1. Hạn chế sử dụng các nguồn tài nguyên không tái tạo 2. Sử dụng tài nguyên tái tạo dưới ngưỡng tự tái tạo
3. Sử dụng và quản lý các chất độc hại và chất thải theo hướng thân môi trường
4. Bảo tồn sinh vật hoang dại, các sinh cảnh và cảnh quan 5. Duy trì và cải thiện chất lượng tài nguyên đất và nước
6. Duy trì và cải thiện chất lượng các tài nguyên văn hoá và lịch sử 7. Duy trì và cải thiện chất lượng môi trường địa phương
8. Bảo vệ khí quyển (ví dụ biến đổi khí hậu)
9. Nâng cao nhận thức, giáo dục và đào tạo môi trường
10.Tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào việc quyết định liên quan đến phát triển bền vững
Hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, khắc phục suy thoái, cải thiện chất lượng môi trường. Giải quyết tình trạng suy thoái môi trường ở các khu công nghiệp, khu dân cư đông đúc ở các thành phố lớn và một số vùng nông thôn
Nâng cao khả năng phòng tránh và hạn chế tác động xấu của thiên tai, của biến động khí hậu bất lợi đối với môi trường; ứng cứu và khắc phục có hiệu quả sự cố môi trường do thiên tai gây ra.
Khai thác và sử dụng hợp lý các tài nguyên thiên nhiên, bảo đảm cân bằng sinh thái ở mức cao, bảo tồn thiên nhiên và giữ gìn đa dạng sinh học.
Thực hiện và đáp ứng các yêu cầu về môi trường trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Coi con người là trung tâm của PTBV
Tăng trưởng nhanh về kinh tế. Phát triển kinh tế dựa trên nguyên tắc hài hoà xã hội, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
Bảo vệ môi trường phải được coi là yếu tố không thể tách rời của quá trình phát triển
Đảm bảo bình đẳng giữa các thế hệ trong phát triển.
Phải nâng cao nhận thức năng lực, tạo cơ hội cho một người phát huy hết tài năng, tham gia vào quá trình phát triển và thụ hưởng thành quả phát triển.
Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong sự nghiệp phát triển đất nước
“