻ video Youtube), …

Tìm kiếm các mô phỏng tƣơng tác nhƣ Flash animations hay Java applets dạy học vật lí

Để tìm kiếm chính xác các tư liệu Flash và Java applet dùng cho dạy học vật lí, ta có thể sử dụng các từ khóa như: physics flash animations, physics applets,… Ví dụ, hình 1.2 là kết quả tìm kiếm của Google đối với các trang Web có chứa tư liệu Flash dùng cho dạy học vật lí.

Các từ khóa như physics multimedia, physics simulations hay physics lecture demonstrations,… cũng cho phép tìm được rất nhiều các trang Web chứa các tư liệu đa phương tiện dùng trong dạy học vật lí.

Các tư liệu dạy học thường được cung cấp bởi các giáo viên, các trường học, các cơ quan nghiên cứu. Chúng cũng được sắp xếp theo nội dung với các chủ đề như cơ, nhiệt, điện, quang,… nên rất tiện lợi trong việc tra cứu. Do đó, ta nên tìm kiếm bao quát trước, sau đó sẽ tùy chọn vào chủ

đề mong muốn để thu hẹp kết quả tìm kiếm. Sau khi tìm được các tư liệu ưng ý, việc lưu lại các địa chỉ Internet của chúng là rất cần thiết.

Hình 1.2. Kết quả tìm kiếm các trang Web chứa Flash dạy học vật lí

▪ Lƣu lại các địa chỉ Internet

Cách đơn giản nhất để lưu các địa chỉ là copy từ thanh Address của trình duyệt Web hoặc từ các kết quả tìm kiếm của công cụ tìm kiếm, sau đó dán vào các trình soạn thảo văn bản như MS Word, MS Frontpage, Notepad,… Ngoài ra, công cụ Favorites của Internet Explorer cho phép tạo một hệ thống các thư mục để lưu các địa chỉ Internet.

Một số nguồn tƣ liệu dạy học vật lí trên Internet

Nguồn hình ảnh và video dạy học vật lí

- Teaching Electromagnetism Using Advanced Technologies http://web.mit.edu/jbelcher/www/anim.html

http://www.wfu.edu/physics/demolabs/demos/index.html - The University of Minnesota Physics Lecture Demonstrations

http://groups.physics.umn.edu/demo - Animations for Physics and Astronomy

http://rt210.sl.psu.edu/phys_anim/Phys_anim.htm - VIDEO LECTURE DEMONSTRATIONS

http://www.physics.montana.edu/demonstrations/video/ categories.html

- Physics Lecture Demonstration Catalog

http://physics.ucsc.edu/lecturedemonstrations/index.html - Computer Animations of Physics Processes

http://physics-animations.com/

Nguồn Flash animations dạy học vật lí

- Albemarle High School's Physics Teacher's Resource Pages http://www.mrwaynesclass.com/teacher/index.html

- Flash Animations for Physics

http://www.upscale.utoronto.ca/GeneralInterest/Harrison/Flash/ - Interactive Physics Simulations

http://phet.colorado.edu/web-pages/simulations-base.html - HSC Physics resources for high school students and teachers

http://www.phys.unsw.edu.au/hsc/index.html

- Windows to the Universe at University Corporation for Atmospheric Research (UCAR) Images & Multimedia

http://www.windows.ucar.edu/tour/link=/multimedia_gallery/ multimedia_gallery.html

http://galileoandeinstein.physics.virginia.edu/more_stuff/flashlet/ home.htm

- Example Flash Animations for Physics http://www.cs.sbcc.cc.ca.us/~physics/flash/ ▪ Nguồn Java applets dạy học vật lí

- Interactive Java Tutorials (Electicity & Magnetism Introdution) http://micro.magnet.fsu.edu/electromag/java/index.html

- Java Applets on Physics

http://www.walter-fendt.de/ph14e/index.html - Physlets

http://webphysics.davidson.edu/Applets/Applets.htm - Multimedia Physik

http://www.physiker.com/

- Simulations for High School Physics (Learn Physics using Java) www.ngsir.netfirms.com/englishVersion.htm

- Physlets in the Classroom

http://physics.bu.edu/~duffy/classroom.html - Interactive Physics Illustrations

http://physics.gac.edu/~chuck/PRENHALL/outline.html

1.3.2.2. Download tƣ liệu dạy học từ Internet

Download là truyền tải dữ liệu hoặc sao chép dữ liệu từ Internet xuống máy vi tính người sử dụng. Mỗi tư liệu trên Internet được lưu trên máy chủ với một địa chỉ xác định. Do tính chất cập nhật thông tin thường xuyên nên nội dung các tư liệu cũng như các địa chỉ Internet có thể bị thay đổi hoặc bị xóa khỏi máy chủ. Vì vậy, sau khi tìm kiếm, ngoài cách thức lưu lại các địa chỉ Internet để truy cập lại khi cần thiết, người sử dụng có thể download các tư liệu có giá trị về máy tính cá nhân để lưu giữ. Các tư

liệu sau khi download có thể sử dụng lại mà không cần phải kết nối Internet (sử dụng offline) và cũng không phải mất thời gian để tìm kiếm lại tư liệu trên Internet nếu nó bị thay đổi địa chỉ.

