Mặt trời là một Ngôi sao bình thường có khối lượng và kích thước thuộc loại trung bình so với các Ngôi sao khác trong dãy ngân hà, nó nằm ở rìa phía trong của nhánh Orion của ngân hà. Nó đặc biệt đối với con người là vì nó ở gần chúng ta nhất, chiếu sáng cho toàn Vũ trụ và mang lại sự sống cho toàn nhân loại. Nó là trung tâm của hệ Mặt trời, Trái đất và các thành viên khác (hành tinh, tiểu hành tinh, thiên thạch, sao chổi và bụi) đều quay quanh nó.
Mặt trời là một quả cầu hoàn toàn là khí: Khoảng 75% (của mỗi kg khí) là Hydro, 23% là khí Heli, 2% còn lại là các khí nặng khác, có đường kính 1,390.106 Km (lớn hơn 110 lần đường kính của Trái đất), cách Trái đất 150.106 Km (khoảng cách này chính bằng một đơn vị thiên văn, phải mất 8 phút để ánh sáng từ Mặt trời đến được Trái đất), khối lượng của nó khoảng 2.1030 Kg.
32
Hình 2. 6: Khối khí Mặt trời
Nhiệt độ và mật độ của Mặt trời giảm dần khi đi từ trong lõi ra phía ngoài nên Mặt trời có cấu trúc rất phức tạp vì vậy để nghiên cứu và tìm hiểu rõ về cấu trúc của Mặt trời người ta chia Mặt trời thành các lớp khác nhau, mỗi lớp có tính chất và kiểu hoạt động riêng. Mặt trời gồm hai phần: Phần bên trong và phần bên ngoài.
33
• Phần bên trong lại được chia thành các lớp như sau: Lõi (tâm Mặt trời), vùng truyền bức xạ năng lượng và vùng truyền đối lưu của Mặt trời.