Đối với giáo viên, việc download các tài nguyên dạy học để phục vụ cho bài giảng là rất cần thiết. Các tài nguyên dạy học có thể là các trang Web dạy học, các phần mềm dạy học hay các tư liệu dạy học đa phương tiện như hình ảnh, phim video, các mô phỏng tương tác,…

Cách lƣu lại một trang Web hay Web site

Để lưu lại một trang Web đang duyệt, vào menu File, chọn Save As… Có thể lưu trang Web với các định dạng *.html, *.htm hoặc định dạng nén *.mht. Ngoài ra, công cụ Favorites của Internet Explorer cũng có thể lưu lại trang Web để xem offline.

Nếu muốn download toàn bộ một Web site về máy tính cá nhân, ta có thể dùng các phần mềm chuyên dụng như: Metaproducts Offline Explorer, Teleport Pro hay Web Copier Pro.

Download các tƣ liệu dạy học đa phƣơng tiện

Để download tư liệu từ Internet, chỉ cần click chuột vào liên kết cho phép download, chọn Save It trong hộp thoại hiện ra.

Muốn lưu hình ảnh khi duyệt Web, chỉ cần click phải chuột lên hình ảnh cần lưu, chọn Save Picture As… Đối với phim video hay Flash dạy học, ta có thể dùng các phần mềm chuyên dụng để download. Ví dụ, các phần mềm tăng tốc download gồm có Internet Download Manager, Orbit downloader, FlashGet; phần mềm bắt hình và phim PICgrabber Movie and Picture Grabber; phần mềm lấy Flash như Save Flash, Flash Catcher,…

1.3.2.3. Biên tập các tƣ liệu dạy học đã download

Trên Internet, các tư liệu dạy học được cung cấp bởi nhiều nguồn khác nhau (cá nhân tự làm, các công ty phần mềm giáo dục, các trường,

viện,…) nên chất lượng cũng rất khác nhau. Thông thường, để tăng tốc độ duyệt Web, các nhà cung cấp làm giảm tối đa dung lượng các tư liệu nên chất lượng cũng bị giảm sút theo. Mặt khác, ngôn ngữ và các kí hiệu trong các tư liệu dạy học thường là tiếng Anh. Đó là một rào cản rất lớn đối với GV lẫn HS Việt Nam. Nếu trực tiếp sử dụng tư liệu bằng tiếng Anh trong dạy học có thể làm nản lòng, giảm niềm đam mê hứng thú của nhiều HS do những khó khăn về ngoại ngữ. Do đó, việc biên tập lại các tư liệu dạy học sao cho phù hợp đối tượng HS phổ thông và điều kiện thực tế ở Việt Nam là hoàn toàn cần thiết.

Các bước biên tập các tư liệu dạy học: ▪ Bƣớc 1: Lựa chọn tƣ liệu

Các tư liệu đa phương tiện dạy học vật lí phải thỏa mãn các tiêu chuẩn như: phù hợp, gần gũi với nội dung chương trình, SGK hiện hành; chất lượng không quá kém, hình ảnh và video khi chiếu bằng Projector trong lớp học thì tất cả các HS có thể quan sát rõ.

Bƣớc 2: Thực hiện biên tập, chỉnh sửa tƣ liệu (nếu cần)

Việc chỉnh sửa các tư liệu nhằm nâng cao chất lượng của tư liệu. Công việc biên tập, chỉnh sửa tư liệu gồm có:

- Việt hóa các hình ảnh, Flash animations hay Java applets dạy học. Nghĩa là, ngôn ngữ hiển thị trên các tư liệu dạy học phải là tiếng Việt. Chuyên nghiệp hơn, chúng ta có thể tham khảo ý tưởng của các tư liệu nước ngoài để tạo lại tư liệu dạy học của chính người Việt.

- Cắt, ghép, thêm phụ đề, chú thích cho các đoạn phim video thí nghiệm, video minh họa.

- Chuyển đổi định dạng các tư liệu sang các định dạng phổ biến (gif, jpg, mpeg, wmv,…).

Công cụ thực hiện biên tập, chỉnh sửa tư liệu là các phần mềm chuyên dụng như: Photoshop, Acdsee, Paint (xử lí hình ảnh); Adobe Premiere, Blaze Media Pro, Camtasia Studio (biên tập, chỉnh sửa video); Total Video Converter (chuyển đổi các định dạng file audio/video); Sothink SWF Decompiler, Macromedia Flash (biên dịch file Flash .swf, lập trình Flash); DJ Java Decompiler, JDK, Jbuilder (biên dịch các gói Java applets .class, hỗ trợ lập trình Java); …

Bƣớc 3: Sắp xếp tƣ liệu vào các thƣ mục hợp lí

Việc sắp xếp các tư liệu dạy học vào các thư mục hợp lí sẽ tạo điều kiện dễ dàng cho việc tra cứu và sử dụng sau này. Có thể phân loại, sắp xếp các tư liệu dạy học theo định dạng tài liệu hoặc theo các chủ đề nội dung kiến thức của chương trình, SGK. Chẳng hạn, nếu sắp xếp theo định dạng tư liệu, ta có thể chia ra các thư mục Images (chứa hình ảnh), Videos (chứa phim video), Applets (chứa các Java appets), FlashAnimations (chứa hoạt hình Flash),… Nếu sắp xếp theo chủ đề nội dung kiến thức, ta có thể chia ra các thư mục CoHoc (các tư liệu về cơ học), NhietHoc (nhiệt học), DienTu (điện từ), QuangHoc (quang học), VLHN (vật lí hạt nhân),… Có thể phân tiếp các thư mục con trong các thư mục này.

Một phần của tài liệu KHai thác sử dụng internet trong dạy học (Trang 25)